tác quản lý thu nợ bảo hiểm xã hội
1.4.1. Các yếu tố ảnh hƣởng
Hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thu bảo hiểm xã hội
Hệ thống chính sách là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH. Do vậy, cần phải xem xét trong khâu ban hành chính sách về quản lý thu BHXH có vấn đề gì hay không (chính sách ban hành có dễ hiểu, dễ tiếp cận hay không? Mức độ tiếp cận của các pháp nhân và thể nhân đối với cơ chế thu BHXH). Trong khâu tổ chức thực hiện chính sách thu BHXH có gặp phải vấn đề gì hay không (ngƣời hƣớng dẫn thu nộp, cơ quan chịu trách nhiệm thu nộp có gặp khó khăn gì trong việc phối hợp với các cơ quan chuyên trách cấp trên hay không? Vấn đề về quản lý hành chính có quá cồng kềnh..).
Cơ chế quản lý thu BHXH là phƣơng thức phối hợp, liên kết các yếu tố tạo thành các cách thức, các hình thức phối hợp giữa chính sách thu BHXH và quá trình tổ chức thực hiện chính sách thu BHXH đảm bảo chính sách thu BHXH đến đúng mục tiêu, đối tƣợng và có hiệu quả. Nhƣ vậy, trong khái niệm cơ chế thu BHXH đã bao hàm không chỉ các quy định quản lý mà còn bao hàm yếu tố con ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện những phƣơng thức, đƣờng lối, quan điểm, định hƣớng đã đƣợc định ra trƣớc.
Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý thu
Hiện nay công tác thu và quản lý thu BHXH rất phức tạp, khối lƣợng công việc nhiều, đa phần là quá tải đối với mỗi cán bộ, các văn bản luật, nghị định, hƣớng dẫn từ các cấp ban ngành đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, liên tục đòi hỏi ngƣời cán bộ phải chuyên tâm nghiên cứu, cần cù, có trách nhiệm với công việc đồng thời phải có 1 trình độ nhất định về toán học, kế toán cũng nhƣ sự hiểu biết về hệ thống máy tính và công nghệ thông tin, đảm bảo đƣợc công tác quyết toán thu hàng tháng với đơn vị phải chính xác, đúng với hƣớng dẫn của luật BHXH, kịp thời xử lí các phát sinh làm trái với luật BHXH ban hành, bên cạnh đó còn phát sinh một số đơn vị trốn đóng, hay lách luật với những thủ đoạn tinh vi, bài bản, đòi hỏi ngƣời cán bộ vừa phải có năng
37
lực tốt, vừa phải có tƣ cách đạo đức và ý chí bền bỉ thì công tác thu và quản lý thu BHXH mới thực sự thành công và không bị ảnh hƣởng của tiêu cực.
Hiệu quả công tác quản lý thu phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ chuyên môn và khả năng tổ chức thực hiện của cán bộ quản lý trung ƣơng đến cơ sở. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải thƣờng xuyên quan tâm bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH.
Nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp BHXH
Sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền BHXH là một cơ chế phức tạp với nhiều mối quan hệ đa dạng, trong đó nổi bật là quan hệ lợi ích, tức là quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Dù là ngƣời lao động hay là ngƣời sử dụng lao động thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích không giới hạn và trách nhiệm càng ít càng tốt, trách nhiệm có hạn.
Quyền và nghĩa vụ trong BHXH rõ nhất là vấn đề đóng và hƣởng BHXH. Ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho gia đình và doanh nghiệp), nhƣng lại muốn đƣợc hƣởng BHXH tốt nhất. Vì thế, ngƣời tham gia BHXH mới tìm cách trì hoãn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp BHXH (khai lƣơng thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH)...Vấn đề đặt ra là Nhà nƣớc phải làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH.
Nhiều khi, từ chỗ nhận thức giản đơn về việc tham gia BHXH, tức là không tham gia, hoặc chƣa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hƣởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên ngƣời sử dụng lao động không có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng ký tham gia BHXH; ngay chính bản thân ngƣời lao động cũng chƣa có thói quen sống vì bảo hiểm. Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trƣớc mắt, lợi cục bộ cho doanh nghiệp, thiếu quan tâm đến đời sống và quyền lợi BHXH của ngƣời lao động nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho ngƣời lao động hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó khi có thanh tra, kiểm tra. Tình trạng chủ doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời
38
hạn dƣới 3 tháng với ngƣời lao động và hợp đồng thời vụ, nhằm lách luật về BHXH. Đây là nhận thức lạc hậu, thói quen thời bao cấp không còn phù hợp trong điều kiện mới.
Điều kiện phát triển kinh tế xã hội
Điều kiện phát triển kinh tế xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp tới nguồn thu Bảo hiểm xã hội nói riêng và chính sách an sinh xã hội của toàn ngành BHXH nói chung, khi kinh tế xã hội kém phát triển thì các doanh nghiệp đang hoạt động cũng sẽ không đủ điều kiện để đóng BHXH cho ngƣời lao động, nguồn thu BHXH sẽ bị giảm sút, đồng thời khi nền kinh tế đi xuống, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động dẫn tới ngƣời lao động sẽ bị mất việc làm, tình trạng thất nghiệp tràn lan, bùng phát. Nguồn thu bị giảm sút nhƣng chế độ về chính sách cho ngƣời lao động nhƣ: thất nghiệp, ốm đau,thai sản, hƣu trí …vẫn phải tiếp tục, nguồn thu BHXH không đủ cho nguồn chi các chế độ BHXH sẽ làm cho nguồn quỹ BHXH bị thâm hụt, dẫn tới sự đổ vỡ của cả hệ thống ngành BHXH.
Thực tế nhƣ ta đã biết, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt đầu từ Hoa kì đã diễn ra tƣơng đối phức tạp, sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nƣớc… dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hƣởng đó, tình hình kinh tế diễn biến tiêu cực, sự đổ vỡ nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, một số doanh nghiệp khác phải thu hẹp quy mô hoạt động, ngƣời lao động thiếu việc làm và thu nhập giảm, doanh nghiệp thì không có vốn để kinh doanh, tình trạng nợ đọng diễn ra theo chiều hƣớng xấu, dẫn tới việc đóng góp vào quỹ BHXH cũng bị giảm sút nghiêm trọng ảnh hƣởng không nhỏ tới việc phát triển và duy trì quỹ BHXH, nguồn quỹ BHXH bị ảnh hƣởng làm cho mọi hoạt động của ngành BHXH bị ảnh hƣởng.
Công tác tuyên truyền về hệ thống pháp luật và quy định về luật Bảo hiểm xã hội
Đóng vai trò quan trọng trong việc thu BHXH, hiện nay còn nhiều doanh nghiệp và ngƣời lao động còn chƣa hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH dẫn đến các doanh nghiệp và ngƣời lao động chƣa có ý thức tự giác tham
39
gia BHXH mà chỉ coi đó là một điều kiện bắt buộc để có thể sản xuất kinh doanh theo các quy định của Nhà nƣớc.
Ngƣời lao động chƣa ý thức đƣợc những quyền lợi mà mình đƣợc hƣởng khi tham gia BHXH, trong khi đó ngƣời sử dụng lao động lại muốn tiết kiệm một phần chi phí sản xuất kinh doanh đáng lẽ ra phải đóng góp BHXH cho ngƣời lao động của mình.
Có lúc, có nơi ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đã đồng tình với nhau để không tham gia BHXH, họ mong có đƣợc thêm một khoản thu nhập từ nguồn tiền đóng vào BHXH, họ sử dụng tiền đóng BHXH để chia nhau. Cũng có tình trạng một số doanh nghiệp (trong đó có cả những doanh nghiệp Nhà nƣớc) đã cố tình chiếm dụng số tiền đóng BHXH cho ngƣời lao động để sử dụng làm vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây ra tình trạng né tránh, nợ đọng tiền đóng BHXH. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác thu BHXH không đạt đƣợc hiệu quả cao.
Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động quản lý thu
BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc, thực hiện chính sách an sinh xã hội. Nên ngành cũng đã chú trọng tới việc trang bị các phƣơng tiện hỗ trợ cho hoạt động quản lý thu. Nhƣ tất cả các cán bộ làm công tác thu đều đƣợc trang bị máy vi tính có kết nối với hệ thống máy chủ ở BHXH tỉnh thông qua đƣờng truyền cáp quang riêng, nơi làm việc đƣợc bố trí ở nơi rông rãi thuận tiện để tiếp đối tƣợng tham gia BHXH.
1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý thu nợ Bảo hiểm xã hội xã hội
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác thu nợ BHXH là tập hợp các chỉ tiêu có tính chất định lƣợng hoặc định tính để đo lƣờng và phản ánh chất lƣợng của hoạt động quản lý thu nợ BHXH, bao gồm:
Chỉ tiêu về số tiền thu nợ BHXH
Trên cơ sở kế hoạch thu nợ đƣợc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao, BHXH tỉnh triển khai các biện pháp, xác định số nợ phải thu của từng đơn vị để tổ chức thu một cách khoa học, hiệu quả, đảm bảo số thu nợ BHXH hằng năm đạt hoặc vƣợt
40
mức chỉ tiêu đƣợc giao. Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách tổng thể kết quả công tác quản lý thu nợ BHXH hằng năm của cơ quan BHXH.
Chỉ tiêu về khắc phục nợ đọng tiền BHXH
Chỉ tiêu này cũng đƣợc cơ quan BHXH đƣa ra để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý thu BHXH. Tỷ lệ nợ đọng đƣợc so sánh với số phải thu BHXH. Nếu tỷ lệ nợ chiếm khoảng dƣới 2% so với số phải thu đƣợc đánh giá là tỷ lệ nợ thấp, từ 5% trở lên là tỷ lệ nợ cao. Nếu cơ quan BHXH hoàn thành kế hoạch thu nhƣng để tỷ lệ nợ đọng cao thì coi nhƣ vẫn không hoàn thành nhiệm vụ giao. Cơ quan BHXH cũng phải thƣờng xuyên cập nhật các đơn vị SDLĐ nợ tiền BHXH từ 3 tháng trở lên để báo cáo các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý. Đối với những đơn vị doanh nghiệp có số nợ đọng từ 6 tháng trở lên phải lập hồ sơ khởi kiện, thông báo cho đơn vị có nợ đọng nếu đơn vị không nộp tiền nợ đọng sẽ tiến hành gửi hồ sơ khởi kiện ra Tòa án để tiến hành thủ tục khởi kiện
Chỉ tiêu về chất lượng các hoạt động hỗ trợ công tác thu nợ (tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ…)
Để đánh giá một cách toàn diện kết quả công tác quản lý thu nợ BHXH thì đây cũng là một chỉ tiêu cơ bản để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác quản lý thu nợ BHXH. Hoạt động hỗ trợ công tác thu sẽ góp phần quan trọng giúp cho các cấp chính quyền, ngƣời lao động, ngƣời SDLĐ và cán bộ viên chức ngành BHXH nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc chấp hành chính sách pháp luật về BHXH.
1.5. Kinh nghiệm quản lý thu nợ BHXH tại một số địa phƣơng trên cả nƣớc 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý thu nợ BHXH tại tỉnh Hồ Chí Minh 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý thu nợ BHXH tại tỉnh Hồ Chí Minh
Tỉnh Hồ Chí Minh là một trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, diện tích 2.095 km2 với dân số hơn 7 triệu ngƣời. Nguồn nhân lực hiện tại khoảng 4,8 triệu; lao động đang có việc làm khoảng 3,5 triệu ngƣời. Các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, đa dạng về loại hình sản xuất và hình thức sở hữu. Do đó, đã thu hút lực lƣợng lao động khác rất đông. Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng
41
hơn 40.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp trong nƣớc chiếm 90%; trên 35.000 cơ sở kinh doanh cá thể. Điều đó đã tạo ra tiềm năng và những điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Tuy nhiên, vấn đề vi phạm BHXH đã và đang trở thành mối quan tâm, bức xúc của dƣ luận xã hội nếu không có biện pháp kiên quyết, vi phạm này sẽ cản trở lớn cho việc thực hiện chính sách BHXH. Tính đến cuối năm 2010, thành phố Hồ Chí Minh có 19.139 DN, đơn vị nợ đọng BHXH của trên 687.100 NLĐ. Chỉ tính riêng số nợ trên 12 tháng đã có tới 205 DN nợ tổng cộng 75 tỷ đồng, trong đó có DN nợ trên 10 tỷ đồng. Tổng nợ BHXH bắt buộc đến cuối năm 2010 tại tỉnh Hồ Chí Minh là gần 374 tỷ đồng. Hiện nay cơ quan BHXH tỉnh Hồ Chí Minh không xác định đƣợc chính xác số lƣợng đơn vị, DN có SDLĐ, cũng nhƣ số lƣợng NLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc.
Để góp phần giải quyết thực trạng này, bên cạnh việc tập trung nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra chấn chỉnh, BHXH Tỉnh Hồ Chí Minh đã tập trung thực hiện một số biện pháp chủ yếu nhƣ sau:
- BHXH Tỉnh Hồ Chí Minh xây dựng quy chế phối hợp phối hợp:
+ Phối hợp với Sở LĐ- TB&XH xây dựng chƣơng trình hành động liên tịch, thƣờng xuyên trao đổi các thông tin về tình hình thực hiện BHXH của các doanh nghiệp. Sau khi cơ quan BHXH Tỉnh kiểm tra, nếu các đơn vị vẫn không tích cực khắc phục vi phạm thì sẽ lập danh sách chuyển Sở LĐ- TB&XH để xem xét xử phạt theo quy định. Căn cứ vào danh sách này, Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Thông qua các quan hệ phối hợp, đã kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật lao động phát sinh, chủ yếu là vi phạm về BHXH, để giảm thiểu các vi phạm ảnh hƣởng đến quyền lợi của NLĐ.
+ Xây dựng mối quan hệ với Tòa án nhân dân các cấp để xử lý các vụ kiện của cơ quan BHXH đòi nợ các đơn vị SDLĐ. Nhờ đó, đã kịp thời tháo gỡ vƣớng mắc phát sinh trong quá trình tố tụng, đảm bảo thụ lý đúng trình tự và thời gian, xét xử theo quy định của Pháp luật
42
+ Phối hợp với Cục thi hành án dân sự Tỉnh Hồ Chí Minh để đảm bảo quá trình thi hành án đƣợc kịp thời. Tập huấn kiến thức về Luật thi hành án cho BHXH quận, huyện nhằm trang bị và hƣớng dẫn những kiến thức cần thiết, những công việc phải làm sau khi có quyết định, bản án của tòa án. Các mối quan hệ này góp phần tạo ra bƣớc chuyển biến lớn trong công tác xử lý vi phạm nói chung.
- Hợp tác tốt với báo chí: Tại Tỉnh Hồ Chí Minh, sự phê phán của công luận thông qua báo chí có tác dụng tích cực. Đa số ngƣời dân có thói quen đọc báo và có thái độ phê phán mạnh mẽ các hành vi xâm phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng. Hợp tác tốt với báo chí là một biện pháp có hiệu quả để các DN thực hiện trách nhiệm nộp BHXH. BHXH Thành phố đã thƣờng xuyên công bố thông tin về vi phạm trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Các báo cũng có nhiều bài điều tra, phản ánh các doanh nghiệp né tránh nhiệm vụ nộp BHXH. - Khởi kiện tại tòa án: Với biện pháp xử lý nêu trên, vẫn còn đơn vị chiếm dụng hoặc nợ đọng BHXH xấu, kéo dài. Do vậy, năm 2011, BHXH Thành phố đã tiến hành khởi kiện ra tòa 60 doanh nghiệp cố tình vi phạm nghiêm trọng (nợ BHXH nhiều, kéo dài trên 6 tháng). Từ kinh nghiệm của việc khởi kiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật BHXH năm 2011 và trƣớc tình hình vi phạm chế độ thu nộp BHXH của một số DN ngày một diễn biến phức tạp nhƣng chƣa có biện pháp khắc phục. Tác động tích cực của biện pháp này là ngăn chặn có hiệu quả ý định không nộp BHXH của các DN