Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 73)

Thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh được chúng tôi khảo sát chủ yếu bằng phương pháp điều tra viết.

- Mục đích điều tra: Thu thập số liệu, tư liệu về thực trạng và các biện pháp của công tác quản lý hoạt động học tập của HS nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học.

- Nội dung điều tra: Thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đã thực hiện của công tác quản lý HĐHT của HS một số trường TCCN TP.HCM.

- Mẫu nghiên cứu: Trong số 27 trường TCCN do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh quản lý, chúng tôi chọn 3 trường để khảo sát.

Bảng 2.4. Danh sách các trường TCCN do Sở GD&ĐT TP.HCM quản lý

Số

TT Tên trường Trung cấp Quy mô đào tạo Số lượng giáo viên

Số lượng CBQL-NV

1 Vạn Tường 854 100 59 2 Tin học Kinh tế Sài Gòn 393 30 18 3 Kinh tế Kỹ thuật Tây Nam Á 3038 328 27 4 Phương Nam 5284 330 60 5 Công nghệ Thông tin Sài Gòn 462 55 34

6 Phương Đông 1101 125 29

7 Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn 965 178 24

8 Mai Linh 491 58 18

9 Tây Sài Gòn 905 165 25 10 Tổng Hợp TP.HCM 1090 130 65

11 Âu Việt 3017 392 47

12 Kỹ thuật và Công nghệ Cửu Long 1547 317 53 13 Tài chính Kế toán Tin học Sài Gòn 989 208 28 14 Kinh tế Công nghệ Gia Định 171 87 18 15 Điều dưỡng và Kỹ thuật Y tế Hồng Đức 1593 83 37 16 Kinh tế và Du lịch Tân Thanh 923 73 16 17 Việt Khoa 719 200 22 18 Ánh Sáng 1563 180 24 19 Kinh tế Kỹ thuật Quang Trung 4644 370 65 20 Tây Bắc 2214 165 35 21 Tổng Hợp Đông Nam Á 2382 - 36 22 Kinh tế Kỹ thuật Hồng Hà 1768 209 43 23 Đông Dương 1934 290 95 24 Kinh tế Công nghệ Đại Việt 1227 77 73 25 Bến Thành 572 103 30 26 Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh 3782 97 74 27 Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn 2198 183 94 [Nguồn: Danh sách chia cụm thi đua khối Trung cấp chuyên nghiệp – Cao đẳng năm học 2011-2012 (đính kèm công văn số 2409/GDĐT-VP ngày 30/09/2011) và Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011 và triển khai nhiệm vụ năm học 2011-2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM]

Các trường được chọn để khảo sát là:

o Trường Trung cấp chuyên nghiệp Âu Việt.

o Trường Trung cấp chuyên nghiệp Phương Đông.

o Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn.

Từ đó chọn ngẫu nhiên 200 học sinh ở mỗi trường, 30 giáo viên/ trường, toàn bộ cán bộ quản lý của ba trường nói trên để phát phiếu khảo sát. Sử dụng hệ thống các câu hỏi và phiếu khảo sát phục vụ cho đề tài, gồm có 2 loại phiếu dành cho 3 đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Tổng số lượng phiếu khảo sát thu được là:

o Cán bộ quản lý: 52 người/ 3 trường

o Giáo viên: 98 người/ 3 trường

o Học sinh: 560 người/ 3 trường - Cách thức điều tra:

• Bước 1: Chúng tôi đã phát phiếu khảo sát với các câu hỏi mở để thu thập thông tin, ý kiến, nhận định về hoạt động học tập và quản lý hoạt động học tập của học sinh. Nội dung bảng hỏi gồm 5 phần:

o Phần 1: Khảo sát về thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh ở 3 trường trung cấp chuyên nghiệp đã chọn.

o Phần 2: Khảo sát về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch trên.

o Phần 3: Khảo sát về thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch trên.

o Phần 4: Khảo sát về thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trên.

o Phần 5: Một số câu hỏi mở nhằm thu thập những biện pháp quản lý mới. • Bước 2: Thu phiếu trả lời và xử lý để xây dựng thang đo tương ứng với 5 phần trên.

• Bước 3: Phát và thu lại các thang đo sau đó xử lý bằng vi tính. Khi đi khảo sát bảng thang đo, chúng tôi đã hướng dẫn người được khảo sát trả lời bảng thang đo.

- Các thang đo của câu hỏi được thiết kế theo 3 nhóm cơ bản sau: • Nhóm 1:

Có thực hiện = 1 điểm; Không thực hiện = 2 điểm (chỉ là điểm quy ước chứ không đánh giá)

o Mức độ hiệu quả thực hiện của công tác quản lý hoạt động học tập của HS: Không hiệu quả = 1 điểm; Ít hiệu quả = 2 điểm; Hiệu quả = 3 điểm; Rất hiệu quả = 4 điểm

o Quy ước thang đo cho nhóm 1:

Mức 4 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 3.5 điểm đến 4 điểm) ứng với công tác quản lý được đánh giá rất hiệu quả;

Mức 3 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 điểm đến 3.49 điểm) ứng với công tác quản lý được đánh giá hiệu quả;

Mức 2 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 điểm đến 2.49 điểm) ứng với công tác quản lý được đánh giá ít hiệu quả;

Mức 1 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.0 điểm đến 1.49 điểm) ứng với công tác quản lý được đánh giá không hiệu quả.

• Nhóm 2: Với 4 mức giá trị tương ứng với mức độ tác động của các nguyên nhân đến công tác quản lý hoạt động học tập của HS: Không tác động = 1 điểm; Ít tác động = 2 điểm; Tác động nhiều = 3 điểm; Tác động rất nhiều = 4 điểm.

o Quy ước thang đo cho nhóm 2:

Mức 4 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 3.5 điểm đến 4 điểm) ứng với nguyên nhân tác động rất nhiều đến công tác quản lý;

Mức 3 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 điểm đến 3.49 điểm) ứng với nguyên nhân tác động nhiều đến công tác quản lý;

Mức 2 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 điểm đến 2.49 điểm) ứng với nguyên nhân ít tác động đến công tác quản lý;

Mức 1 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.0 điểm đến 1.49 điểm) ứng với nguyên nhân không tác động đến công tác quản lý.

• Nhóm 3: Với 6 mức giá trị, trong đó 3 mức giá trị ứng với mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động học tập của HS do chúng tôi đề xuất và 3 mức giá trị ứng với mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đó.

Không cần thiết = 1 điểm; Cần thiết = 2 điểm; Rất cần thiết = 3 điểm Không khả thi = 1 điểm; Khả thi = 2 điểm; Rất khả thi = 3 điểm

o Quy ước thang đo cho nhóm 3:

Mức 3 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 2.5 điểm đến 3 điểm) ứng với mức độ rất cần thiết hoặc rất khả thi;

Mức 2 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.5 điểm đến 2.49 điểm) ứng với mức độ cần thiết hoặc khả thi ;

Mức 1 (Có điểm trung bình cộng (X) từ 1.0 điểm đến 1.49 điểm) ứng với mức độ không cần thiết hoặc không khả thi.

- Bộ phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng quản lý HĐHT của HS được sắp xếp thành 6 nội dung với 2 mẫu: mẫu 1 dành cho CBQL và GV, mẫu 2 dành cho HS.

• Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GV (mẫu phụ lục 1)

o Ở câu 1 chúng tôi muốn khảo sát về thực trạng công tác xây dựng kế hoạch QL HĐHT của HS với 5 mục nội dung của công tác này là: quản lý việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập; quản lý nội dung học tập; quản lý phương pháp, phương tiện học tập; quản lý hình thức, thời gian học tập; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Ở mỗi câu phát biểu có hai phần cần trả lời là: “Thực hiện” và “Mức độ hiệu quả”. Ở mỗi phần, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 1.

o Ở câu 2 chúng tôi muốn khảo sát về thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch QL HĐHT của HS với 5 mục nội dung của công tác này là: quản lý việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập; quản lý nội dung học tập; quản lý phương pháp, phương tiện học tập; quản lý hình thức, thời gian học tập; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Ở mỗi câu phát biểu có hai phần cần trả lời là: “Thực hiện” và “Mức độ hiệu quả”. Ở mỗi phần, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 1.

o Ở câu 3 chúng tôi muốn khảo sát về thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch QL HĐHT của HS với 5 mục nội dung của công tác này là: quản lý việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập; quản lý nội dung học tập; quản lý phương pháp, phương tiện học tập; quản lý hình thức, thời gian học tập; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Ở mỗi câu phát biểu có hai phần cần trả lời là: “Thực hiện” và “Mức độ hiệu quả”. Ở mỗi phần, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 1.

o Ở câu 4 chúng tôi muốn khảo sát về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch QL HĐHT của HS với 5 mục nội dung của công tác này là: quản lý việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập; quản lý nội dung học tập; quản lý phương pháp, phương tiện học tập; quản lý hình thức, thời gian học tập; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Ở mỗi câu phát biểu có hai phần cần trả lời là: “Thực hiện” và “Mức độ hiệu quả”. Ở mỗi phần, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 1.

o Ở câu 5 chúng tôi muốn đánh giá về mức độ tác động của các nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của một số chức năng quản lý trên. Người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 2.

o Ở câu 6 chúng tôi muốn tìm hiểu các biện pháp quản lý mà nhà trường cần tiến hành để nâng cao chất lượng học tập của HS. Ở mỗi câu phát biểu có hai phần cần trả lời là: “Mức độ cần thiết” và “Mức độ khả thi”. Ở mỗi phần, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô lựa chọn. Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm và quy ước thang đo ở nhóm 3.

Ở câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, chúng tôi sử dụng phép tính tần số, phần trăm, giá trị trung bình và phương pháp kiểm nghiệm T hai mẫu độc lập để so sánh mức độ đánh giá của 2 đối tượng CBQL và GV về các chức năng quản lý.

Ở câu 5 và câu 6 chúng tôi sử dụng phép tính giá trị trung bình để so sánh mức độ nhận định của 3 đối tượng là CBQL, GV và HS.

• Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho HS (mẫu phụ lục 2): gồm 6 nội dung tương ứng với 6 phần đánh giá như trên. Riêng phương pháp xử lý số liệu, chúng tôi chỉ sử dụng tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình cộng để xem xét và bổ sung cho phần đánh giá của CBQL và GV.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)