Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý thu nợ tại bảo hiểm xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 67)

tỉnh Thanh Hóa

Công tác quản lý thu BHXH do phòng Thu của BHXH tỉnh chịu trách nhiệm. Căn cứ Quyết định 4969/QĐ-BHXH ngày 10/11/2008 của Tổng Giám đốc

56

BHXH Việt Nam, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chức năng thuộc BHXH tỉnh, phòng Thu có chức năng, nhiệm vụ sau:

Chức năng

Phòng Thu có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, thu bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), thu bảo hiểm y tế bắt buộc, thu bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế) của các đối tƣợng tham gia theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn

+ Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng và phân bố chỉ tiêu kế hoa ̣ch thu bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm y tế hàng năm cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện và phòng Thu trên cơ sở kế hoa ̣ch đã đƣợc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.

+ Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo kế hoạch.

+ Kiểm tra, đối chiếu danh sách các đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thẩm định và tổng hợp số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Tổ chức thẩm định hồ sơ đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. + Hƣớng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện kế hoa ̣ch thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

+ Thực hiện chƣơng trình cải cách hành chính của ngành. + Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.

+ Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Tham gia đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ.

+ Quản lý, sử dụng công chức, viên chức và tài sản của phòng.

Hiện nay, tổ chức bộ máy phòng Thu BHXH tỉnh đƣợc biên chế 11 cán bộ, trong đó có 01 Trƣởng phòng và 02 Phó Trƣởng phòng. Ngoài việc tổ chức triển khai nhiệm vụ thu BHXH, hƣớng dẫn nghiệp vụ cho BHXH các huyện, thị xã, tỉnh, hàng năm phòng thu đƣợc giao quản lý thu gần 150 đơn vị với số tiền thu gần 400 tỷ đồng.

57

Tại BHXH các huyện, thị xã, tỉnh đƣợc thành lập bộ phận thu với biên chế từ 2-3 cán bộ, riêng BHXH tỉnh có 09 cán bộ thực hiện quản lý thu BHXH đối với các đơn vị đƣợc BHXH tỉnh phân cấp theo địa giới hành chính.

Nhƣ vậy, công tác bố trí nhân sự của BHXH Thanh Hóa làm công tác thu BHXH bắt buộc trong nhiều năm qua tuy hợp lý so với tổng biên chế đƣợc giao, song đều quá tải so với nhiệm vụ. Nếu tính bình quân mỗi cán bộ chuyên quản thu BHXH phải quản lý 75 đơn vị và đảm nhận số thu hàng năm khoảng 3,5 tỷ đồng (bình quân cả nƣớc: mỗi cán bộ phải thu là 2,19 tỷ đồng), chƣa kể phải đảm nhận thực hiện hƣớng dẫn công tác nghiệp vụ, đôn đốc, kiểm tra thu nộp.

3.2.4 Một số kết quả đạt đƣợc của BHXH tỉnh Thanh Hóa

Qua gần 20 năm hình thành và phát triển, đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT và BHTN không ngừng tăng cao. Tổng số tiền thu BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh trong 18 năm qua đạt trên 16.000 tỷ đồng. Công tác giải quyết chế độ cho ngƣời tham gia và thụ hƣởng các chế độ BHXH cũng đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho các đối tƣợng tham gia. Từ năm 1995 đến 2014, đã giải quyết cho trên 1000.000 lƣợt ngƣời hƣởng các chế độ BHXH, BHTN.

Số ngƣời tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tăng, đặc biệt là số ngƣời lao động thuộc các khu vực ngoài nhà nƣớc và nhân dân tham gia BHXH, BHYT ngày càng tăng, đã góp phần quan trọng cùng các địa phƣơng trong cả nƣớc thực hiện lộ trình BHXH cho mọi ngƣời lao động và BHYT toàn dân. Số thu BHXH, BHYT luôn hoàn thành hoặc vƣợt dự toán đƣợc giao, mỗi năm Bảo hiểm Xã hội tỉnh thu đạt hàng ngàn tỷ đồng, đây là nguồn tài chính không nhỏ đóng góp vào nguồn quỹ BHXH, BHYT ở Trung ƣơng độc lập với ngân sách nhà nƣớc, góp phần giảm gánh nặng của ngân sách nhà nƣớc chi cho BHXH, tạo nguồn lực tài chính để thực hiện các chính sách An sinh xã hội.

Công tác giải quyết chính sách BHXH, BHYT cho ngƣời dân và lao động ngày càng đƣợc thực hiện tốt hơn. Mọi ngƣời ngƣời tham gia BHXH khi phát sinh ốm đau, thai sản, mất việc làm, hết tuổi lao động... đều đƣợc giải quyết hƣởng chế độ BHXH, BHTN đầy đủ, kịp thời, chính xác với thời gian ngày càng rút ngắn hơn;

58

ngƣời tham gia BHYT khi phát sinh ốm đau, bệnh tật đều đƣợc khám chữa bệnh và thanh toán từ quỹ BHYT với chất lƣợng dịch vụ kỹ thuật y tế ngày càng cao. Công tác chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH luôn đƣợc thực hiện hoàn thành trƣớc ngày 10 hàng tháng với số lƣợng đầy đủ, an toàn, tận tay.

Đƣợc giao quản lý thu, thanh toán và chi trả BHXH, BHYT với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Song do ngành luôn tăng cƣờng công tác chỉ đạo, kiểm tra, đặc biệt là thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý tài chính, kế toán, các quy trình nghiệp vụ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, của nhà nƣớc trong quản lý tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc nên những năm qua trên địa bàn toàn tỉnh không để xảy ra bất kỳ vụ việc nào làm mất mát, tiêu cực, tham nhũng nguồn quỹ BHXH, BHYT.

Công tác tổ chức cán bộ của Ngành đã có những bƣớc phát triển mới, căn bản theo hƣớng chuyên nghiệp, coi trọng chất lƣợng cán bộ. Công tác tuyển dụng và bổ nhiệm đƣợc thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ đã góp phần tuyển lựa đƣợc những cán bộ có trình độ, năng lực phù hợp với vị trí công tác, tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề và đủ về số lƣợng, trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính đã và đang đƣợc tích cực triển khai, góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

Một phần của tài liệu Quản lý thu nợ tại bảo hiểm xã hội tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)