Đặc điểm cư trú và cơ sở kinh tế của người Việt ở vùng đồng bằng sông Cửu

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – khmer ở vùng đồng bằng sông cửu long (1975 – 2000) (Trang 29 - 32)

7. Bố cục của đề tài

1.3.2. Đặc điểm cư trú và cơ sở kinh tế của người Việt ở vùng đồng bằng sông Cửu

Người Việt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung sống thành các ấp (giống như làng ở ngoài Bắc), song do là vùng đất mới được đẩy mạnh khai phá theo phương thức chiêu tập dân lưu vong nên làng và cơ cấu xã hội có những điểm khác biệt so với làng Bắc Bộ. Trong khi làng Bắc Bộ hình thành sớm, do khai phá cộng đồng (hoặc do tập thể cư dân, hoặc Nhà nước, quan lại đứng ra tổ chức) và trước khi Nhà nước thiết lập các đơn vị hành chính cấp cơ sở - xã (năm 1621) nên có tính tự quản cao, tính hành chính phải “nương” theo tính tự quản. Tính cố kết chặt, quan hệ địa vực nặng nề (thể hiện ở sự phân biệt chính cư – ngụ cư) và có hương ước. Nền kinh tế tự cấp tự túc, khép kín. Bên cạnh đó, sự phân biệt giai cấp xã hội thấp (5 giai tầng kinh tế với sở hữu nhỏ). Con người kín đáo, cục bộ và vun vén.

Còn đối với làng của người Việt ở Nam Bộ hình thành muộn hơn, trong tác phẩm “Văn hóa dân gian Nam Bộ, xuất bản năm 2008, của tác giả Nguyễn Phương Thảo có ghi: “theo sử sách ghi lại, người Việt trong quá trình Nam tiến khai hoang, mở đất, mở rộng biên cương, xác lập chủ quyền, cũng là lúc hình thành những điểm tụ cư – là cơ sở hình thành thôn ấp. Tuy nhiên đã có một bộ phận người Việt có mặt ở

vùng đất Nam Bộ trước thế kỉ XVII, nhưng vào thời điểm đó chưa có điều kiện cần và đủ để hình thành làng (thôn ấp). Chỉ có giai đoạn sau đó, nhất là sau khi Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn cử vào thiết lập bộ máy hành chính ở Đồng Nai – Gia Định (1698), việc hình thành thôn ấp mới có những điều kiện thuận lợi. Vì vậy, làng Việt ở Nam Bộ là làng do dân cư từ nhiều nơi tập hợp lại mà lập nên trong quá trình khai phá, nhưng cũng có những làng vốn là đồn điền của các chúa Nguyễn, nhà Nguyễn (chẳng hạn như làng Thạnh Phước, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre là đồn canh của nhà Nguyễn)”.

Bên cạnh đó, công cuộc mở đất của các chúa Nguyễn do lưu dân (người tứ xứ) khai phá với sự tổ chức của các điền chủ, của quan lại Nhà nước, cấp hành chính cơ sở (xã) hình thành cùng với làng nên tính hành chính cao hơn tính tự quản. Ngoài ra, làng ở Nam Bộ cố kết lỏng lẻo, quan hệ chính cư – ngụ cư không rõ nét, không có hương ước. Kinh tế hàng hóa, mở. Phân cực giai cấp rõ ràng, triệt để (chỉ có các điền chủ với hàng trăm hàng nghìn hecta cho các tá điền lĩnh canh nộp tô). Con người khoáng đạt, cởi mở (thể hiện ở cách chi tiêu ăn uống, hiếu khách..), dễ hòa nhập và ít cục bộ.

“Ở Nam Bộ không có cảnh làng mạc quen thuộc như của người Việt Bắc Bộ với lũy tre xanh, cây đa, giếng nước, sân đình. Các thôn ấp ở Nam Bộ là một tụ điểm những nhà ở tản mạn theo bờ kênh, ruộng lúa. “Tiền viên hậu thổ” - trước có vườn sau có ruộng, là khuôn viên quen thuộc đối với người dân Nam Bộ cũng như “nhà ngói cây mít” đối với người dân Bắc Bộ” [59, 190].

Về chế độ ruộng đất: Quá trình khẩn hoang lập làng diễn ra trực tiếp bởi những người nông dân Việt vì nhiều lí do đã có mặt trước khi được tổ chức thành những đơn vị hành chính (trước năm 1698). Do vậy, ruộng đất khẩn hoang của người nào được phép trở thành sở hữu riêng của người đó. Trong Gia Định thành thông chí - quyển III, Trịnh Hoài Đức đã phản ánh tình hình này: “ Dân vùng này đều có thể tự

do đi khai khẩn đất ruộng ở vùng khác, ai muốn đến đâu, khai khẩn ruộng gò, ruộng thấp ở nơi nào tùy ý. Lựa chọn đất đai rồi chỉ cần khai báo với nhà cầm quyền là trở thành nghiệp chủ khoảng đất ấy…

Người nông dân Việt – người tiểu nông – tuy vẫn là thành viên của một làng và chịu sự chi phối của làng nhưng cá nhân họ dựa trên quyền tư hữu ruộng đất (do chính họ khai phá hay mua bán sang nhượng) và được pháp luật thừa nhận. Hình thái cư trú trên diện rộng phải chăng đã thích ứng hữu hiệu với môi trường chằng chịt kênh rạch, đã tác động đến lối sống của người nông dân Việt ở Nam Bộ, có thể xem đây là nét khác biệt rất lớn giữa làng Bắc Bộ và thôn ấp Nam Bộ. Nguồn gốc hình thành các làng Việt ở đồng bằng sông Cửu Long do không bị chi phối bởi chế độ ruộng công đã làm cho làng Việt ở đây có xu hướng mở, người nông dân năng động hơn. Người tiểu nông tuy vẫn mang nặng tình làng nghĩa xóm, nhưng tính cách và vai trò của họ không bị hòa tan trong cộng đồng, tính năng động làm cho họ tùy ý lựa chọn phương thức hoạt động kinh tế của mình. Cũng nhấn mạnh thêm do làng Việt ở đây không được thiết lập trên nền tảng ruộng công nên vai trò của nó phần nào bị hạ thấp so với ở khu vực Bắc Bộ. Bởi vì ở đây làng không phải làm chức năng kiểm soát, phân chia khai thác đất đai và đương nhiên cũng không có chức năng điều hòa sử dụng các nguồn nước, những công việc đó thường do những tư nhân trực tiếp canh tác giải quyết.

“Trong chế độ sở hữu ruộng đất, nơi đây có một hiện tượng khá phổ biến, đó là hiện tượng ruộng phụ canh (là loại ruộng đất có chủ sở hữu không phải là người bản thôn (xã)), điều hầu như hiếm có ở Bắc Bộ. Ruộng phụ canh không chỉ ở làng bên, mà còn ở nhiều làng, nhiều tổng, thậm chí các tỉnh khác. Khi khảo sát địa bạ của 92 thôn xã có ruộng tư nằm rải rác đều trong 8 tổng thuộc Nam Kì Lục Tỉnh đầu thế kỉ XIX, đã phát hiện 76/92 thôn xã có ruộng đất phụ canh. Số chủ phụ canh là 1.159/4.793 người, chiếm 24,2% số lượng chủ. Diện tích phụ canh là 17.635 mẫu 6 sào/62.202 mẫu 3 sào, chiếm 28,35% diện tích ruộng tư” [95, 178-179]. Điều này thể hiện tính chất mở trên phương diện giao lưu sở hữu ruộng đất của các xã thôn, đồng thời còn thể hiện tính di động cao của nông dân Nam Bộ.

Kinh tế chính của người Việt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là nghề nông (trồng lúa nước), nhưng do đất đai rộng, màu mỡ nên người Việt ở đây không chú trọng thâm canh như ngoài Bắc mà thường quản canh “cầu may” (nhiều khi lúa sót

mọc lại cũng cho thu hoạch khá). Người Việt ở đây còn tận dụng ưu đãi của thiên nhiên để trồng cây ăn quả, tạo ra những miệt vườn rộng lớn, như các miệt vườn dừa, bưởi, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, mẵng cầu…Bên cạnh đó, người Việt nơi đây còn biết khai thác các nguồn thủy sản, nguồn lợi từ rừng bằng các hình thức đánh bắt, săn bắt và săn bắn.

Kinh tế sớm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Sau đó, dưới ảnh hưởng của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và chính sách thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ, nền kinh tế hàng hóa tạo điều kiện để hình thành các đô thị lớn như

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – khmer ở vùng đồng bằng sông cửu long (1975 – 2000) (Trang 29 - 32)