Lý luận về quản lý giáo dục trung cấp chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 38)

1.4.1.1. Chủ thể và khách thể quản lý giáo dục

Tác giả Hồ Văn Liên cho rằng chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần.

Chủ thể quản lý phải thực hiện việc tác động và phải biết tác động. Vì thế chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.

Chủ thể quản lý có thể là một người, một nhóm người, một thiết bị; còn đối tượng có thể là con người (một hoặc nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật.

Như vậy có thể hiểu chủ thể quản lý là những người sử dụng nguyên tắc, phương pháp, những cách thức thực hiện chức năng, vai trò trong phạm vi trách nhiệm để sử dụng và phát huy nguồn lực phục vụ mục tiêu của tổ chức.

1.4.1.2. Các chức năng quản lý giáo dục

Cũng giống như nhiều tác giả nghiên cứu về quản lý, có nhiều ý kiến không giống nhau về số lượng chức năng quản lý. Tuy nhiên, hầu hết đều đề cập tới bốn chức năng chủ yếu là: [27, tr.79]

+ Kế hoạch hóa; + Tổ chức;

+ Điều khiển (chỉ đạo thực hiện); + Kiểm tra.

Để thực hiện một chủ trương/ chương trình/ dự án... kế hoạch hóa là hành động đầu tiên của người quản lý, là việc làm tổ chức phát triển theo kế hoạch. Trong QL, đây là căn cứ mang tính pháp lý quy định hành động của cả tổ chức. Kế đó là chức năng tổ chức. Thực hiện chức năng này, người QL phải hình thành bộ máy/ cơ cấu các bộ phận (tùy theo tính chất công việc, có thể tiến hành phân công, phân nhiệm cho các cá nhân), quy định chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, mối quan hệ

giữa chúng. Điều hành (chỉ đạo, tổ chức thực hiện) là nhiệm vụ tiếp theo của người QL. Đây là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến. Chính ở khâu này, đòi hỏi người QL phải vận dụng khéo léo các phương pháp và nghệ thuật QL. Cuối cùng người QL phải thực hiện chức năng kiểm tra, nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Điều cần lưu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn. Chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức.

Cuối cùng, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin. Thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch; thông tin chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngược) diễn tiến hoạt động của tổ chức; và thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp cho người quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của toàn tổ chức.

Các chức năng nêu trên lập thành chu trình quản lý. Chủ thể quản lý khi triển khai hoạt động quản lý đều thực hiện chu trình này.

Hình 1.3. Sơ đồ chu trình quản lý

Việc thực hiện chu trình quản lý tạo nên tính hoàn chỉnh hoạt động quản lý. Tuy nhiên, việc thực hiện chu trình đó không tách rời việc thực hiện chức năng khác. Chẳng hạn thực hiện chu trình quản lý không tách khỏi chức năng kế hoạch hóa, xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý...

Tùy từng đối tượng quản lý và tình huống cụ thể, việc thực hiện chu trình quản lý kết hợp một cách hợp lý, đúng đắn có thể tạo nên “qui trình công nghệ” của quản lý. Chức năng kế hoạch hóa Chức năng tổ chức Chức năng chỉ đạo thực hiện Chức năng kiểm tra

1.4.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường TCCN

Điều 19 của Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường TCCNcó quy định như sau:

- Tổ chức thực hiện các quyết nghị quy định tại khoản 3 Điều 17 của Điều lệ trường TCCN [8]. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan quản lý, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường.

- Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường. Hàng năm báo cáo Hội đồng trường về tình hình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển trường.

- Quản lý các công tác chuyên môn về đào tạo, tổ chức chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy, chương trình và giáo trình môn học của trường và các hoạt động giảng dạy, học tập trong trường.

- Tổ chức và chỉ đạo công tác thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế về khoa học và đào tạo, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động và việc làm.

- Quản lý cán bộ, viên chức. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, viên chức và người học của trường; sắp xếp tổ chức và cán bộ của trường, thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền trong bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật. Quyết định việc thành lập các hội đồng tư vấn, các phòng chức năng, các khoa, tổ bộ môn và các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường.

- Quản lý người học; quyết định các công việc về tuyển sinh, thi, công nhận tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

- Quản lý tài chính, tài sản, thiết bị của trường; quản lý sử dụng các nguồn vốn hiệu quả và minh bạch vào công tác đào tạo, xây dựng và phát triển trường.

- Tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua, lao động công ích, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, thực hiện quy chế dân chủ, chấp hành pháp luật, bảo vệ và gìn giữ môi trường vệ sinh, an ninh trật tự trong trường.

- Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra trong trường; quyết định việc khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người học của trường theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường.

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

1.4.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên trường TCCN

Điều 36 của Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường TCCN có nêu lên nhiệm vụ của GV TCCN là:

- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ trường TCCN.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Điều 37 của Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường TCCN có nêu lên quyền của giáo viên TCCN là:

- Ðược giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo.

- Ðược đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Ðược hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác.

- Ðược bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

- Được nghỉ hè, nghỉ Lễ, Tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Luật lao động.

- Ðược hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 38)