Tổng quan về BHXH tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quản lý thu nợ tại bảo hiểm xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 63)

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thanh Hóa đƣợc thành lập theo Quyết định số 137/QĐ- BHXH ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); quản lý quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thanh Hóa đang tổ chức thực hiện quản lý thu BHXH và giải quyết chế độ, chính sách cho các đối tƣợng và ngƣời lao động, bao gồm các chế độ: Hƣu trí, tử tuất, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và chế độ bảo hiểm y tế. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuy còn gặp những khó khăn nhất định do nhận thức của một bộ phận ngƣời sử dụng lao động về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia BHXH còn hạn chế và chƣa đồng đều, những áp lực về khối lƣợng công việc, đối tƣợng tham gia và thụ hƣởng chính sách nhiều, địa bàn quản lý rộng cùng với những tác động bất lợi do sự khó khăn, suy giảm của nền kinh tế đã hƣởng lớn đến việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh. Song, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo thƣờng xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành chức năng, thời gian qua, việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc ổn định chính trị - xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý BHXH tỉnh Thanh Hóa

Căn cứ Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phƣơng, hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Thanh Hóa gồm có 10 phòng chức năng, nghiệp vụ và 27 cơ quan BHXH huyện, thị xã, tỉnh.. Các

55

phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bảo hiểm xã hội tỉnh

Các phòng chức năng, nghiệp vụ có tƣ cách pháp nhân không đầy đủ, không có con dấu và tài khoản riêng và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của giám đốc BHXH tỉnh. Đối với BHXH cấp huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sáchBHXH, quản lý thu, chi BHXH trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc của Uỷ ban nhân dân huyện. Bảo hiểm xã hội huyện có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

3.2.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

Công tác quản lý thu BHXH do phòng Thu của BHXH tỉnh chịu trách nhiệm. Căn cứ Quyết định 4969/QĐ-BHXH ngày 10/11/2008 của Tổng Giám đốc

56

BHXH Việt Nam, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chức năng thuộc BHXH tỉnh, phòng Thu có chức năng, nhiệm vụ sau:

Chức năng

Phòng Thu có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, thu bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), thu bảo hiểm y tế bắt buộc, thu bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế) của các đối tƣợng tham gia theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn

+ Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng và phân bố chỉ tiêu kế hoa ̣ch thu bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm y tế hàng năm cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện và phòng Thu trên cơ sở kế hoa ̣ch đã đƣợc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.

+ Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo kế hoạch.

+ Kiểm tra, đối chiếu danh sách các đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thẩm định và tổng hợp số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Tổ chức thẩm định hồ sơ đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. + Hƣớng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện kế hoa ̣ch thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

+ Thực hiện chƣơng trình cải cách hành chính của ngành. + Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.

+ Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Tham gia đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ.

+ Quản lý, sử dụng công chức, viên chức và tài sản của phòng.

Hiện nay, tổ chức bộ máy phòng Thu BHXH tỉnh đƣợc biên chế 11 cán bộ, trong đó có 01 Trƣởng phòng và 02 Phó Trƣởng phòng. Ngoài việc tổ chức triển khai nhiệm vụ thu BHXH, hƣớng dẫn nghiệp vụ cho BHXH các huyện, thị xã, tỉnh, hàng năm phòng thu đƣợc giao quản lý thu gần 150 đơn vị với số tiền thu gần 400 tỷ đồng.

57

Tại BHXH các huyện, thị xã, tỉnh đƣợc thành lập bộ phận thu với biên chế từ 2-3 cán bộ, riêng BHXH tỉnh có 09 cán bộ thực hiện quản lý thu BHXH đối với các đơn vị đƣợc BHXH tỉnh phân cấp theo địa giới hành chính.

Nhƣ vậy, công tác bố trí nhân sự của BHXH Thanh Hóa làm công tác thu BHXH bắt buộc trong nhiều năm qua tuy hợp lý so với tổng biên chế đƣợc giao, song đều quá tải so với nhiệm vụ. Nếu tính bình quân mỗi cán bộ chuyên quản thu BHXH phải quản lý 75 đơn vị và đảm nhận số thu hàng năm khoảng 3,5 tỷ đồng (bình quân cả nƣớc: mỗi cán bộ phải thu là 2,19 tỷ đồng), chƣa kể phải đảm nhận thực hiện hƣớng dẫn công tác nghiệp vụ, đôn đốc, kiểm tra thu nộp.

3.2.4 Một số kết quả đạt đƣợc của BHXH tỉnh Thanh Hóa

Qua gần 20 năm hình thành và phát triển, đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT và BHTN không ngừng tăng cao. Tổng số tiền thu BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh trong 18 năm qua đạt trên 16.000 tỷ đồng. Công tác giải quyết chế độ cho ngƣời tham gia và thụ hƣởng các chế độ BHXH cũng đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho các đối tƣợng tham gia. Từ năm 1995 đến 2014, đã giải quyết cho trên 1000.000 lƣợt ngƣời hƣởng các chế độ BHXH, BHTN.

Số ngƣời tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tăng, đặc biệt là số ngƣời lao động thuộc các khu vực ngoài nhà nƣớc và nhân dân tham gia BHXH, BHYT ngày càng tăng, đã góp phần quan trọng cùng các địa phƣơng trong cả nƣớc thực hiện lộ trình BHXH cho mọi ngƣời lao động và BHYT toàn dân. Số thu BHXH, BHYT luôn hoàn thành hoặc vƣợt dự toán đƣợc giao, mỗi năm Bảo hiểm Xã hội tỉnh thu đạt hàng ngàn tỷ đồng, đây là nguồn tài chính không nhỏ đóng góp vào nguồn quỹ BHXH, BHYT ở Trung ƣơng độc lập với ngân sách nhà nƣớc, góp phần giảm gánh nặng của ngân sách nhà nƣớc chi cho BHXH, tạo nguồn lực tài chính để thực hiện các chính sách An sinh xã hội.

Công tác giải quyết chính sách BHXH, BHYT cho ngƣời dân và lao động ngày càng đƣợc thực hiện tốt hơn. Mọi ngƣời ngƣời tham gia BHXH khi phát sinh ốm đau, thai sản, mất việc làm, hết tuổi lao động... đều đƣợc giải quyết hƣởng chế độ BHXH, BHTN đầy đủ, kịp thời, chính xác với thời gian ngày càng rút ngắn hơn;

58

ngƣời tham gia BHYT khi phát sinh ốm đau, bệnh tật đều đƣợc khám chữa bệnh và thanh toán từ quỹ BHYT với chất lƣợng dịch vụ kỹ thuật y tế ngày càng cao. Công tác chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH luôn đƣợc thực hiện hoàn thành trƣớc ngày 10 hàng tháng với số lƣợng đầy đủ, an toàn, tận tay.

Đƣợc giao quản lý thu, thanh toán và chi trả BHXH, BHYT với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Song do ngành luôn tăng cƣờng công tác chỉ đạo, kiểm tra, đặc biệt là thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý tài chính, kế toán, các quy trình nghiệp vụ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, của nhà nƣớc trong quản lý tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc nên những năm qua trên địa bàn toàn tỉnh không để xảy ra bất kỳ vụ việc nào làm mất mát, tiêu cực, tham nhũng nguồn quỹ BHXH, BHYT.

Công tác tổ chức cán bộ của Ngành đã có những bƣớc phát triển mới, căn bản theo hƣớng chuyên nghiệp, coi trọng chất lƣợng cán bộ. Công tác tuyển dụng và bổ nhiệm đƣợc thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ đã góp phần tuyển lựa đƣợc những cán bộ có trình độ, năng lực phù hợp với vị trí công tác, tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề và đủ về số lƣợng, trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính đã và đang đƣợc tích cực triển khai, góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

3.3 Tình hình quản lý thu nộp BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2014 2010 – 2014

3.3.1. Kết quả công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh

Đây là nhiệm vụ đƣợc xác định rất quan trọng của ngành mang tính quyết định đến việc hình thành, tồn tại, tăng trƣởng, phát triển quỹ bảo hiểm xã hội và là cơ sở tài chính để thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động. Ý thức đƣợc tầm quan trọng đó, ngay từ khi mới thành lập đến nay, tập thể cán bộ công nhân viên cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết, tập trung chuyên môn cho công tác quản lý thu BHXH, vì vậy mà các chỉ tiêu thu về đối

59

tƣợng tham gia BHXH, đơn vị tham gia BHXH, số tiền thu từ BHXH theo kế hoạch của BHXH Tỉnh hàng năm luôn hoàn thành xuất sắc, luôn đạt và vƣợt mức 100 % kế hoạch thu của BHXH Nhà nƣớc giao, kết quả thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trƣớc với tốc độ tăng ngày càng phát triển.

Năm 2010 số lao động tham gia đóng BHXH là 90404 ngƣời, với tổng số 3464 đơn vị tham gia, số tiền thu đƣợc trong cả năm là 396.344 triệu đồng thì đến hết năm 2014 số lao động tham gia đã tăng lên 135532 ngƣời, số đơn vị tham gia tăng là 7.488 đơn vị với số tiền thu đƣợc là 1.105.752 triệu đồng. Quan sát bảng số liệu ta nhận thấy các chỉ tiêu về thu nhƣ số lao động, số đơn vị, số tiền đều tăng dần qua từng năm, số tiền thu đƣợc đóng góp cho nguồn thu BHXH năm 2014 đã tăng gấp 2,8 lần so với năm 2010, trong đó khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khối hành chính sự nghiệp chiếm phần lớn số thu BHXH trong toàn Tỉnh.

Năm 2010 số thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ là 186.796 triệu đồng, chiếm 47,13% tổng số tiền thu BHXH tỉnh thì đến năm 2014 đã tăng là 51884 triệu đồng, số tiền thu đƣợc tăng 2,78 lần, chiếm tỷ lệ 46,95 % tổng số tiền thu BHXH toàn tỉnh.

Tƣơng tự khối hành chính sự nghiệp cũng tăng mạnh trong các năm, năm 2010 khối HCSN chỉ thu đƣợc159.400 triệu đồng, chiếm 40,22 % tổng số tiền thu BHXH toàn tỉnh. Thì sang đến năm 2014 đã thu đƣợc 457.340 triệu đồng tăng gấp 2,87 lần chiếm 41,36 % tổng số tiền thu BHXH toàn tỉnh.

Bên cạnh việc số thu của 2 khối này tăng, ta dễ dàng nhận thấy số thu các khối doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, và khối ngoài công lập cũng tăng nhƣng có sự giảm dần theo từng năm về tỷ lệ % cơ cấu trong tổng số thu của BHXH tỉnh. Năm 2010 số thu của khối doanh nghiệp nhà nƣớc là 38.436 triệu đồng chiếm tỷ lệ 9,70 % tổng số thu BHXH toàn tỉnh thì đến năm 2014 số thu là 79.968 triệu đồng, chiếm 7,23 % tổng số thu BHXH toàn tỉnh Thanh Hóa

Bên cạnh 3 khối chính thì khối còn lại bao gồm Khối doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Khối hợp tác xã, khối phƣờng xã, khối ngoài công lập và khối hộ kinh doanh cá thể tuy chiếm cơ cấu ít trong tổng số thu BHXH toàn tỉnh.

60

3.3.2. Xây dựng kế hoạch thu BHXH

Hàng năm BHXH tỉnh Thanh Hóa luôn chủ động nắm lại nguồn thu để xây dựng kế hoạch thu.

Bảng 2.1. Kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010 đến năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Kế hoạch Lƣợng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn

Tốc độ tăng trƣởng liên hoàn (%) 2010 368.92 - - 2011 598.136 229.216 62.1 2012 723.064 124.928 20.9 2013 863.36 140.296 19.4 2014 1072.944 209.584 24.3

Nguồn: BHXH tỉnh Thanh Hóa

Trên cơ sở số thực thu và số phải thu BHXH bắt buộc thực hiện đƣợc qua các năm trƣớc, bộ phận thu ngay từ đầu năm xây dựng kế hoạch thu nhằm chủ động nguồn thu và bảo vệ kế hoạch thu. Thực tế kết quả thu qua 5 năm cho thấy BHXH Tỉnh luôn hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức kế hoạch thu do BHXH Nhà nƣớc giao. Từ năm 2010 đến năm 2014 kế hoạch thu của năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Cụ thể nếu nhƣ năm 2010 kế hoạch thu là 368.92 triệu đồng thì đến năm 2014 kế hoạch thu là 1.072.944 triệu đồng tăng 2,91 lần. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng kế hoạch qua các năm không đồng đều.

3.3.3. Quản lý đối tƣợng tham gia

Quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc là một trong những vấn đề mấu chốt của nghiệp vụ thu BHXH, là nội dung cơ bản của quản lý thu BHXH, trong đó mở rộng, phát triển đối tƣợng tham gia BHXH đƣợc đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp, nhƣ: chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng kịp thời xử lý các vƣớng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện để các đơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện

61

tốt chế độ, chính sách BHXH cho ngƣời lao động; mở rộng hình thức tuyên truyền pháp luật về BHXH. Do đó nếu nhƣ năm 2010 BHXH tỉnh Thanh Hóa chỉ có 90.404 ngƣời tham gia BHXH thì đến năm 2014 BHXH tỉnh Thanh Hóa đã có 135.332 ngƣời tham gia BHXH bắt buộc, đƣợc thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.2. Số đơn vị và số đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2010 – 2014 của BHXH tỉnh Thanh Hóa

Năm Số đơn vị tham gia BHXH Số ngƣời tham gia BHXH (ngƣời) Lƣợng tăng giảm tuyệt đối

liên hoàn (ngƣời) Tốc độ tăng trƣởng liên hoàn (%) 2010 3544 90404 - - 2011 4960 110420 20016 22.1 2012 5712 118368 7948 7.2 2013 6928 134908 16540 14.0 2014 7348 135332 424 0.3

Nguồn: BHXH tỉnh Thanh Hóa

Qua số liệu trên cho thấy, việc thực hiện chính sách BHXH ở Thanh Hóa ngày một có hiệu quả, thể hiện ở số đơn vị và số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng liên hoàn không đồng đều và có dấu hiệu giảm (năm 2014 chỉ đạt 0,31% tƣơng ứng 424 ngƣời) do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế chung. Điều đó, phải nhìn nhận một thực tế đó là việc phát triển đối tƣợng năm 2014 tại BHXH tỉnh Thanh Hóa là chƣa tốt, chƣa

Một phần của tài liệu Quản lý thu nợ tại bảo hiểm xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)