2.1. Khái quát tình hình hoạt động của các trường trung cấp chuyên nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Khái quát về các trường trung cấp chuyên nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh Minh
2.1.1.1. Hệ thống, loại hình, nhiệm vụ và quyền hạn - Hệ thống và loại hình trường TCCN:
Điều 4 của Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ trường TCCN có nêu như sau:
+ Hệ thống trường TCCN bao gồm:
a) Trường TCCN trực thuộc Bộ, ngành (bao gồm cả các trường TCCN thuộc các doanh nghiệp do Bộ, ngành thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật);
b) Trường TCCN thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là trường TCCN thuộc tỉnh).
+ Trường TCCN được tổ chức theo các loại hình công lập và tư thục. a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
b) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
- Nhiệm vụ và quyền hạn: Điều 3 của Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp có nêu nhiệm vụ và quyền hạn của trường TCCN như sau:
+ Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ cán bộ, viên chức.
+ Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý người học và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo từng giai đoạn 5 năm và 10 năm.
+ Xây dựng và ban hành chương trình đào tạo trên cơ sở quy định về chương trình khung và chương trình khung các ngành đào tạo trình độ TCCN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình của các ngành đào tạo TCCN để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong nhà trường để bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập. Việc biên soạn hoặc lựa chọn và duyệt giáo trình các ngành đào tạo TCCN thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học - kỹ thuật, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục.
+ Được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế; vay tín dụng; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá. + Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân, trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho cán bộ, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.
+ Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng và việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn lực cho nhà trường.
+ Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học của nước ngoài theo quy định.
+ Thực hiện công khai cam kết về chất lượng đào tạo và công khai về chất lượng đào tạo thực tế, về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và về thu chi tài chính. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.1.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức
Điều 16 của Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ GD&ĐT về ban hành Điều lệ TCCN có nêu mô hình tổ chức trường TCCN bao gồm:
a) Hội đồng trường (đối với trường công lập), Hội đồng quản trị (đối với trường tư thục);
b) Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng;
c) Các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng thành lập; d) Các phòng chức năng;
đ) Các khoa, tổ bộ môn; e) Các lớp học;
f) Các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học; g) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;
h) Các đoàn thể và tổ chức xã hội;
2.1.1.3. Nhóm ngành đào tạo, quy mô học sinh
Quy mô của các trường chuyên nghiệp ngày càng phát triển, có nhiều loại hình đào tạo đáp ứng được yêu cầu đa dạng của người học, hiện nay toàn ngành giáo dục chuyên nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có 87.617 học sinh, sinh viên đang theo học (trong đó có 78.559 học sinh, sinh viên hệ chính quy).
Cơ cấu ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng phong phú, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Các trường rất quan tâm đến nhu cầu lao động của nền kinh tế, tình hình phát triển của Thành phố, trong học kỳ I năm học 2011-2012 đã mở thêm nhiều ngành nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của Thành phố như: QL nhà đất, Trồng trọt và bảo vệ thực vật (Trung cấp Kỹ thuật Nông Nghiệp), Tin học (Trung cấp Đại Việt), Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, Thư ký văn phòng, Công nghiệp nhiệt (Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn), Kế toán doanh nghiệp, Tài chính – Ngân hàng (Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh), nhiều ngành chuẩn bị kiểm tra các điều kiện như: ngành Y sỹ (Trung cấp Quang Trung, Trung cấp Đại Việt, Trung cấp Tổng Hợp TP.HCM), ngành Xây dựng (Trung cấp Đại Việt, Trung cấp Tổng hợp TP.HCM), ngành Pháp luật (Trung cấp Tổng hợp TP.HCM)... [49]. Với nhóm ngành đa dạng và phù hợp với yêu cầu của thực tế sẽ tạo ra nhiều sự lựa chọn và thu hút HS, hứa hẹn sẽ cung ứng nguồn nhân lực kịp thời cho Thành phố trong thời kỳ tới.
2.1.1.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên
Về đội ngũ GV: [9, tr.7]
Đội ngũ GV trong các trường TCCN trên cả nước hiện nay tăng mạnh về quy mô và chất lượng. Năm 2001, tổng số GV TCCN chỉ có trên 10.000 người với số GV có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ tương ứng là 34 và 549 người, đến nay số GV tăng đến 14.658 người, trong đó số GV có học vị tiến sĩ là 219 người, số GV có trình độ thạc sĩ là 2.392 người, tăng dần 3.5 lần, đó là chưa kể đến gần 10.000 giảng viên trong các trường cao đẳng và đại học tham gia dạy TCCN. Tỷ lệ giữa GV trên tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 67% tương đương với tỷ lệ của một số quốc gia trên thế giới.
Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu trình độ đội ngũ giáo viên TCCN NĂM 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TỔNG SỐ 10.133 9.327 10.247 11.121 13.937 14.230 14.540 14.568 Trên đại học 578 566 780 1.335 1.958 2.383 2.133 2.611 Đại học, cao đẳng 8.108 7.378 8.336 8.722 10.854 10.677 11.339 11.553 Trình độ khác 1.447 1.383 1.131 1.064 1.125 1.170 1.068 1.243 Công lập 9.984 9.178 9.677 10.017 11.540 11.291 12.427 13.178 Trên đại học 561 530 648 1.042 1.346 1.609 1.510 2.053 Đại học, cao đẳng 8.003 7.268 7.907 7.981 9.146 8.629 9.875 9.920 Trình độ khác 1.420 1.380 1.122 994 1.048 1.053 1.042 1.205 Ngoài công lập 149 149 570 1.104 2.397 2.939 2.113 2.229 Trên đại học 17 36 132 293 612 774 623 558 Đại học, cao đẳng 105 110 429 741 1.708 2.048 1.464 1.633 Trình độ khác 27 3 9 70 77 117 26 38
Giáo viên TCCN ở hầu hết các ngành đào tạo đều tuyển từ những sinh viên tốt nghiệp đại học, một số ít GV thực hành ở trình độ cao đẳng hoặc thấp hơn. Hiện nay, cả nước có hai trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật và 8 khoa Sư phạm Kỹ thuật trong các đại học để cung cấp GV cho giáo dục phổ thông và một phần cho giáo dục TCCN, song ngành nghề đào tạo chủ yếu tập trung vào nhóm ngành Kỹ thuật. Những nhóm ngành dịch vụ, kinh tế, tài chính không có cơ sở nào đào tạo GV TCCN.
Nhìn chung, số lượng GV trong hầu hết các trường đều bị thiếu do không có chỉ tiêu biên chế hoặc không tuyển được do nhiều nguyên nhân về lương, điều kiện làm việc, thủ tục tuyển dụng GV…
Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy: nhóm ngành Sư phạm có số lượng HS trên một GV là cao nhất. Trong những năm gần đây, nhu cầu đào tạo nhóm ngành Sư phạm chủ yếu tập trung vào ngành Trung học Sư phạm (THSP) mẫu giáo. Điều này đã làm tăng tỷ lệ HS trên mỗi GV đến 56,44%. Trong những năm tới, tình hình GV trong các trường trung cấp có thể sẽ giảm nhiều do định hướng của Bộ GD&ĐT sẽ tập trung đào tạo GV trình độ tối thiểu là cao đẳng. Nguyên nhân có thể do nhu cầu cao từ thị trường lao động nhờ chính sách phát triển giáo dục mầm non và các dịch vụ nuôi dạy trẻ được mở ra ở các địa phương. Nhu cầu tuyển GV cho các trường THSP mẫu giáo còn khá lớn, vì vậy cần có chính sách tuyển dụng hợp lý và phải tăng quy mô đào tạo GV sư phạm mẫu giáo trong các đại học sư phạm.
Riêng ở TP.HCM, theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM, đến tháng 3/2012 [49], số lượng GV cơ hữu trong các trường TCCN thành phố là 3.150 GV, trong đó:
- Về trình độ chuyên môn: - Về trình độ tin học:
+ Giáo sư, phó giáo sư: 49, đạt 1.56% + Tin học A: 1.268, đạt 40.25% + Tiến sĩ: 127, đạt 4.03% + Tin học B: 818, đạt 26% + Thạc sĩ: 642, đạt 20.38% + Tin học C: 72, đạt 2.3% + Đại học: 2.169, đạt 68.86% - Về trình độ ngoại ngữ: + Cao đẳng: 51, đạt 1.62% + Trình độ A: 891, đạt 28.28% + Khác: 157, đạt 4.98% + Trình độ B: 966, đạt 30.6% + Trình độ C: 357, đạt 11.3%
Nhóm ngành Tỉ lệ học sinh/1 giáo viên
Công nghiệp – xây dựng 20,36
Công nghệ thông tin 25,40
Nông – Lâm – Ngư 11,44
Kinh tế - Dịch vụ 39,86
Sư phạm 56,44
Y tế - thể thao 48,42
- Về trình độ sư phạm:
+ Bậc 1: 1.177, đạt 35.46% + Bậc 2: 1.330, đạt 42.3%
Số liệu thống kê cho thấy số lượng GV TCCN của Thành phố hiện nay dần đi vào đáp ứng chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ (trên 92% có trình độ trên đại học, trên 77% có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm), trong năm học 2010-2011 Sở GD&ĐT TP.HCM đã tiếp tục phân cấp mạnh mẽ cho các trường chuyên nghiệp được chủ động trong tuyển dụng GV, trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ theo nhu cầu thực tế của đơn vị. Qua đó nhiều trường đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyển chọn bổ sung thêm GV cơ hữu, phối hợp các trường đại học, đơn vị chức năng trong và ngoài Thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, sử dụng thiết bị dạy học; gửi GV đi bồi dưỡng trình độ chính trị, có chế độ khuyến khích các GV nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ... Trong năm học này, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đã có những kế hoạch bồi dưỡng cho CBQL và GV trong hè, trong năm học nhằm từng bước chuẩn hóa đội ngũ về trình độ, không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp trong quá trình dạy học.
Về đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ:
Hiện nay, đội ngũ Hiệu trưởng trường TCCN trong toàn quốc có 276 người, trong đó có 27 người là nữ, chiếm tỷ lệ 17.76%, số Hiệu trưởng có thâm niên trên 25 năm chiếm trên 65% và trên 60% Hiệu trưởng có thâm niên quản lý trên 15 năm.
Về trình độ chuyên môn, 94.8% Hiệu trưởng trường TCCN đạt chuẩn trình độ chuyên môn, trong đó tiến sĩ chiếm 8%, thạc sĩ chiếm 36%, còn lại là tốt nghiệp đại học.
Về trình độ lý luận chính trị, 15.14% Hiệu trưởng có trình độ cử nhân chính trị, 42.11% có trình độ cao cấp lý luận chính trị và 25% có trình độ trung cấp.
Riêng ở TP.HCM, tính đến 31/12/2011, Sở GD&ĐT TP.HCM thống kê số lượng CBQL, nhân viên nghiệp vụ các trường là 1.907 người [49], trong đó:
- Về trình độ chuyên môn:
+ Giáo sư, phó giáo sư: 9, đạt 0.47% + Đại học: 875, đạt 45.88% + Tiến sĩ: 28, đạt 1.47% + Cao đẳng: 201, đạt 10.54% + Thạc sĩ: 204, đạt 10.70% + Khác: 671, đạt 35.19% - Về trình độ chính trị:
+ Sơ cấp: 466, đạt 24.44% + Cao cấp: 42, đạt 2.20% + Trung cấp: 164, đạt 8.60% + Cử nhân: 56, đạt 2.94%
Một yếu kém nổi cộm hiện nay đối với Hiệu trưởng là năng lực công nghệ thông tin và tiếng Anh rất hạn chế nên đã ảnh hưởng đến năng lực đổi mới trong quản lý nhà trường.
CBQL các Phòng Giáo dục chuyên nghiệp thuộc các Sở GD&ĐT có 63 người giữ vị trí trưởng phòng, 80% đều có độ tuổi 48 trở lên và hầu hết đều có trình độ đại học và tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm, nhưng chưa được bồi dưỡng chuyên môn về quản lý nhà nước đối với giáo dục chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm về giáo dục TCCN. Trong những năm tới, với việc mở rộng quy mô đào tạo TCCN, tăng cường quản lý chất lượng đào tạo và đẩy mạnh phân cấp cho Sở GD&ĐT, chúng ta sẽ gặp phải thách thức lớn do năng lực đội ngũ cán bộ của các phòng Giáo dục chuyên nghiệp rất hạn chế.
Tóm lại, đội ngũ cán bộ quản lý TCCN ở các trường và địa phương hiện nay chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý các trường TCCN phát triển theo định hướng. Tuy nhiên, tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi đội ngũ này cần phải được đào tạo và bồi dưỡng chuyên nghiệp hơn [9].