4 Nâng cao trình độ cho các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 98)

- Đối với các doanh nghiệp.

Điều kiện hàng đầu để thu hút các nhà đầu tư nước từ Hàn Quốc: cần phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ kỹ thuật cao.. Mặt khác cần phải am hiểu phong tục tập quán, phong cách làm việc của đối tác. Đây là một trong những vấn đề quan trọng để thu hút vốn đầu tư từ Hàn Quốc. Thiếu nhân lực có kỹ thuật lành nghề, thiếu các nhà lãnh đạo quản lý cấp cao, các nhà doanh nghiệp tài ba, sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán... cùng với sự kém phát triển về trình độ khoa học công nghệ trong nước sẽ khó đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư để triển khai các dự án của họ. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và đào tạo đội ngũ doanh nhân. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phải là nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ chung của cả doanh nghiệp và toàn xã hội. Kiến thức và kỹ năng cần quan tâm đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam là:

+ Kiến thức, kỹ năng quản trị hiện đại và chuyên nghiệp + Ngoại ngữ, mà trước hết và trọng yếu là tiếng Anh

+ Tin học ứng dụng trong giao tiếp, thương mại và quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp...

Doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản phẩm mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, thực hiện liên doanh, liên kết nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh...

Hiện tại ở Việt Nam trình độ kỹ thuật của người lao động chưa cao, thiếu các chuyên viên có trình độ kỹ thuật quản lý cao. Trong khi đó, Hàn Quốc nổi tiếng là nước có lực lượng lao động quy củ, trình độ kỹ thuật cao. Những bất cập của lao động Việt Nam chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến quyết định bỏ vốn đầu tư của những nhà đầu tư Hàn Quốc. Vì vậy một hệ thống doanh nghiệp trong nước phát triển, trình độ kỹ thuật tiên tiến sẽ đủ sức tiếp thu công nghệ chuyển giao và là đối tác ngày càng bình đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là điều kiện cần thiết để có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn nguồn vốn nước ngoài, cũng như từ các nhà đầu tư Hàn Quốc. Hệ thống các doanh nghiệp đó phải bao gồm cả những doanh nghiệp sản xuất lẫn dịch vụ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, đủ sức giữ được thị phần thích đáng tại thị trường trong nước và ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mạng lưới các doanh nghiệp dịch vụ về tài chính - ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống đó, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc huy động và lưu chuyển vốn trong nước và quốc tế.

- Đối với người lao động.

Để thu hút vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ cho người lao động là việc làm cần thiết và phải tiến hành thường xuyên. Hàn Quốc là một quốc gia phát triển, trình độ kỹ thuật tiên tiến, với trình độ kỹ thuật chưa cao của lao động Việt Nam là một bất cập gây khó khăn cho quá trình thu hút vốn đầu tư từ phía Hàn Quốc. Trong thời gian tới Việt Nam cần phải nâng cao trình độ kiến thức kỹ năng nghề cho người lao động. Trình độ kiến thức kỹ năng nghề không chỉ căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ của các cơ sở đào tạo trong nước mà phải được xác định thông qua tuyển lựa, kiểm tra, đánh giá của phía đối tác nước ngoài, quan trọng hơn, nó phải được thể hiện trong năng lực làm việc thực sự của người lao động có đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ sản xuất, độ phức tạp của công việc mà họ đảm nhiệm ở nước ngoài hay không.

Trên thực tế, nhiều lao động Việt Nam được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, cở sở nghề có uy tín… nhưng không đáp ứng được yêu cầu từ phía các công ty Hàn Quốc,

vì họ không được đào tạo bài bản. Trong khi thị trường Hàn Quốc đòi hỏi lao động Việt Nam phải được đào tạo cơ bản và chuyên sâu, đặc biệt phải phù hợp với công nghệ sản xuất cụ thể.

Như vậy, muốn có nguồn lao động đạt trình độ kỹ thuật cao, phong phú, đa dạng đáp ứng được các yêu cầu từ phía các nhà đầu tư Hàn Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam phải trông cậy vào " sản phẩm đầu ra" của hệ thống dạy nghề, các trường cao đẳng đại học trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, các cơ sở dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng... đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và tiến bộ bước đầu về chất lượng đào tạo. Tuy nhiên đó chỉ là số ít, phần đông chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường về nghề, cấp độ và công nghệ cần đào tạo, nên sản phẩm đầu ra chưa đáp ứng yêu cầu thị trường ngoài nước cũng như nhu cầu từ phía Hàn Quốc. Việc đào tạo ngoại ngữ trong trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề cũng chưa đáp ứng yêu cầu cho học sinh, sinh viên ra trường có đủ trình độ đi làm việc ở các công ty nước ngoài theo nghề được đào tạo.

Một trong những nguyên nhân chính của tình hình trên là do chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hợp tác chiến lược giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Sự gắn kết này nếu được thiết lập tốt sẽ đem lại lợi ích to lớn cho cả hai phía. Nhà trường sẽ thực hiện định hướng thị trường trong đào tạo, có điều kiện nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới vào đào tạo, nâng chất lượng " đầu ra" và tăng sức hấp dẫn "đầu vào".

Theo tiến sĩ Nguyễn Lương Trào (Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam), để nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam, trong tương lai phải xây dựng mô hình "ba nhà" (Nhà nước, nhà trường, nhà tuyển dụng). Việc gắn kết giữa "Nhà tuyển dụng" (Doanh nghiệp xuất khẩu lao động) và " nhà trường" (Cơ sở dạy nghề) trong việc chuẩn bị nguồn lao động có trình độ kỹ năng nghề và ngoại ngữ cho thị trường ngoài nước là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, sự gắn kết này chỉ thực sự có hiệu quả, bền vững và thực sự tháo gỡ khó khăn cho người lao động, nhất là về kinh phí học nghề, ngoại ngữ, vốn vay để trang trải các chi phí xuất cảnh khi có sự vào cuộc đồng bộ của "Nhà nước" (Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và về xuất khẩu lao động). Vai trò " Nhà nước" ở đây chính là " bà đỡ" tạo cơ chế và theo dõi, chỉ đạo sự gắn kết đó đi đúng hướng, hiệu quả. Đây cũng chính là sự đầu tư cần thiết và hiệu quả của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực và đem lại lợi ích to lớn nhiều mặt của xuất khẩu lao động cho xã hội.

Như vậy để thu hút vốn đầu tư và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động từ phía Hàn Quốc, trong thời gian tới Việt Nam cần phải có những giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật tay nghề cho người lao động. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cần hợp tác với một số trường nghề và ngược lại, mỗi trường nghề có quan hệ hợp tác với một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động để tư vấn, tuyển chon, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có nguyện vọng làm việc ở những công ty của Hàn Quốc tại Việt Nam hoặc đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Đây là quan hệ hợp tác tự nguyện, lâu dài, đôi bên cùng có lợi. Cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề bố trí kinh phí và tổ chức đấu thầu, giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường có năng lực tốt nhất trong đào tạo nghề tương ứng thực hiện. Các trường dạy nghề được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động với đối tác Hàn Quốc, cần cụ thể hoá chương trình đào tạo nghề và ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Hàn) phù hợp yêu cầu của các công ty Hàn Quốc. Lồng ghép tiếng Hàn trong đào tạo nghề theo chương trình chuẩn cho từng nghề. Tuyển lựa người lao động có nguyện vọng đăng ký học theo chương trình mục tiêu xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc hoặc làm việc ở các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam, tư vấn, giới những nét văn hóa của dân tộc Hàn để người lao động hiểu được tính cách và nét văn hóa tiêu biểu của người Hàn...

Tóm lại, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ cho người lao động Việt Nam để thu hút đầu tư từ Hàn Quốc là cần thiết và cấp bách. Để thực hiện thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động...

Tiểu kết chương III

Qua 18 năm hợp tác, quan hệ Việt- Hàn ngày càng ổn định và phát triển. Tuy nhiên, để quan hệ Việt - Hàn phát triển bền vững trong tương lai, chính phủ hai dân tộc cần có sự định hướng cho những chặng đường tiếp theo: Chính phủ Việt - Hàn không ngừng củng cố và nâng cao quan hệ đối ngoại giữa hai quốc gia trên cơ sở độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ. Cần đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư từ hai quốc gia, đẩy mạnh phát triển công nghệ...Mặt khác, để quan hệ Việt-Hàn phát triển bền vững, trong thời gian tiếp theo, Việt Nam - Hàn Quốc cần giữ vững sự ổn định về chính trị, kinh tế - xã hội, đồng thời phải kiên trì đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế, hoàn thiện cơ chế thị trường...Việt Nam cần nâng cao chất lượng hàng hóa, kiểm dịch hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc chặt chẽ hơn, như thế sẽ tạo được sự tin tưởng, uy tín và nâng cao vị thế cạnh tranh vào thị trường này. Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đầu

tư trực tiếp từ Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng. Đây là nguồn lực bổ sung hiệu quả cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tăng cường quan hệ đầu tư từ phía Hàn Quốc nhiều hơn nữa, Việt Nam cần xây dựng hệ thống chính sách khuyết khích đầu tư, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tiến hành cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trình độ doanh nghiệp cũng như nâng cao trình độ tay nghề cho lao động Việt Nam...như thế sẽ tạo quả tốt hơn cho quan hệ kinh tế Việt - Hàn trong những chặng đường tiếp theo.

KẾT LUẬN

Việt Nam – Hàn Quốc là hai quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông Á, có truyền thống văn hóa, lịch sử hàng nghìn năm. Trong quá khứ, cả hai dân tộc đều bị các cuộc chiến tranh tàn phá khốc liệt và là những thuộc địa có trình độ thấp, nghèo nàn, lạc hậu. Sau khi giành được độc lập, chính phủ và nhân dân hai nước đều mong muốn sống trong hòa bình, tập trung sức lực vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế đất nước, để đưa đất nước thoát nghèo, lạc hậu, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

Nền kinh tế của Hàn Quốc trước khi bước vào công nghiệp hóa và Việt Nam trước khi bước vào đổi mới đất nước đều mang tính chất nông nghiệp là chủ yếu, trình độ sản xuất thô sơ, dân số đông.. Tuy nhiên cả hai dân tộc đều có chung một lợi thế là có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Đồng thời những ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Khổng giáo như lòng trung thành, tính hiếu học, và tinh thần dân tộc cao... là những khía cạnh tích cực của Việt nam và Hàn Quốc.

Việt Nam – Hàn Quốc đã có lịch sử phát triển quan hệ lâu dài trong quá khứ. Cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở miền Nam Việt Nam (1954-1975), có sự tham gia của Hàn Quốc. Đây là một sự kiện không tốt đẹp mà sau này người Hàn luôn tìm cách bù đắp lại cho Việt Nam. Với mong muốn “xếp lại quá khứ, hướng tới tương lai”, hai dân tộc cùng chung quyết tâm phát triển quan hệ hợp tác trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền dân tộc vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, phấn đấu vì sự ổn định, hợp tác và thịnh vượng cũng như trên thế giới. Ngày 22-12-1992, Việt Nam – Hàn Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Trong 18 năm quan thiết lập quan hệ kinh tế (1992-2010), Việt Nam – Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng, đầu tư của Việt Nam sang Hàn Quốc và ngược lại từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã có đóng góp to lớn trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế của hai nước phát triển. Trong suốt giai đoạn 1992-2010, Hàn Quốc luôn tỏ ra là nhà đầu tư số một ở Việt Nam, với số vốn đầu tư đều tăng qua các năm. Đây là một minh chứng cho thấy thị trường Việt Nam đang ngày càng thu hút và hấp dẫn đối với Hàn Quốc. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Việt Nam đầu tư quá ít vào Hàn Quốc, số vốn đầu tư và các dự án không nhiều. Nguyên nhân có nhiều lý do; Việt Nam vẫn là một quốc gia nghèo, trình độ lao động kỹ thuật thấp, vốn đầu tư ít..Việt Nam đã bắt đầu có sự đầu tư ra bên ngoài, tuy nhiên những quốc gia mà Việt Nam hướng tới đều có thị trường gần tương đồng với Việt Nam, như Lào, Cam puchia... thị trường không quá khắt khe. Trong khi đó

Hàn Quốc là quốc gia công nghiệp, trình độ kỹ thuật cao, có nhiều tiềm năng, thị trường đòi hỏi có trình độ kỹ thuật cao...đây là lý do khiến các nhà đầu tư Việt Nam lo ngại.

Thiết lập quan hệ kinh tế Việt – Hàn, bên cạnh góp phần thúc đầy kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân hai nước, còn giúp nhân dân hai quốc gia quên đi hận thù xưa, gần lại với nhau hơn trong việc trao đổi và giao lưu văn hóa. Một minh chứng rõ ràng cho thấy, văn hóa Hàn đang từng bước thâm nhập vào Việt Nam thông qua những bộ phin Hàn thường xuyên được phát sóng trên truyền hình Việt Nam. Văn hóa mặc, văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc từng bước có mặt trên thi trường Việt Nam. Trào lưu văn hóa Hàn đang từng bước có mặt ở Việt Nam, cần tiếp thu có chọn lọc tránh bị hòa tan vào dòng chảy văn hóa này.

Thiết lập quan hệ kinh tế Việt - Hàn là cần thiết và đúng đắn trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Việt Nam - Hàn Quốc cần phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế đẩy thúc đẩy quan hệ Việt - Hàn lên tầm cao mới. Mặt hạn chế trong quan hệ kinh tế Việt – Hàn:

Thứ nhất: Khoảng cách trong trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn quá xa. Trong khi Hàn Quốc đã là một nước tư bản phát triển, là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, có kinh nghiệm quản lý tiên tiến và kĩ thuật công nghệ hiện đại thì Việt Nam vẫn đang ở trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Tất cả những sự chênh lệch nói trên là một trở ngại lớn trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Thứ hai: Việt Nam luôn ở vào tình trạng nhập siêu quá lớn từ Hàn Quốc, do phần lớn hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc là nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Những hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chủ yếu là nông lâm và thủy sản có giá trị tăng thấp, trong khi hàng nhập khẩu của Hàn Quốc là những máy móc, linh kiện điện tử có giá trị tăng cao. Dầu thô của Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao nhưng xuất khẩu sang Hàn Quốc không đáng kể. Hàng xuất khẩu của Việt Nam còn chịu nhiều rào cản thương mại, nên

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 98)