Nét tương đồng trong hệ thống văn tự chữ Hán

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 30 - 31)

Trong trong quá khứ hai dân tộc Việt- Hàn đều bị nhà Hán đô hộ từ những năm trước Công nguyên và chữ Hán đã được du nhập. Từ đó theo suốt chiều dài của lịch sử, chữ Hán được sử dụng phổ biến và được coi là văn tự chính thức của nhà nước phong kiến hai nước. Nho sĩ hai nước Việt- Hàn thời phong kiến đã sử dụng chữ Hán rất thành thạo, có thể nói không thua kém gì mọi nho sĩ Trung Quốc. Trên cơ sở chữ Hán, nho sĩ hai nước còn sáng tạo ra một thứ chữ mới để ghi tiếng nói của dận tộc mình mà chữ Hán không thể đảm đương nổi.

Tại Việt Nam, văn tự chữ Hán được sử dụng trong giao dịch hành chính từ sớm. Trên cơ sở của chữ Hán, người Việt đã biến đổi thành chữ nôm ( chữ của người Nam) dùng trong sáng tác văn chương. Thời Tây Sơn, Quang Trung đã mở rộng sử dụng chữ nôm trong lĩnh vực hành chính và giáo dục. Nguyễn Thiếp được Quang Trung giao nhiệm vụ tổ chức dịch Tứ thư Ngũ kinh và các sách giáo khoa từ chữ Hán ra chữ nôm. [52, 267]

Tại Hàn Quốc, Hán tự được sử dụng phổ biến ở thời Tam Quốc. Việc vận dụng nguyên xi số văn tự ngoại lai mà không cải biên đã phát sinh nhiều bất lợi. Dân tộc Hàn đã biến đổi chữ Hán thành chữ viết riêng của dân tộc mình- chữ Idu. Vì tiếng nói của hai dân tộc khác nhau nên cách cấu tạo chữ viết không thể giống nhau hoàn toàn. Nhưng nét tương đồng thể hiện rõ ở chỗ là trên cơ sở của chữ Hán cả hai dân tộc đã biến thành chữ viết riêng của dân tộc mình, thể hiện rõ niềm tự tôn dân tộc. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, Hàn Quốc và Việt Nam đã có chữ viết riêng của dân tộc mình, thoát khỏi hoàn toàn từ sự lệ thuộc biến đổi từ chữ Hán. Năm 1446, vua Thế Tông ban hành bản chữ cái Hangul với 28 chữ cái [68, 274].Việc sáng tạo ra chữ Hàn là một thành tựu lớn đối với người dân Hàn Quốc bởi nó là một loại chữ dễ đọc, dễ ghép vần, bất cứ ai cũng có thể đọc được chữ Hàn chỉ cần bỏ ra vài giờ để học chữ cái và ghép vần.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc (1992 2010) (Trang 30 - 31)