Cơ sở xác lập biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 99)

Để đề ra các biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý hoạt động học tập của HS TCCN, chúng tôi căn cứ trên các cơ sở sau:

2.6.1.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở này được chúng tôi trình bày ở chương 1, chủ yếu căn cứ trên 2 cơ sở chính là:

- Chức năng quản lý: xây dựng kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

- Nội dung quản lý hoạt động học tập của HS TCCN.

2.6.1.2. Cơ sở thực tiễn

Thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của HS một số trường TCCN tại TP.HCM.

Hệ thống các biện pháp được đề xuất cần phải thỏa mãn các yêu cầu về phương pháp luận của một công trình khoa học, đó là:

- Bảo đảm tính thực tiễn: hệ thống biện pháp phải thiết thực và có tính khả thi, phù hợp với khả năng và điều kiện dạy học thực tế tại các trường TCCN TP. HCM.

- Bảo đảm tính lịch sử: hệ thống biện pháp là sự kế thừa và phát triển những thành quả đã có.

- Bảo đảm tính hệ thống: hệ thống biện pháp phải đồng bộ, cân đối, đồng thời phải xác định được yếu tố trọng tâm, thể hiện sự ưu tiên hợp lý.

2.6.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp

2.6.2.1. Nhóm 1. Các biện pháp nhằm quản lý mục tiêu, nhiệm vụ học tập của học sinh

Biện pháp 1. Tác động vào nhận thức của HS bằng nhiều hình thức

- BGH luôn chú ý lồng mục tiêu giáo dục này trong nội dung các buổi sinh hoạt tập thể như: Khai giảng, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt Đoàn, các kỳ sơ kết, tổng kết, các ngày lễ hội với nhiều hình thức như nêu gương điển hình, vượt khó trong học tập, để HS thấy được mục tiêu mình cần đạt là gì? Tại sao phải học tốt? Và muốn học tốt phải như thế nào?...

- Trưởng các khoa phối hợp với GVCN, GVBM và các bộ phận khác có liên quan tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ, động cơ, thái độ học tập của HS và hướng dẫn HS thực hiện các mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, chương trình chi tiết môn học ngay từ đầu khóa học.

Biện pháp 2. Đề ra những qui định khen thưởng và kỷ luật đối với việc thực hiện nội qui học tập.

Ban giám hiệu đề ra những qui định khen thưởng và kỷ luật đối với việc thực hiện nội quy HT, thống nhất về quy định HĐHT của HS, để làm căn cứ xây dựng nề nếp, ngăn ngừa những hành vi sai trái; phối hợp với Đoàn Thanh niên hoặc P.CTCT-HSSV tổ chức kiểm tra ở tất cả các lớp theo định kỳ và đột xuất, từ đó đánh giá xếp loại thi đua theo từng đợt.

Biện pháp 3. Chỉ đạo cấp dưới quan tâm đến việc chuyên cần của học sinh

BGH chỉ đạo cho phòng CTCT-HSSV theo dõi tình hình học tập các lớp qua biên bản họp lớp theo định kỳ, sổ đầu bài, sổ chuyên cần, kịp thời phát hiện những

trường hợp đặc biệt để phối hợp cùng với GVCN có biện pháp nhắc nhở những học sinh hay nghỉ học hay nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ học tập chưa đúng đắn.

Biện pháp 4. Ban Giám hiệu dự giờ, thăm lớp

Ban Giám hiệu khi dự giờ thăm lớp, chú ý nhận xét HS qua các hoạt động học tập, ý thức tập trung vào bài học, xây dựng bài, sự cố gắng ở khâu luyện tập thực hành, liên hệ thực tế, để phát hiện những em học tập tốt nhằm tuyên dương, nhân điển hình và kịp thời điều chỉnh, nhắc nhở những HS học tập chưa tốt.

2.6.2.2. Nhóm 2. Các biện pháp nhằm quản lý nội dung học tập của học sinh

Biện pháp 1. Chỉ đạo việc soạn và công bố đề cương chi tiết môn học

BGH giao cho các khoa soạn thảo chương trình học tập chi tiết, cụ thể, sau đó chỉ đạo cho các GVCN và GVBM tổ chức hướng dẫn các em cách thức để chiếm lĩnh từng nội dung học tập; giúp học sinh biết rõ từng nội dung học tập theo từng môn, từng học kỳ và những kiến thức chuyên ngành, trọng điểm. BGH yêu cầu các tổ bộ môn soạn đề cương chi tiết môn học, nộp cho Phòng Đào tạo để đưa lên trang web của Trường cho HS tải về sử dụng nhằm học tập theo sát nội dung ấy.

Biện pháp 2. Khảo sát chất lượng dạy học thông qua dự giờ

BGH khảo sát chất lượng học tập của HS sau khi dự giờ, thăm lớp, để biết HS hiểu bài ở mức độ nào, bằng cách hỏi miệng hoặc khảo sát trên giấy. BGH cùng các thầy cô chuyên môn khi nhận xét đánh giá sau các buổi dự giờ phải luôn nhìn nhận theo hướng tiến bộ, động viên để khuyến khích sự vươn lên của HS.

Biện pháp 3. Chỉ đạo GV bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp đỡ HS yếu

BGH chỉ đạo phòng CTCT-HSSV nắm số lượng HS giỏi, yếu ở các lớp để kịp thời chỉ đạo cho GV có biện pháp, hình thức bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên theo dõi mức độ tiến bộ của các HS yếu.

Biện pháp 4. Chỉ đạo các khoa, các tổ chuyên môn xây dựng chế độ sinh hoạt chuyên môn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BGH chỉ đạo các khoa, các tổ chuyên môn xây dựng chế độ sinh hoạt chuyên môn hằng tháng, căn cứ vào nội dung các hoạt động của tổ chuyên môn, căn cứ vào

yêu cầu trọng tâm của chương trình trong từng thời gian, theo kế hoạch hoạt động của nhà trường từ đầu năm học. Trong các buổi họp khoa hay sinh hoạt tổ chuyên môn, các thủ trưởng các đơn vị như trưởng khoa, tổ trưởng chuyên môn cần giúp GV thực hiện chương trình dạy học; chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt; tham gia các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của GV; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; cách giải quyết các tình huống sư phạm, trao đổi, chia sẻ về chuyên môn nghiệp vụ... để đạt mục tiêu chung của nhà trường.

2.6.2.3. Nhóm 3. Nhóm các biện pháp nhằm quản lý phương pháp, phương tiện, hình thức, thời gian và việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Biện pháp 1. Biện pháp nhằm quản lý phương pháp, phương tiện học tập của HS

BGH cần chỉ đạo GV hướng dẫn các em HS tìm được những phương pháp học tập thích hợp cho từng nội dung học tập cụ thể.

Mỗi năm BGH phân công 1 bộ phận tổ chức ít nhất 1 buổi trao đổi, giới thiệu và hướng dẫn phương pháp học tập tích cực và phù hợp với HS trình độ TCCN. BGH tăng cường chỉ đạo đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, giáo trình, tài liệu phục vụ học tập cho HS.

Biện pháp 2. Biện pháp nhằm quản lý hình thức, thời gian học tập của HS

Việc học tập của HS TCCN được diễn ra với nhiều hình thức, từ học chính quy trên lớp đến học ngoại khóa, thực hành, thực tập tại trường và các cơ sở khác, thời gian HT cũng được quy định tùy theo hình thức HT. Trong từng hình thức HS sẽ đạt được kết quả HT của từng nội dung khác nhau, cách thức QL cho từng hình thức cũng có những đặc trưng riêng. Ngoài việc vạch kế hoạch QL rõ ràng cụ thể, BGH nên có những hình thức QL về cách tổ chức, chỉ đạo phân công và kiểm tra đánh giá lại các kết quả đạt được. Tùy vào mỗi hình thức học tập mà BGH nên chỉ đạo sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường để quản lý HĐHT của HS.

Xây dựng các câu lạc bộ học tập và các phong trào thi đua tại trường để kích thích tính tích cực học tập của HS.

Biện pháp 3. Biện pháp QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

BGH tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng HT qua các đợt kiểm tra định kỳ; QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả HT của HS đúng quy chế chuyên môn và theo tinh thần kiểm tra, đánh giá thường xuyên, sâu sát đối tượng, chỉ đạo GV ra đề theo trọng tâm chương trình, phù hợp với nội dung học tập, phân loại được HS và phải đảm bảo nguyên tắc: công bằng, khoa học, khách quan và giáo dục. Và cần sự phối hợp giữa các phòng, ban, khoa trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá.

2.6.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Ở câu 6 của 2 phiếu hỏi dành cho các đối tượng GV, CBQL và HS, chúng tôi tiến hành khảo sát để thu thập ý kiến của các đối tượng trên qua 2 mức độ: mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được nêu ra. Mỗi mức độ có 3 lựa chọn, người trả lời đánh dấu (x) vào một trong ba ô của từng mức độ lựa chọn về tính cần thiết (rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết) và tính khả thi (rất khả thi, khả thi, không khả thi) của biện pháp nêu ra. Sau đó, chúng tôi nhập liệu theo quy ước như đã trình bày ở phần Tổ chức nghiên cứu thực trạng, tính điểm trung bình cộng (X) của các điểm số đã nhập từ 3 đến 1, ứng với các mức độ đánh giá: “rất cần thiết”, “cần thiết”, “ không cần thiết” và “rất khả thi”, “khả thi”, “không khả thi”. Xử lý số liệu hai loại phiếu, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 2.21.

Bảng 2.21. Thống kê điểm trung bình về biện pháp QL HĐHT của HS

STT MỨC ĐỘ BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ CẦN THIẾT (X) MỨC ĐỘ KHẢ THI (X) CBQL GV HS CBQL GV HS 1

Trưởng các khoa phối hợp với GVCN, GVBM và các bộ phận khác có liên quan tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ, động cơ, thái độ học tập của HS và hướng dẫn HS thực hiện các mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, chương trình chi tiết môn học ngay từ đầu khóa học.

2

Mỗi năm BGH phân công 1 bộ phận tổ chức ít nhất 1 buổi trao đổi, giới thiệu và hướng dẫn phương pháp học tập tích cực và phù hợp với HS trình độ TCCN.

2.67 2.69 2.46 2.37 2.47 2.13

3

BGH phân công nội dung công việc cụ thể cho các cán bộ quản lý, GVCN, GVBM, Đoàn Thanh niên và chú trọng sự phối hợp của các bộ phận này trong công tác quản lý HĐHT của HS.

2.77 2.45 2.26 2.48 2.35 2.17

4

BGH tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phải được thực hiện theo các nguyên tắc công bằng, khoa học, khách quan và giáo dục.

2.73 2.59 2.36 2.46 2.49 2.21

5

BGH tăng cường chỉ đạo đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, giáo trình,

tài liệu phục vụ học tập cho HS. 2.73 2.55 2.39 2.42

2.48 2.26

6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng các câu lạc bộ học tập và các phong trào thi đua tại trường để kích thích tính tích cực học tập của HS.

2.62 2.44 2.38 2.21 2.20 2.29

Kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi. Điểm trung bình đánh giá của học sinh thường thấp hơn điểm trung bình đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên.

Kết luận chương 2

Tóm lại, dựa trên cơ sở thực trạng công tác QL HĐHT của HS ở một số trường TCCN tại TP.HCM kết hợp với cơ sở lý luận của QL HĐHT, đồng thời đối chiếu với mục tiêu đào tạo của các trường TCCN cũng như điều kiện thực tiễn, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp trên để góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công tác QL HĐHT của HS nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường TCCN tại TP.HCM hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về QL HĐHT của HS trường TCCN. Từ cơ sở tâm lý học, giáo dục học, khoa học quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, chúng tôi đã xây dựng cơ sở lý luận cho quản lý hoạt động học như sau:

Luận văn đã khái quát được lịch sử nghiên cứu của vấn đề, trình bày được các khái niệm cơ bản, một số lý luận liên quan đến hoạt động học và quản lý hoạt động học tập của HS. Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu đặc điểm về tâm sinh lý, nhân cách cũng như đặc điểm về hoạt động học tập của HS TCCN, biết được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động học tập của HS. Từ đó, có những tác động tích cực đến đối tượng quản lý, chủ thể quản lý cũng như các khách thể quản lý xung quanh việc nâng cao hiệu quả tính tích cực học tập của HS và hiệu quả quản lý HĐHT.

Công tác quản lý hoạt động học tập của HS là một trong những nội dung quản lý được các cấp lãnh đạo luôn quan tâm và tìm hướng cải thiện hiệu quả. Quản lý hoạt động học tập của HS là một quá trình làm thay đổi nhận thức về việc học, dạy cách học, tổ chức và quản lý hoạt động học, tạo điều kiện cho việc học nhằm đào tạo “người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc” như điều 33 của Luật Giáo dục 2005 đã trình bày.

1.2. Về thực trạng

Luận văn đã xác định được thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS một số trường TCCN tại thành phố Hồ Chí Minh theo 4 chức năng quản lý:

- Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh. - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý HĐHT của học sinh.

Và 6 nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh như: - Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ học tập của học sinh - Quản lý nội dung học tập của học sinh

- Quản lý phương pháp, phương tiện học tập của học sinh - Quản lý hình thức tổ chức học tập của học sinh

- Quản lý về thời gian học tập của học sinh

- Quản lý về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Từ kết quả khảo sát thu được, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận khái quát sau:

- Việc QL HĐHT của HS một số trường TCCN tại TP.HCM đã đạt được hiệu quả, tuy kết quả đạt được chưa cao lắm nhưng nhìn chung các chức năng đã được các nhà quản lý vận dụng có hiệu quả đặc biệt là chức năng tổ chức thực hiện và chức năng xây dựng kế hoạch. Còn lại chức năng chỉ đạo thực hiện và chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch QL HĐHT cần các nhà quản lý, lãnh đạo quan tâm hơn.

- Bên cạnh việc quản lý tốt các nội dung như: nội dung học tập, hình thức, thời gian học tập; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, thì vẫn còn hạn chế ở một số nội dung quản lý như: quản lý mục tiêu, nhiệm vụ học tập; phương pháp, phương tiện học tập đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học vẫn chưa được quan tâm sâu sát.

Các nguyên nhân chính của thực trạng đó là:

- Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc QL HĐHT của HS bị hạn chế là do nhận thức của HS, HS thiếu tính tích cực, tự giác, chưa nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của việc học tập đặc biệt là HS chưa có thói quen xây dựng kế hoạch học tập cho mình đã ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý công tác này của các nhà

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 99)