Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 83)

3.2.1. Giải pháp về chính trị

Để quan hệ Việt- Hàn phát triển bền vững, trong thời gian tiếp theo chính phủ hai nước cần giữ vững sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, mặt khác phải kiên trì đường lối đổi mới

toàn diện nền kinh tế, hoàn thiện cơ chế thị trường, hình thành cấu trúc thể chế kinh tế mới, đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.

Ổn định chính trị là điều kiện cơ bản để ổn định các chính sách kinh tế và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế của từng quốc gia. Ổn định chính trị còn là nền tảng cho sự tăng trưởng

kinh tế và nâng cao đời sống xã hội. Tình hình chính trị trong nước có ổn định, hai bên mới yên tâm làm ăn, kinh doanh, hợp tác trên cơ sở cùng có lợi.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định,an ninh tốt, ít biến động... Đây là một lợi thế trong hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là thiết lập quan hệ kinh tế đối ngoại và thu hút vốn đầu tư từ phái Hàn Quốc. Tuy nhiên, không vì thế mà Việt Nam chủ quan. Để giữ vững và tăng cường sự ổn định chính trị, Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng. Yếu tố quyết định sự thành công, là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, bảo vệ chủ quyền quốc gia, từng bước đi lên Chủ nghĩa Xã hội.

Bên cạnh sự ổn định là chính sách ngoại giao mềm dẻo, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, đa phương hoá và đa dạng hoá trong quan hệ, với khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển”. Chính việc mở rộng quan hệ ngoại giao là tiền đề cho việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương, đặc biệt là quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.

Việt Nam cần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, như vậy Việt Nam mới từng bước rút ngắn khoảng cách với Hàn Quốc, trở thành một đối tác kinh tế quan trọng của Hàn Quốc, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt - Hàn ngày càng sâu sắc và bền chặt hơn.

3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao quan hệ thương mại Việt - Hàn

3.2.2.1. Giải pháp đối với những mặt hàng nông sản và hàng công nghiệp

+ Đối với hàng nông sản

Hàng nông sản của việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là: hải sản, rau củ quả, cà phê, hồ tiêu....Hiện nay Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 12 tỷ USD/ năm các mặt hàng thực phẩm. Với mức thu nhập bình quân đầu người đã vược quá 10.000 USD/ năm, [41, 169] người dân Hàn Quốc ngày càng có nhu cầu lớn về các loại thực phẩm có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hương vị và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là thị trường nhiều tiềm năng, nhưng hàng năm Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được một lượng nhỏ các mặt hàng này vào thị trường Hàn Quốc, vì cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng sơ chế như: cao su, cà phê, thủy sản, rau củ quả... có giá trị chưa cao. Việt

Nam phải chú ý nâng cao chất lượng, thông qua chế biến để làm rõ đặc trưng hương vị thực phẩm và chất ẩm thực của Việt Nam.

Bảng 3.2 : Một số hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong giai đoạn 2007-2010

Đơn vị: 1000 USD Mặt hàng 2007 2008 2009 2010 Cao su 66.700 63.187 40.831 97.800 Hàng rau quả 10.439 19.447 8.440 11.478 Hải sản 274.969 301.832 312.844 388.650 Hạt tiêu 4.034 5.912 5.328 8.356 Cà phê 45.674 82.915 46.400 51.491

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam: ( http://www.gso.gov.vn)

+ Mặt hàng thủy sản

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về thủy sản. Hàng năm Việt Nam khai thác 1,2-1,4 triệu tấn hải sản. Qua thống kê, biển Việt Nam có trên 2100 loài cá, trong đó có trên 130 loài cá có giá trị kinh tế: 75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc và các loài thực vật biển khác.[53, 344] Ngoài điều kiện tự nhiên biển, Việt Nam còn có tiềm năng lớn để thực hiện nuôi trồng thủy sản.

Bảng 3.3 : Tiềm năng thủy sản nước mặn của Việt Nam

Đơn vị: Tấn

Vùng biển Khả năng khai thác cho phép

Vịnh bắc Bộ 270.000

Trung Bộ 370.000

Đông Nam Bộ 710.000

Tây Nam Bộ 200.000

Giữa Biển Đông 250.000

Tổng 1.800.000

Nguồn:[ 53, 344]

Tuy là một quốc gia có tiềm năng xuất khẩu thủy sản lớn, đứng thứ 7 thế giới trong các nước xuất khẩu thủy sản lớn của thế giới, hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang 127 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng 80% giá trị xuất khẩu sang 4 thị trường chủ lực: Nhật Bản, Hoa kỳ, EU, Trung Quốc và Hồng Kong [53, 348]. Trong khi đó Hàn Quốc là một trong

những quốc giá có có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, (xem bảng 3.4: Các nước nhập khẩu thủy sản chính trên thế giới), giá trị hải sản của Việt Nam trên thị trường này vào năm 2003 chỉ chiếm 5,6%, 4 nước đứng trên Việt Nam là Trung Quốc năm 2003 chiếm 47%, Nga 13%, Mỹ 10%, Nhật 8% [41, 169] Giai đoạn 2007-2010, hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng nhanh, tuy nhiên năm 2009 theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, giá trị xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 8,4 triệu tấn thấp hơn 33,2 lần so với năm 2007 (xem bảng 3.2, tr 90)

Để đẩy mạnh hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự nâng cao trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn đối với thủy sản xuất khẩu ở tất cả các khâu: nguyên liệu đầu vào, chế biến, bảo quản, đóng gói, bao bì... Nhà nước Việt Nam phải xây dựng cơ quan giám định chất lượng, vệ sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

an toàn ở tất cả các vùng xuất khẩu trọng điểm và có biện pháp chế tài mạnh đối với các doanh ngiệp xuất khẩu thủy sản không đạt chất lượng vào thị trường Hàn Quốc. Việc làm này chính là để bảo vệ thị trường xuất khẩu và uy tín của ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, phải đa dạng hóa sản phẩm thủy sản. Chú ý nâng cao giá trị gia tăng đối với sản phẩm thủy sản. Việc làm này nhằm hạn chế được các vụ kiện bán phá giá nhằm vào hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động đối ngoại với Hàn Quốc nhiều hơn, để giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường và bảo vệ thị trường của mình tại Hàn Quốc.

Bảng 3.4: Các nước nhập khẩu thủy sản chính trên thế giới

Đơn vị: 1000 USD

Tên nước Năm 2001 Kim ngNăm 2002 ạch nhập khẩu Năm 2003 Nhật Bản 13.453.375 13.646.071 12.395.943

Hoa Kỳ 10.289.325 10.065.328 11.655.429

Tây Ban Nha 3.715.332 3.852.942 4.904.151

Pháp 3.055.859 3.206.511 3.771.152

Ý 2.716.373 2.906.007 3.558.950

Anh 2.236.944 2.327.559 2.507.661 Trung Quốc 1.787.242 2.197.739 2.388.590 Đan Mạch 1.733.545 1.805.598 2.084.573 Hàn Quốc 1.626.906 1.861.093 1.934.998 Nguồn:[53, 339] + Mặt hàng cao su

Cao su là mặt hàng xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam, đứng thứ 3 sau gạo và cà phê. Việt Nam đã được xuất khẩu cao su qua 40 nước trên thế giới và khu vực. ( xem bảng 3.5 )

Bảng 3.5: Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam 2006

Nước Số lượng( tấn) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD ) Trung Quốc 469.975 851,379 Hàn Quốc 32.324 50,768 Đức 30.066 58,606 Đài Loan 22.429 44,580 Nga 20.475 41,858 Hoa Kỳ 17.360 27,875 Các nước khác 115.371 197,934 Tổng cộng 708.000 1273,000 Nguồn: [53, 359]

Hàn Quốc nhập khẩu mỗi năm khoảng 900 triệu USD cao su và sản phẩm cao su. Nhưng Việt Nam mới chỉ xuất khẩu chủ yếu dạng mủ cao su tự nhiên nên giá trị thấp. Năm

2009 xuất khẩu mủ cao su tự nhiên của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 9 triệu USD, chiếm khoảng 5-6% trị giá nhập khẩu mặt hàng này của Hàn Quốc [41,170]. Trong giai đoạn 2007-2010, giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng nhanh, tuy nhiên giá trị xuất khẩu giữa các năm không đều nhau. Năm 2007 là 66,7 triệu USD, năm 2008 là 63,18 triệu USD, năm 2009 là 40,83 triệu USD thấp hơn 1,6 lần so với năm 2007, năm 2010 tăng mạnh, đạt 97,8 triệu USD. (xem bảng 3.2, tr 102,103) Việt Nam muốn đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu mặt hàng cao su vào Hàn Quốc phải nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ hiện đang chiếm tỷ phần lớn về mặt hàng mủ cao su tự nhiên trên thị trường này là

Thái Lan chiếm 51%, Indonexia 23%, Malaixia 19% tổng lượng mủ cao su tự nhiên. [41, 170]

+ Mặt hàng rau củ quả

Trong giai đoạn (2000-2010), sản lượng sản xuất nông nghiệp nói chung và rau quả nói riêng của Hàn Quốc liên tục giảm vì ngày càng thiếu lao động làm nông nghiệp và chi phí trồng trọt tăng lên. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông sản nói chung và rau hoa quả nói riêng vì thế cũng tăng lên nhanh chóng.[78]

Năm 2008, Hàn Quốc đã nhập khẩu trên 300 triệu USD các loại Rau, Củ, và trên 270 triệu USD các loại Quả tươi. Năm 2009 nhập khẩu khoảng 550 triệu USD các loại rau, củ và quả tươi.[78]

Nhu cầu đối với các sản phẩm rau, hoa quả của Hàn Quốc rất lớn, nhưng việc cung cấp các sản phẩm rau quả của Việt Nam cho thị trường 50 triệu dân này (tính đến tháng 1/2010) chưa cao. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thồng kê Việt Nam cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong năm năm 2007 đạt 10,4 triệu USD, 2008 đạt 19,44 triệu USD, năm 2009 đạt 8,44 triệu USD, năm 2010 đạt 11,47 triệu USD. Giá trị xuất khẩu tăng, tuy nhiên chưa tăng chưa đồng đều giữa các năm.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến việc đưa các sản phẩm rau quả của Việt Nam thâm nhập thị trường Hàn Quốc còn thấp là do quy định nhập khẩu rau, củ, quả vào thị trường này : Tất cả các loại rau, củ và hoa quả tươi nhập khẩu vào Hàn Quốc phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Hàn Quốc. Với các loại rau, quả chế biến, Bộ chứng từ nhập khẩu còn được yêu cầu phải có Giấy chứng nhận xuất khẩu của nhà máy sản xuất chế biến đã được phía Hàn Quốc chấp thuận từ trước về dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị chế biến, kho lưu giữ bảo quản... [78]

Trong tương lai, để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, các nhà doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ theo những quy định từ phía Hàn Quốc, mặt khác cần đầy mạnh quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh được với các mặt hàng rau, củ quả đến từ các nước khác vào thị trường này.

+ Mặt hàng cà phê

Hàn Quốc được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường này chưa cao: năm 2007 đạt 45,67 triệu USD, năm 2008 đạt 82,91 triệu USD,

xuất khẩu cà phê năm 2010 so với 23,17 triệu USD năm 2003, chỉ tăng gấp 2,2 lần. Như

vậy, tốc độ xuất khẩu cà phê vào thị trường này còn chậm.

Người tiêu dùng Hàn Quốc, với lối sống nhanh, cần sự tiện dụng do đó những sản phẩm cà phê uống liền đóng gói bao bì thường được ưa chuộng hơn cả. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần phải hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng Hàn Quốc hơn nữa. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung hơn vào việc phân đoạn thị trường các sản phẩm cà phê uống liền, đa dạng hóa sản phẩm, tăng thêm hương vị mới, mỗi nhà cung cấp cần có sản phẩm đặc trưng của mình, đây là điểm mấu chốt để kinh doanh thành công tại thị trường cà phê Hàn Quốc.

Về kênh phân phối, cà phê ở Hàn Quốc chủ yếu được tiêu thụ thông qua các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị. Để việc xuất khẩu được hiệu quả và lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia các hội chợ thường niên được tổ chức tại Hàn Quốc, qua đó hợp tác với các nhà nhập khẩu đầu mối và các đại lý phân phối lớn để đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường này.

- Đối với hàng công nghiệp

+ Hàng dệt may, da giày

Hàng dệt may, giầy dép là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc cho đến giữa những năm 1980. Nhưng sau đó do chi phí tiền lương trong công nghiệp dệt may, giầy dép tăng lên, lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc về các mặt hàng này giảm dần so với các nước đi sau như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các nước đang phát triển khác, vì vậy Hàn Quốc đã chuyển hướng sang phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao với kỹ thuật công nghệ cao hơn. Tình hình đó tạo ra một thị trường có triển vọng hơn với hàng dệt may, giầy dép Việt Nam. [41, 171]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2003, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc có kim ngạch là 67,42 triệu USD lớn thứ hai sau hàng thủy sản, chiếm 13,7 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc. Từ năm 2003 – 2010 xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc luôn tăng nhanh; năm 2007 đạt 82,55 triệu USD, năm 2008 đạt 139,337 triệu USD, năm 2010 đạt 431,634 triệu USD tăng 6.4 lần so vớ năm 2003 (xem bảng 3.6, tr 122). Do vậy đẩy mặt xuất khẩu mặt hàng này là triển vọng lớn, chỉ cần các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến thị trường Hàn Quốc và chú ý đáp ứng với tính đa dạng về nhu cầu hàng dệt may mặc của thị trường này.

Năm 2003, hàng giầy dép có kim nghạch xuất khẩu sang Hàn Quốc là 20,47 triệu USD, đứng thứ 6 trong hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc [41, 172] . Năm 2010 hàng giầy dép có kim ngạch đạt 92,450 triệu USD, tăng 4,5 lần. Tuy nhiên mặt hàng này vào thị trường Hàn Quốc chủ yếu thông qua con đường Việt Nam làm gia công theo đơn đặt hàng của các công ty Hàn Quốc. Để thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy dép, Việt Nam cần tiếp tục tìm kiếm các đối tác về phía Hàn Quốc.

Điều cần chú ý đối với hàng dệt may, da giầy xuất khẩu của Việt Nam nói chung hiện nay là mang tính gia công. Vì vậy hiệu quả thu được rất thấp. Sản xuất càng phát triển nhanh càng phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn. Vì vậy để cải thiện hiệu quả của hai ngành xuất khẩu này, Việt Nam cần tăng cường sản xuất nguyên vật liệu để nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu.

+ Mặt hàng đồ gỗ

Đồ gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Năm 2003, đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc đạt kim ngạch 24,47 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4,9 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. [41, 173]. Đến năm 2010, giá trị xuất khẩu đồ gỗ vào Hàn Quốc đã tăng cao, đạt 138, 476 triệu USD gấp 5,6 lần so với kim ngạch xuất khẩu năm 2003. (xem bảng 3.6 tr 97). Đây là mặt hàng được đánh giá có nhiều tiềm năng, tuy là mặt hàng mới trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc nhưng đã sớm được thị trường này chấp nhận. Tuy nhiên trong tương lai, để mặt

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 83)