Những khái niệm liên quan hệ kinh tế quốc tế và tính tất yếu của quan hệ kinh tế

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 42 - 43)

kinh tế Việt – Hàn

2.1.1. Những khái niệm liên quan hệ kinh tế quốc tế và tính tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế kinh tế quốc tế

2.1.1.1. Những khái niệm

- Quan hệ kinh tế quốc tế: là mối quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa hai hoặc nhiều nước, là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước. [53, 5]. Như vậy mối quan hệ kinh tế quốc tế được xem như là hệ thống của các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia.

- Kinh tế đối ngoại: là quan hệ kinh tế của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác trên thế giới và với các tổ chức kinh tế và tài chính quốc tế. Nội dung của kinh tế đối ngoại rất rộng, bao gồm:

+ Lĩnh vực ngoại thương: đó là quan hệ buôn bán hàng hóa với các quốc gia khác trên thế

giới bao gồm hàng hóa vô hình và hữu hình.

+ Lĩnh vực dịch vụ kinh tế quốc tế như: du lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc tế, dịch vụ bảo hiểm quốc tế, dịch vụ xây dựng quốc tế..

+ Lĩnh vực đầu tư quốc tế: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế...

+ Lĩnh vực tài chính: vay nợ, thanh toán quốc tế.

Trong quan hệ kinh tế quốc tế, mỗi nước có những lợi thế về tài nguyên vị trí địa lý, về vốn, công nghệ, lao động.. khác nhau. Ngoài ra có những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội rất riêng biệt. Để phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại có hiệu quả không nên sao chép máy móc mô hình phát triển đối ngoại của các quốc gia khác, mà phải tiếp thu có chọn lọc để xây dựng chính sách đối ngoại của quốc gia mình.

2.1.1.2. Tính tất yếu khách quan của quan hệ kinh tế quốc tế

Trong xu thế mở rộng và hội nhập của thế giới hiện nay, không thể có một quốc gia nào trên thế giới tồn tại độc lập, phát triển có hiệu quả mà không có quan hệ với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

Đối với các nước phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài giúp cho việc bành trướng mau lẹ sức mạnh kinh tế của mình như: tìm kiếm thị trường mới để giải quyết thị trường khủng hoảng thừa về hàng hóa, tìm kiếm nơi đầu tư lợi nhuận cao, giảm chi phí sản xuất do sử dụng nhân công và tài nguyên rẻ ở các nước chậm phát triển.

Đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo, mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài có lợi cho việc tiếp nhận kỹ thuật mới tiên tiến, làm cho năng suất lao động tăng lên. Mặt khác ở những quốc gia này việc thiếu vốn trở nên trầm trọng, mở rộng quan hệ kinh tế tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư để thực hiện cải cách kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân. Hơn nữa thị trường của các quốc gia này thường nhỏ hẹp, không đủ đảm bảo để phát triển công nghiệp với quy mô hiện đại, sản xuất hàng loạt, do đó không tạo được việc làm cho lao động tai chỗ, không giải quyết được tình trạng thất nghiệp...

Nắm bắt được vấn đề mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với từng quốc gia. Việt Nam – Hàn Quốc đã cùng nhau quên đi hận thù xưa, bình thường hóa quan hệ nhằm đẩy mạnh kinh tế của hai quốc gia phát triển ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 42 - 43)