Khái niệm về “Giao lưu văn hóa”

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – khmer ở vùng đồng bằng sông cửu long (1975 – 2000) (Trang 38 - 39)

7. Bố cục của đề tài

2.1.2.Khái niệm về “Giao lưu văn hóa”

Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ giao lưu văn hóa đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

“Giao lưu văn hóa là sự đối thoại giữa các nền văn hóa. Nó nhiều khi đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định những cuộc đàm phán về biên giới, lãnh thổ, xung đột sắc tộc giữa các quốc gia, dân tộc” [33, 34].

Quá trình giao lưu văn hóa cần tính đến giá trị chung, giá trị nhân loại, đồng thời thừa nhận cái khác biệt của các dân tộc khác. Vấn đề còn lại là bản sắc, bản lĩnh, đạo lý dân tộc. Điều đó chúng ta có thể chiêm nghiệm được qua câu của Thomas L.Friedman viết trong cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô liu: “Một đất nước không có

rặng cây ô liu khỏe khoắn (biểu trưng gốc rễ dân tộc) sẽ không bao giờ có được cảm giác nguồn gốc được duy trì hay an tâm để hội nhập với thế giới. Nhưng một đất nước chỉ có rặng cây ô liu không thôi, chỉ lo cội rễ mà không có xe Lexus (biểu trưng

tính hiện đại) thì sẽ không bao giờ tiến xa được. Giữ cân bằng hai yếu tố trên là cuộc vật lộn triền miên” [33, 34].

Ở phương Tây, các quốc gia khác nhau dùng thuật ngữ khác nhau để chỉ sự giao lưu văn hóa. Người Anh dùng từ Culturtal exchanges. Người Tây Ban Nha có thuật ngữ Transculturation. Người Pháp dùng cụm từ Interpenétration des civilisations. Người Mỹ với thuật ngữ Acculturation. Mỗi dân tộc có một thuật ngữ riêng nhưng hầu hết các khái niệm về “giao lưu văn hóa” trong các bộ Bách khoa toàn thư, từ điển Nhân học, các công trình “Nhân học văn hóa”, đều thống nhất sử dụng thuật ngữ “Acculturation” để chỉ hiện tượng “giao lưu văn hóa” và nội dung định nghĩa “giao lưu văn hóa” giống nhau cho dù cách diễn đạt có khác nhau.

Nói đến khái niệm “giao lưu văn hóa” ít nhiều có liên quan đến khái niệm “giao tiếp liên văn hóa” là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau. Bản thân sự giao tiếp liên văn hóa không phải là một hiện tượng mới mẻ, mà đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm, gắn liền với số phận của tất cả các dân tộc của một đất nước, hay các cộng đồng người trên thế giới.

Cho đến nay, khi bước vào thế kỉ XXI, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ. Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại như: mạng internet, điện thoại di động, truyền hình cùng vô số các kênh truyền thanh và truyền hình quốc tế….thì cơ hội giao lưu, đối thoại, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa ngày càng mạnh mẽ.

2.2. Quá trình giao lưu văn hóa Việt – Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (1975 – 2000)

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – khmer ở vùng đồng bằng sông cửu long (1975 – 2000) (Trang 38 - 39)