1.5.1. Kinh nghiệm quản lý thu nợ BHXH tại tỉnh Hồ Chí Minh
Tỉnh Hồ Chí Minh là một trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, diện tích 2.095 km2 với dân số hơn 7 triệu ngƣời. Nguồn nhân lực hiện tại khoảng 4,8 triệu; lao động đang có việc làm khoảng 3,5 triệu ngƣời. Các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, đa dạng về loại hình sản xuất và hình thức sở hữu. Do đó, đã thu hút lực lƣợng lao động khác rất đông. Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng
41
hơn 40.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp trong nƣớc chiếm 90%; trên 35.000 cơ sở kinh doanh cá thể. Điều đó đã tạo ra tiềm năng và những điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Tuy nhiên, vấn đề vi phạm BHXH đã và đang trở thành mối quan tâm, bức xúc của dƣ luận xã hội nếu không có biện pháp kiên quyết, vi phạm này sẽ cản trở lớn cho việc thực hiện chính sách BHXH. Tính đến cuối năm 2010, thành phố Hồ Chí Minh có 19.139 DN, đơn vị nợ đọng BHXH của trên 687.100 NLĐ. Chỉ tính riêng số nợ trên 12 tháng đã có tới 205 DN nợ tổng cộng 75 tỷ đồng, trong đó có DN nợ trên 10 tỷ đồng. Tổng nợ BHXH bắt buộc đến cuối năm 2010 tại tỉnh Hồ Chí Minh là gần 374 tỷ đồng. Hiện nay cơ quan BHXH tỉnh Hồ Chí Minh không xác định đƣợc chính xác số lƣợng đơn vị, DN có SDLĐ, cũng nhƣ số lƣợng NLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc.
Để góp phần giải quyết thực trạng này, bên cạnh việc tập trung nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra chấn chỉnh, BHXH Tỉnh Hồ Chí Minh đã tập trung thực hiện một số biện pháp chủ yếu nhƣ sau:
- BHXH Tỉnh Hồ Chí Minh xây dựng quy chế phối hợp phối hợp:
+ Phối hợp với Sở LĐ- TB&XH xây dựng chƣơng trình hành động liên tịch, thƣờng xuyên trao đổi các thông tin về tình hình thực hiện BHXH của các doanh nghiệp. Sau khi cơ quan BHXH Tỉnh kiểm tra, nếu các đơn vị vẫn không tích cực khắc phục vi phạm thì sẽ lập danh sách chuyển Sở LĐ- TB&XH để xem xét xử phạt theo quy định. Căn cứ vào danh sách này, Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Thông qua các quan hệ phối hợp, đã kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật lao động phát sinh, chủ yếu là vi phạm về BHXH, để giảm thiểu các vi phạm ảnh hƣởng đến quyền lợi của NLĐ.
+ Xây dựng mối quan hệ với Tòa án nhân dân các cấp để xử lý các vụ kiện của cơ quan BHXH đòi nợ các đơn vị SDLĐ. Nhờ đó, đã kịp thời tháo gỡ vƣớng mắc phát sinh trong quá trình tố tụng, đảm bảo thụ lý đúng trình tự và thời gian, xét xử theo quy định của Pháp luật
42
+ Phối hợp với Cục thi hành án dân sự Tỉnh Hồ Chí Minh để đảm bảo quá trình thi hành án đƣợc kịp thời. Tập huấn kiến thức về Luật thi hành án cho BHXH quận, huyện nhằm trang bị và hƣớng dẫn những kiến thức cần thiết, những công việc phải làm sau khi có quyết định, bản án của tòa án. Các mối quan hệ này góp phần tạo ra bƣớc chuyển biến lớn trong công tác xử lý vi phạm nói chung.
- Hợp tác tốt với báo chí: Tại Tỉnh Hồ Chí Minh, sự phê phán của công luận thông qua báo chí có tác dụng tích cực. Đa số ngƣời dân có thói quen đọc báo và có thái độ phê phán mạnh mẽ các hành vi xâm phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng. Hợp tác tốt với báo chí là một biện pháp có hiệu quả để các DN thực hiện trách nhiệm nộp BHXH. BHXH Thành phố đã thƣờng xuyên công bố thông tin về vi phạm trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Các báo cũng có nhiều bài điều tra, phản ánh các doanh nghiệp né tránh nhiệm vụ nộp BHXH. - Khởi kiện tại tòa án: Với biện pháp xử lý nêu trên, vẫn còn đơn vị chiếm dụng hoặc nợ đọng BHXH xấu, kéo dài. Do vậy, năm 2011, BHXH Thành phố đã tiến hành khởi kiện ra tòa 60 doanh nghiệp cố tình vi phạm nghiêm trọng (nợ BHXH nhiều, kéo dài trên 6 tháng). Từ kinh nghiệm của việc khởi kiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật BHXH năm 2011 và trƣớc tình hình vi phạm chế độ thu nộp BHXH của một số DN ngày một diễn biến phức tạp nhƣng chƣa có biện pháp khắc phục. Tác động tích cực của biện pháp này là ngăn chặn có hiệu quả ý định không nộp BHXH của các DN còn lại. Có thể kết luận biện pháp khởi kiện góp phần quan trọng đến việc hạn chế việc chiếm dụng quỹ BHXH, giữ vững sự ổn định chính trị trên địa bàn Thành phố, làm cơ sở cho việc hoàn thành vƣợt mức kế hoạch thu năm 2009, đồng thời kéo giảm tỷ lệ nợ đọng xuống dƣới 1 tháng. Mặt khác, thông qua khởi kiện đã góp phần vào việc xây dựng và hình thành các chủ trƣơng chỉ đạo về việc xử lý vi phạm của các đơn vị SDLĐ của BHXH Việt Nam, tham mƣu với UBND Tỉnh đề xuất các biện pháp giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Tỉnh và đề xuất với Nhà nƣớc những nội dung cần xem xét điều chỉnh,
43
sửa đổi cụ thể các văn bản pháp luật về chính sách ASXH nhằm bảo vệ tốt hơn về quyền lợi của NLĐ.
Tuy vậy, việc khởi kiện các DN trốn, nợ đóng BHXH kéo dài chỉ là biện pháp giải quyết cuối cùng, tốn nhiều thời gian, công sức và tuân thủ một quy trình phức tạp. BHXH tỉnh Hồ Chí Minh kiến nghị, các hành vi vi phạm phải đƣợc xử lý nghiêm khắc ngay từ đầu, tăng nặng mức xử phạt theo tỷ lệ % luỹ tiến số tiền phạt theo số nợ quỹ BHXH mà không xử phạt theo các mức cố định nhƣ hiện nay [24, tr.30]. (http://www.bhxhtphcm.gov.vn).
1.5.2. Kinh nghiệm quản lý thu nợ BHXH tại Tỉnh Hải Phòng
Hải Phòng là một Thành phố cảng biến lớn, là đầu mối giao thông trong nƣớc và quốc tế với nhiều DN kinh doanh trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có mối quan hệ đối tác không chỉ trong nƣớc mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế. Việc quản lý công tác thu BHXH trên địa bàn vì thế gặp nhiều thuận lợi nhƣng cũng không ít khó khăn bởi các DN tuy lớn nhƣng lại có mối quan hệ kinh tế quốc tế rất chặt chẽ, do đó quá trình sản xuất kinh
doanh phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của đối tác nƣớc ngoài. Do vậy cũng dễ hiểu khi nhiều DN bị ảnh hƣởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2009 và ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của NLĐ. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng khá nhiều DN trên địa bàn phải nợ đọng BHXH của NLĐ trong thời gian vừa qua. Vì vậy, để hoàn thành công tác thu BHXH mà BHXH Việt Nam giao, cán bộ phòng thu nói riêng và tập thể CB, CCVC BHXH Tỉnh Hải Phòng nói chung phải rất nỗ lực, cố gắng.
Kết quả năm 2011, số DN nợ đọng BHXH kéo dài trên địa bàn Tỉnh Hải Phòng đã giảm từ 70 DN xuống còn 46 DN (giảm 34,3%) và số tiền nợ đọng giảm từ từ 81 tỷ đồng xuống còn 41,6 tỷ đồng (giảm 48,7%). Bí quyết thành công của tỉnh Hải Phòng là sự thấu hiểu và thông cảm giữa “chủ nợ” và “con nợ”. Hải Phòng luôn lắng nghe DN, tìm hiểu những khó khăn, vƣớng mắc của họ với thái độ tôn trọng, chia sẻ. Lãnh đạo ngành BHXH thành phố đã trực tiếp đến nhiều
44
DN để tiếp xúc với đơn vị, vừa tìm hiểu nguyên nhân, vừa tìm cách tháo gỡ với DN với mục tiêu trƣớc hết là đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động.
Để giải quyết vấn đề này, BHXH tỉnh Hải Phòng đã chủ động đề nghị với chủ DN việc đóng tiền nợ BHXH chia làm nhiều đợt, tùy vào tình hình ngân sách của DN cùng với bản cam kết sẽ đóng nốt các khoản còn lại trong thời gian nhất định. Việc đóng một phần tiền nợ đọng này đƣợc phía cơ quan BHXH ghi nhận và làm thủ tục giải quyết các chế độ tồn đọng của ngƣời lao động do DN thiếu nợ trƣớc đây. Việc làm này đã đƣợc hầu hết các DN tích cực hƣởng ứng. Nhiều DN ngay lập tức đã trích một phần ngân sách để đóng BHXH, thậm chí còn nhiều DN sẵn sàng đi vay ngân hàng để nộp nợ BHXH.
Bên cạnh đó những biện pháp tuyên truyền, vận động trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc triệt để thực hiện. Đối với các DN cố tình chây ì sẽ đƣợc lập DN để gửi lên UBND Tỉnh, đồng thời đƣa vào đánh giá thi đua, khen thƣởng dịp cuối năm. Đồng thời đƣa những đơn vị nợ đọng chây ì lên truyền hình để mọi ngƣời dân đƣợc biết thông tin.
Thoát khỏi tâm lý ngại ngần khi tiếp xúc với các đơn vị nợ đọng, thấu hiểu nỗi khó khăn của DN và quan trọng hơn là để giải quyết chế độ hợp pháp cho ngƣời lao động, cùng với thái độ kiên quyết của lãnh đạo BHXH Tỉnh Hải Phòng đã giúp cho việc thu nợ đọng BHXH ở Hải Phòng đạt những kết quả đáng khích lệ (http://www.bhxhhaiphong.vn).
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho quản lý thu nợ tại BHXH tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nợ tại BHXH tỉnh Thanh Hóa muốn đạt hiệu quả cao phải dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, các ngành quản lý kinh tế, kinh nghiệm từ các địa phƣơng trong nƣớc đã thực hiện. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính toán phù hợp với yêu cầu quản lý của BHXH tỉnh Thanh Hóa nhƣ: nền kinh tế vĩ mô chƣa ổn định, hoạt động thu, quản lý nợ của BHXH tỉnh thiếu tính pháp lý nhất là khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về BHXH thì việc kiểm tra, thanh tra lại bị phụ thuộc vào các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Vì vậy, cần đánh
45
giá một cách toàn diện về công tác tổ chức và khả năng thực hiện nhiệm vụ thu, trong đó cần chú ý các vấn đề:
Một là: Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động quản lý quỹ BHXH, trong đó bổ sung điều khoản quy định về quản lý nợ BHXH.
Hai là: Việc nâng cao năng lực quản lý quỹ BHXH cần đƣợc triển khai đồng bộ với hoạt động thu, chi và quản lý nợ, bao gồm những nội dung liên quan đến việc theo dõi, đánh giá, phân tích, phân loại nợ, đề xuất giải pháp và xử lý nợ BHXH.
Ba là: Cần xây dựng quy định, quy trình quản lý nợ BHXH áp dụng thống nhất trong hệ thống, trong đó có phân định trách nhiệm, hƣớng dẫn BHXH các cấp tổ chức thực hiện quản lý nợ và các biện pháp thu hồi, xử lý nợ BHXH.
Bốn là: Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện công tác quản lý nợ, nhƣ: cơ chế phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan để tổ chức thực hiện thu, quản lý nợ BHXH.
Năm là: Xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng về CNTT ứng dụng trong công tác quản lý quỹ BHXH nói chung, hoạt động thu và quản lý nợ BHXH nói riêng.
Sáu là: Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy, nhân sự thực hiện thu BHXH ở BHXH các cấp sao cho hoạt động thu BHXH nói chung và công tác thu hồi nợ nói riêng đạt hiệu quả cao.
1.6 Hệ thống các chỉ tiêu thực hiện trong nghiên cứu 1.6.1 Các chỉ tiêu tuyệt đối 1.6.1 Các chỉ tiêu tuyệt đối
a) Số tiền nợ BHXH trong kỳ: Là số tiền còn lại của số tiền BHXH phải thu trong kì với số tiền BHXH đã nộp trong kỳ.
- Cách tính: Số tiền nợ BHXH trong kỳ = Số phải thu BHXH trong kỳ - Số đã nộp BHXH trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh về số tuyệt đối tình trạng số tiền nợ BHXH của từng đơn vị hoặc toàn hệ thống.
46
b) Số đơn vị nợ BHXH trong kỳ: Là số đơn vị chƣa đóng đủ số tiền BHXH phải thu trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh về số tuyệt đối số đơn vị nợ BHXH của từng đơn vị hoặc của toàn bộ hệ thống.
1.6.2 Các chỉ tiêu tƣơng đối
a) Tỷ lệ nợ BHXH: là tỷ lệ phần trăm tổng số tiền BHXH nợ đọng so với tổng số tiền BHXH phải thu.
- Cách tính:
Tỷ lệ nợ đọng BHXH
= Tổng số tiền nợ đọng BHXH x 100%
Tổng số tiền phải thu BHXH
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu kịp thời, hoàn thành công tác thu BHXH của bộ phận thu BHXH. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số nợ đóng BHXH so với tổng số tiền phải thu càng thấp, ngƣợc lại tỷ lệ này càng cao phản ánh tình trạng nợ đóng BHXH diễn ra phổ biến.
b) Tỷ lệ đơn vị nợ BHXH: là tỷ lệ phần trăm tổng số DN nợ đọng BHXH so với tổng số DN phải tham gia BHXH.
- Cách tính:
Tỷ lệ đơn vị nợ đọng = BHXH
Tổng số đơn vị tiền nợ đọng BHXH
x 100%
Tổng số đơn vị tham gia BHXH
Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ số đơn vị nợ BHXH trên tổng số đơn vị đang tham gia BHXH càng nhiều và ngƣợc lại. Xác định chỉ tiêu này giúp cơ quan BHXH có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn tình trạng nợ BHXH.
47
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Qui trình thực hiện nghiên cứu
Các nghiên cứu hiện đại thƣờng sử dụng các số liệu định lƣợng nhằm đƣa ra các bằng cứ để chứng minh hay kiểm nghiệm các giả thuyết, nhất là các số liệu thu đƣợc qua các cuộc điều tra chọn mẫu. Tuy nhiên, bản thân các cuộc điều tra đó thƣờng không đủ khả năng đem lại các dữ liệu định tính cần thiết để giải thích sự phức tạp nằm bên trong những hiện tƣợng đƣợc khảo sát. Mặt khác, các câu hỏi đóng đƣợc sử dụng để thu thập các thông tin định lƣợng nếu không đƣợc thiết kế và thử nghiệm cẩn thận, có thể bị ngƣời đƣợc nghiên cứu hiểu sai, dẫn đến sự giải thích sai của ngƣời phân tích. Do đó những dữ liệu định lƣợng rất cần đƣợc bổ sung những kỹ thuật định tính để giúp cho việc xác định thang đo, xây dựng câu hỏi đƣợc tốt hơn hoặc tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn và hỗ trợ cho việc giải thích những vấn đề đƣợc nghiên cứu. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp để hỗ trợ và kiểm tra lẫn nhau nhằm khẳng định các kết quả nghiên cứu. Quy trình tổ chức nghiên cứu đƣợc thực hiện theo 4 bƣớc đƣợc mô tả nhƣ bảng sau:
Bƣớc 1: Nhận diện vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu hồ sơ văn bản: nghiên cứu công trình liên quan đến quản lý thu nợ BHXH; Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc quy định, hƣớng dẫn quản lý thu nợ BHXH. - Nghiên cứu tài liệu thứ cấp liên quan đến quản lý thu nợ
BHXH, các số liệu đƣợc thu thập tại BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Thanh Hóa,…
- Tổng quan các nghiên cứu về nợ và quản lý thu nợ BHXH,…;
Bƣớc 2: Xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu tài liệu thứ cấp.
48
- Phƣơng pháp so sánh, kế thừa,… Bƣớc 3: thu
thập và xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp: đƣợc thu thập thông qua các công trình, báo cáo, bài cáo,… đã đƣợc công bố. Số liệu liên quan đến nợ và quản lý thu nợ BHXH tại BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Thanh Hóa.
Bƣớc 4: Phân tích, báo cáo kết quả nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng tình hình nợ BHXH tại tỉnh Thanh Hóa. - Đánh giá công tác quản lý thu nợ BHXH trên địa bàn tỉnh
thông qua các chỉ số tƣơng đối và tuyệt đối.