Đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 50)

Công tác quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Vì vậy nhà lãnh đạo cần có tri thức về quản lý một, thì có tri thức về tâm lý học quản lý gấp bốn lần [28], vì quản lý nói một khía cạnh nào đó thực chất là việc sử dụng con người để đạt được mục tiêu của tổ chức, nắm được đặc điểm tâm lý của đối tượng sẽ giúp nhà quản lý có một hệ thống lý luận, các quy luật chung nhất trong việc quản lý con người, trong đối nhân xử thế khi quản lý, tránh được những sai lầm trong ứng xử, trong giao tiếp, trong hoạch định kế hoạch quản lý... Trong QL HĐHT của HS TCCN, các nhà quản lý cần nắm bắt được những vấn đề tâm sinh lý của lứa tuổi này để có cách ứng xử và vạch kế hoạch quản lý phù hợp như:

- Sự phát triển về thể chất: HS TCCN thường có độ tuổi từ 18 – 23 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều về hệ xương, cơ bắp, tạo ra nét đẹp hoàn mỹ ở người thanh niên. Các tố chất về thể lực: sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sự tăng trưởng của các hooc-môn nam và nữ [38]. Tất cả những sự phát triển về thể chất đó giúp cho việc hình thành các kỹ năng, kỹ xảo của HS được thuận lợi hơn và chịu được các áp lực từ việc học.

- Vai trò xã hội của HS: Học sinh – sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị. Thanh niên sinh viên là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. Họ là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những

chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội. Các tổ chức chính trị, xã hội, dòng họ, gia đình đều kỳ vọng ở họ. Tất cả những điều này làm cho họ có vai trò, vị trí xã hội rõ rệt. Mặt khác, họ là một công dân thực thụ của đất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Họ có quyền bầu cử, ứng cử, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và việc làm trước Bộ luật hình sự, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật hôn nhân gia đình... Như vậy xã hội coi họ là một thành viên chính thức, một người trưởng thành. Tuy nhiên, do đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa tham gia trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng họ vẫn có thể tham gia vào các hoạt động xã hội được nhà trường tổ chức hàng năm như: xuân tình nguyện, tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, các hoạt động Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội từ thiện... vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhân cách toàn diện của họ, vừa đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của các thể chế xã hội.

- Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ: Hoạt động nhận thức của HS thời kỳ này một mặt là thừa kế một cách có hệ thống những thành tựu đã có, mặt khác lại phải tiệm cận với những thành tựu khoa học hiện đại, có tính cập nhật, thời sự. Chính vì vậy, nét đặc trưng cho các HĐHT thời kỳ này là sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa... các hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự kiện của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở, song các thao tác trí tuệ đang phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển, linh động tùy theo từng hoàn cảnh có vấn đề.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)