3.4.1. Tình hình nợ BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Ngoài các kết quả khả quan về số đối tƣợng tham gia và số tiền thu BHXH tăng dần theo từng năm thì số tiền nợ đọng BHXH của các đơn vị vẫn là một vấn đề cần giải quyết triệt để, số tiền nợ đọng BHXH hàng năm luôn là một thách thức đối với ngành BHXH cũng nhƣ các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Bảng 2.7. Tổng hợp số tiền nợ BHXH qua các năm 2010 – 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng số phải thu Tổng số nợ BHXH Tỷ lệ nợ (%) so với số phải thu
2010 436,392 40,048 9,2 2011 687,016 62,484 9,1 2012 857,348 92,208 10,7 2013 1,050,920 164,744 15,6 2014 1,294,680 188,928 14,6
70
Từ biểu số liệu trên ta thấy rằng từ năm 2010 đến năm 2014 số tiền nợ liên tục tăng, nếu nhƣ năm 2010 số nợ BHXH là 40,048 tỷ đồng (chiếm 9,2% số phải thu), thì đến năm 2014 số nợ BHXH là 188,928 tỷ đồng tăng (chiếm 14,6% số phải thu) . Nhƣ vậy số nợ BHXH tính đến năm 2014 đã tăng gấp 4,7 lần số nợ năm 2010. Điều này nói lên một điều là số nợ BHXH và số phải thu BHXH đều tăng năm sau tăng hơn năm trƣớc, nhƣng tốc độ gia tăng số nợ BHXH nhanh hơn tốc độ tăng số phải thu.
Bảng 2.8. Tổng số tiền nợ BHXH đến năm 2014 theo khối loại hình
Đơn vị tính: triệu đồng TT Loại hình quản lý Số tiền phải đóng Số tiền đã đóng Số tiền nợ 1 Khối DN Nhà Nƣớc 93,528 79,968 13,560 2 Khối DN có vốn DTNN 2,676 2,484 192
3 Khối DN Ngoài quốc doanh 684,288 519,164 165,124 4 Khối HS,Đảng, Đoàn 465,900 457,340 8,560
5 Khối ngoài công lập 5,004 4,668 336
6 Khối hợp tác xã 9,376 9,276 100
7 Khối phƣờng xã, thị trấn 26,788 26,376 412 8 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 7,120 6,476 644
Tổng cộng 1,294,680 1,105,752 188,928
Nguồn: BHXH tỉnh Thanh Hóa
Năm 2010 BHXH tỉnh Thanh Hóa có 652 đơn vị nợ BHXH với số tiền nợ là 40.048 triệu đồng. Năm 2014 BHXH tỉnh có 1864 đơn vị nợ với số tiền 188928 triệu đồng điều này cho thấy diễn biến nợ BHXH bắt buộc tăng nhanh qua các năm cả về số đơn vị nợ và tổng số tiền nợ. Việc nợ đọng BHXH ngày càng diễn biến phức tạp khó lƣờng, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có những biện pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới.
Trong các khối loại hình tham gia BHXH năm 2014 thì khối DNNQD có số tiền nợ cao nhất (165.124 triệu đồng) chiếm tỷ lệ 87,4%, tiếp đó là khối DNNN (với 13,560 triệu đồng) chiếm 7,1%, ngoài ra ngay cả các đơn vị HCSN hƣởng lƣơng từ NSNN cũng nợ BHXH. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ BHXH nêu trên là do chế tài xử lý vi phạm trọng lĩnh vực BHXH còn nhiều hạn chế; mức xử phạt thấp, quy định lãi suất
71
chậm đóng thấp hơn lãi suất ngân hàng; BHXH Việt Nam không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm. Bên cạnh đó, nhận thức của chủ sử dụng lao động và bản thân ngƣời lao động cũng hạn chế, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc danh. Một số đơn vị doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH; nhiều ngƣời lao động cũng không am hiểu pháp luật, có tâm lý sợ mất việc làm, ngại đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình đƣợc quy định trong Luật BHXH. Công tác phối hợp thực hiện thanh, kiểm tra cũng chƣa chặt chẽ và chƣa đƣợc thƣờng xuyên; tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản xuất khó khăn hoặc giải thể phá sản không có khả năng đóng BHXH.
Ta thấy số đơn vị nợ và số tiền nợ BHXH có xu hƣớng tăng theo từng năm, đặc biệt năm 2013 số nợ tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Số nợ BHXH tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nƣớc. Tuy đã có nhiều biện pháp đƣợc áp dụng nhƣng do nhiều yếu tố nhƣ: văn bản pháp luật nhà nƣớc còn thiếu sót, nhiều kẽ hở, chế tài về chậm nộp BHXH còn chƣa mang tính răn đe, sự phối hợp giữa các ngành chức năng chƣa hiệu quả, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế…. Nên việc nợ đọng BHXH vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để, đòi hỏi thời gian tới nhà nƣớc, cũng nhƣ các cơ quan chức năng phối hợp cùng ngành BHXH để có các biện pháp hiệu quả hơn trong việc giảm dần nợ đọng BHXH.
Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua dù đã đƣợc kìm chế nhƣng vẫn có xu hƣớng tăng mạnh, ngày càng diễn biến phức tạp. Tình hình nợ đọng BHXH đƣợc biểu thị bằng bảng số liệu chi tiết sau:
Bảng 2.9. Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH TP Thanh Hóa (2010-2014)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Số tiền nợ đọng Tổng số tiền thu BHXH Tỷ lệ nợ đọng trên tổng số thu (%) 2010 40,048 396,344 10,1 2011 62,484 623,812 10,0 2012 92,208 765,140 12,1 2013 164,744 886,176 18,6 2014 188,928 1,105,752 17,1
72
Qua bảng số liệu ta thấy: Số tiền thu BHXH mà các đơn vị (chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) còn nợ là rất lớn, tăng qua từng năm, nó chiếm một tỷ trọng khá cao. Năm 2010 số tiền nợ là 40.048 triệu đồng, chiếm 10,1% so với tổng số tiền thu BHXH đến năm 2014 đã lên tới 188.928 triệu đồng, chiếm 17,1% tổng số tiền thu BHXH. Trong 5 năm số tiền nợ đã tăng gần 4,7 lần cho thấy số tiền nợ cơ quan BHXH có xu hƣớng ngày càng tăng, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2014 số nợ là 165.124 triệu đồng chiếm 87% tổng số nợ.
3.4.2. Đánh giá chung công tác quản lý thu nợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Nhìn chung trong những năm qua từ năm 2010– 2014, mặc dù BHXH tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều biện pháp để thu hồi số tiền nợ đọng BHXH, tuy nhiên việc giải quyết vấn đề nợ đọng BHXH gặp nhiều khó khăn, liên quan chủ yếu đến đơn vị. Do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng về tài chính, không có khả năng nộp tiền BHXH. Nhiều doanh nghiệp rơi vào nợ nần, chủ doanh nghiệp bỏ trốn không giao dịch với cơ quan BHXH nên tình trạng nợ đọng BHXH ngày càng tăng cao kể cả số đơn vị nợ đọng và số tiền nợ.
Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Thanh Hóa gọn nhẹ, khoa học, đây là một trong những cơ sở để BHXH tỉnh hoạt động một cách có hiệu quả. Sự quản lý, điều hành, chỉ đạo tập trung thống nhất có hiệu quả. Bám sát đƣợc các thực tiễn yêu cầu chuyên môn, khắc phục đƣợc các tiêu cực, mâu thuẫn trong nội bộ cơ quan, thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành, của BHXH tỉnh Thanh Hóa và các ngành chức năng trong việc quản lý thu BHXH, từ đó tạo đƣợc mối quan hệ chặt chẽ ba bên giữa: cơ quan Bảo hiểm xã hội, chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động. Điều đó khiến công tác quản lý thu đạt đƣợc hiệu quả trong từng năm, đảm bảo số thu đƣợc phát triển, thu đủ, đúng quy định đồng thời không làm thất thoát quỹ BHXH.
Ngoài ra đội ngũ cán bộ nhân viên của BHXH tỉnh Thanh Hóa đều là những ngƣời có nghiệp vụ, chuyên môn, nhanh nhạy, sáng tạo đồng thời luôn đƣợc trau dồi kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp, luôn nỗ lực hết mình để đạt hiệu quả cao trong công việc. Mỗi năm ngành BHXH lại tổ chức thi
73
tuyển để chọn lựa những ngƣời trẻ có bằng cấp và đạo đức để trau dồi và bồi dƣỡng kế cận những ngƣời đi trƣớc vì vậy đội ngũ BHXH tỉnh Thanh Hóa ngày càng đƣợc đào tạo bài bản, có chất lƣợng, hiệu suất công việc đƣợc nâng cao.
Bên cạnh đó, BHXH tỉnh Thanh Hóa cũng đƣợc tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang bị 100% máy tính và phần mềm thu SMS đƣợc cập nhập thƣờng xuyên, giúp công tác thu đƣợc quản lý chính xác, hiệu quả, cán bộ làm công tác thu cũng giảm tải đƣợc công việc đồng thời nắm bắt đƣợc những doanh nghiệp còn đang nợ đọng, từ đó có thêm nhiều phƣơng án đôn đốc đơn vị nộp tiền cũng nhƣ báo cáo với cơ quan chức năng xử lý.
74
Chƣơng 4
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NỢ TẠI BHXH TỈNH THANH HÓA
4.1 Nhóm giải pháp về quy định của luật pháp, chủ trƣơng, chính sách
Thứ nhất, mặc dù luật BHXH mới vừa ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, do đó đề xuất của tác giả về một số vấn đề trong luật BHXH nhƣ sau:
Đối với ngƣời sử dụng lao động: tại Điều 17 và điểu 18, quy định quyền và trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động. Quy định quá nhiều trách nhiệm mà hầu nhƣ không có quyền lợi đi kèm, trong khi đó, ngƣời lao động tự ý bỏ việc lại không có chế tài, hoặc thủ tục chế tài rất khó khăn, phức tạp, phải thông qua tòa án,… việc thi hành án thƣờng kéo dài, nhiêu khê, thêm vào đó không thể thi hành án do ngƣời lao động không đủ năng lực về tài chính.
Chúng ta đã biết, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đâu, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. BHXH không nhằm mục đích kinh doanh. Đó là những lý lẽ để giải quyết những chế độ chính sách cho ngƣời lao động. Không đƣa những điều kiện đảm bảo lợi nhuận làm tiêu chí hoạt động của tổ chức BHXH (điều 1 khoản 2, điều 3 khoản 1 – Luật BHXH).
Vấn đề dùng quỹ BHXH để đầu tƣ phát triển quỹ nhƣ thế nào để không làm thất thu quỹ, phát triển quỹ to hơn, lớn mạnh hơn, phục vụ đƣợc nhiều đối tƣợng BHXH hơn. Trong Luật BHXH, Điều 97: quy định các hình thức đầu tƣ của BHXH. Các hình thức đầu tƣ này hoặc là có lợi nhuận rất thấp hoặc khong có lợi nhuận.
Số tiền kết dƣ từ quỹ BHXH hiện nay khá lớn, nên sử dụng nguồn quỹ này phù hợp để phát triển quỹ, nâng cao mức hƣởng cho ngƣời lao động. Đề xuất của
75
tác giả đối với công tác này là nên thành lập Ngân hàng BHXH nhằm kinh doanh và sử dụng hợp lý nguồn quỹ này.
Điều chỉnh các chế độ, chính sách BHXH, tuyên truyền các chính scsh BHXH để ngƣời lao động, chủ doanh nghiệp biết và hiểu, tham gia BHXH nhiều hơn. Việc ổn định các chế độ chính sách là cần thiết để ổn định lòng dân, ngƣời dân tin tƣởng và tham gia BHXH lâu dài.
Về chế độ dƣỡng sức phục hồi sức khỏe: ngƣời lao động sẽ đƣợc hƣởng chế độ này từ 5 – 10 – 15 ngày sau khi ốm đau, thai sản, mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động mà sau khi nghỉ theo quy định nhƣng vẫn chƣa phục hồi đƣợc sức khỏe. Để hƣởng đƣợc chế độ này, ngƣời lao động phải giám định về sức khỏe, sau khi nghỉ sức khỏe vẫn chƣa đƣợc phục hồi, tuy nhiên, việc giám định thƣờng mất 4 – 5 tháng, lúc đó, sức khỏe của ngƣời lao động đã đƣợc hồi phục thì mới đƣợc hƣởng chế độ. Do đó, tiền bồi hoàn không đƣợc sử dụng kịp thời.
Về nguyên tắc, khi ban hành văn bản pháp quy, nguyên tắc về chính sách Nhà nƣớc luôn phải mở, nghĩa là văn bản sau phải để thực hiện và chế độ phải mở rộng hơn cho nhiều đối tƣợng tham gia, nhiều ngƣời lao động có thể hƣởng đƣợc chế độ chính sách hơn. Tuy nhiên, luật BHXH lại có quy định ngƣợc lại. Đó là trƣờng hợp ngƣời đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí. Trƣớc đây, ngƣời lao động từ đủ 15 năm đến dƣới 20 năm có thể chờ để hƣởng chế độ hƣu, nhƣng hiện nay, những ngƣời này buộc phải nhận trợ cấp 1 lần, không đƣợc hƣởng chế độ này nữa. Thay quy định mức trần lƣơng đóng BHXH (20 lần lƣơng tối thiểu bằng các quy định mức lƣơng trần hƣu.
Thứ hai, nên có sự kết hợp chặt chẽ giữa BHXH với có quan thuế: Hiện nay, ngƣời sử dụng lao động báo quỹ lƣơng với thuế rất cao (nhằm để khấu trừ chi phí), nhƣng báo mức lƣơng trích nộp BHXH rất thấp so với mức lƣơng thực lãnh của ngƣời lao động. Nếu có sự kết hợp giữa BHXH và cơ quan thuế, chắc chắn rằng ngƣời sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH đúng với mức báo cáo cơ quan thuế, nhƣ vậy, tổng thu BHXH cũng sẽ cao hơn.
76
Thứ ba, để có thể chống thất thu BHXH, tỉnh Thanh Hóa cần có hệ thống quản lý hiện đại, chặt chẽ, các giao dịch, thanh toán nên qua hệ thống ngân hàng, lƣợng lƣu thông tiền mặt trên thị trƣờng giảm dần đi. Ngân hàng sẽ kiểm soát đƣợc thu nhập của ngƣời lao động, từ đó sẽ không còn thất thu BHXH, các chế độ trợ cấp của ngƣời lao động sẽ đƣợc nâng cao.
Thứ tƣ, đối với cơ quan cấp giấy chứng hận đăng ký kinh doanh: Đó là sở kế hoạch & Đầu tƣ, hay phòng Kinh Tế cấp Huyện khi giới thiệu doanh nghiệp đến cơ quan BHXH để thực hiện nghĩa vụ theo luật định, cung cấp cho cơ quan BHXH danh sách các doanh nghiệp mới phát sinh, giống nhƣ hiện nay đang giới thiệu sang cơ quan thuế để đăng ký mã số thuế, giới thiệu sang cơ quan công án để khắc dấu,…
Thứ năm, cần quy định thật rõ trích nộp BHXH theo tỷ lệ nào đó trên tổng thu nhập của ngƣời lao động. Khắc phục đƣợc tình trạng hiện nay, đóng BHXH theo lƣơng cơ bản, mà khoản này thì chủ doanh nghiệp thƣờng điều chỉnh rất thấp, thu nhập còn lại đƣa vào phụ cấp, hay các khoản phí khác để khỏi phải trích nôp BHXH. Xóa bỏ tính tƣợng trƣng, hình thức nhƣ hiện nay mà phải đóng bằng tiền lƣơng thực lĩnh của ngƣời lao động. Thực hiện đƣợc điều này sẽ làm trợ cấp hƣu trí sau này gắn với giá trị thực của tiền lƣơng đóng BHXH, đảm bảo mức sống cho ngƣời lao động khi nghỉ hƣu.
Cuối cùng cần tăng định mức phạt BHXH, có cơ chế sử lý phù hợp để ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phải chấp hành những quy định về BHXH, và tạo đƣợc tính răn đe, vừa tạo nên tính chấp hành đối với các đối tƣợng tham gia BHXH.
4.2 Giải pháp tăng cƣờng thực hiện quản lý thu nợ tại BHXH tỉnh Thanh Hóa
a) Tăng cường tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
- BHXH tỉnh Thanh Hóa cần chủ động tham mƣu với cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh để ban hành văn bản chỉ đạo về công tác BHXH nhƣ ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh và các tổ chức có liên quan phối hợp với cơ quan BHXH tổ chức thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc.
77
- Định kỳ Cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện đầy đủ và kịp thời công tác báo cáo với cấp ủy Đảng, chính quyền tình hình kết quả thực hiện thu nộp BHXH trên địa bàn hoặc tham mƣu việc tổ chức tổng kết, đánh giá công tác BHXH qua đó đề xuất các biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện.
b) Phối hợp với các ngành
- Triển khai các hình thức tuyên truyền chính sách BHXH để ngƣời sử dụng lao động hiểu rõ nghĩa vụ đối với ngƣời lao động và ngƣời lao động hiểu đƣợc quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHXH.
- Xây dựng quy chế phối hợp với các ngành: Thanh tra, Lao động TBXH, Liên đoàn lao động và Công an tiến hành thƣờng xuyên công tác thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị sử dụng lao động nợ tiền BHXH, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; với cơ quan thuế để trao đổi thông tin về đơn vị, ngƣời lao động nhằm quản lý nguồn thu và thu hồi nợ BHXH.