Thực trạng việc phát huy giá trị văn hóa Khme rở vùng đồng bằng sông Cửu

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – khmer ở vùng đồng bằng sông cửu long (1975 – 2000) (Trang 90 - 144)

7. Bố cục của đề tài

3.3.1. Thực trạng việc phát huy giá trị văn hóa Khme rở vùng đồng bằng sông Cửu

Vấn đề thứ nhất, đó là tình trạng nghèo đói, trình độ học vấn thấp hay mù chữ.

Ở nước ta, việc điều tra xác định hộ đói nghèo được triển khai từ năm 1993 với sự tham gia của các tổ chức khác nhau (Bùi Minh Đạo, 2003). Trên cơ sở triển khai đề tài ở tỉnh Sóc Trăng, nơi có ba tộc người cư trú, có thể nêu lên một số vấn đề về tương quan giữa đói nghèo và phát triển nhân lực. “Theo điều tra tình hình đời sống của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng vào năm 1993, số hộ khá chiếm 10,17%, hộ trung bình chiếm 22,35%, số hộ nghèo là 67,48%. Ở hai huyện nghèo nhất tỉnh là Long Phú, hộ nghèo chiếm tới 72,02% và Mỹ Tú, hộ nghèo chiếm 72,65%. Như vậy, hơn 2/3 số hộ Khmer rơi vào cảnh đói nghèo (Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, 2003). Vào năm 1994 tỉnh Sóc Trăng tiến hành điều tra 61.292 hộ người Khmer cũng cho thấy ở các huyện nghèo của tỉnh số hộ Khmer thuộc diện đói nghèo vẫn chiếm một tỷ lệ cao (theo đó huyện Thanh Trì có số hộ Khmer thuộc diện đói nghèo chiếm 78,18%, huyện Mỹ Tú là 75,84%) (Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, 2003). Điều tra hộ đói nghèo ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cũng cho những kết quả tương tự, nơi nào có tỷ trọng cư dân tộc người thiểu số cư trú cao, thì nơi đó tỷ lệ hộ đói nghèo cũng cao.

Giữa đói nghèo và phát triển ở các tộc người thiểu số có mối liên hệ như thế nào? Muốn phát triển đòi hỏi phải nâng cao dân trí. Xóa đói giảm nghèo và phát triển giáo

nhau, trong đó học vấn là một trong mối tương quan với vấn đề nghèo đói. Cũng theo cuộc điều tra của Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, năm 2003 thì “ở Việt Nam cũng có một tình hình tương tự. Người Khmer có khoảng hơn một triệu người, sinh sống ở hầu hết các tỉnh thành Nam Bộ, nhưng tập trung đông đảo ở Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, riêng tỉnh Sóc Trăng người Khmer chiếm gần 30% dân số. Người Khmer chiếm trên 50% dân số của 33 xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Điều tra các hộ nghèo trong những năm 1992, 1994 và 1998, theo thời gian số hộ đói nghèo có giảm (theo thứ tự 67,48% ; 64,1% và 33,1%), nhưng vẫn ở mức trên 30%. Trong ba tộc người sinh sống ở Sóc Trăng, thì người Khmer có tỷ lệ hộ đói nghèo cao hơn người Việt và người Hoa (theo thứ tự 33,1%, 24,31% và 22,12%).

Theo Ngô Văn Lệ, trong bài “Thực trạng kinh tế-xã hội và những giải pháp xóa đói

giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng”, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,

2003, đã thống kê năm 1989 tỷ lệ mù chữ ở người Khmer là 48,78%, trong khi đó người Mường là 15,10%, người Việt là 13,38%, người Hoa là 16,40% và người Nùng là 23,80%. Ở các xã ven biển thuộc huyện Vĩnh Châu tỷ lệ này còn cao hơn nhiều (64%). Như là một nghịch lý, người Khmer cư trú ở đồng bằng, mà tỷ lệ người mù chữ lại cao hơn một số tộc người cư trú ở miền núi. Số người đi học chỉ chiếm 12,30%. Những người có trình độ trung cấp đến đại học ở người Khmer chỉ có 0,18% so với dân số,trong khi đó ở người Việt là 1,31%” .

Theo điều tra năm 1999, thì có đến 98,97% người Khmer từ 13 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật: tại Trà Vinh là 98,81% và tại Sóc Trăng là 98,96%, dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng rõ ràng còn nhiều bất cập . Đối với nữ giới vấn đề còn bức xúc hơn, tỷ lệ chung là 99%, tại Trà Vinh là 99,27%, tại Sóc Trăng là 99,34%. Các hộ đói nghèo ở người Khmer có trình độ học vấn thấp. Phần đông những người trên 40 tuổi trở lên là mù chữ hoặc chỉ biết viết cho đến tốt nghiệp tiểu học. Đây là một thực tế tại địa bàn các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Trình độ học vấn thấp hoặc mù chữ, về lâu

dài, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di động xã hội, chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi vị thế xã hội và có ý chí về sự thăng tiến xã hội.

Ở một khía cạnh khác, trình độ học vấn thấp hoặc mù chữ sẽ dẫn đến khó hình thành đội ngũ trí thức dân tộc và như vậy, khó có thể tạo thành động lực phát triển của chính tộc người đó. Với trình độ học vấn thấp, người nghèo không có kỹ năng và trình độ khoa học kỹ thuật, việc tiếp nhận thông tin rất hạn chế. Trình độ học vấn thấp lại là rào cản lớn cho người nghèo tiếp nhận thông tin, kiến thức, mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội. Ít giao tiếp với bên ngoài, trình độ tiếng Việt kém, hạn chế khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt làm cho người nghèo bị cô lập trong cộng đồng. Không giao tiếp với bên ngoài, với người Việt để trao đổi học hỏi, sẽ làm thu hẹp mạng lưới xã hội của người Khmer. Cũng do học vấn thấp sẽ gây khó khăn cho người nghèo tiếp cận thông tin qua sách vở, báo chí, tivi, đài để nâng cao kiến thức về chính sách, về thị trường, giá cả, tín dụng, áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Tất cả những điều đó, cùng với tâm lý tộc người, khiến họ ngại tham gia các cuộc hội họp, tập huấn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vì sự hiểu biết còn hạn chế, đã làm cho họ không tận dụng được cơ hội giúp đỡ từ phía cộng đồng để thoát khỏi đói nghèo.

Ở tộc người Khmer, các chức sắc tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng. Giữa người và người là quan hệ đoàn kết, tương thân tương ái, mang tính cộng đồng cao. Sống trong một môi trường như vậy, tạo nên mối quan hệ gắn kết với cộng đồng, người dân sống chết với cộng đồng không muốn xa rời cộng đồng. Do vậy, người dân không thể rời bỏ cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định để tham gia các khóa học nhằm nâng cao năng lực. Như vậy, nếu trong xã hội truyền thống, những giá trị văn hóa của các tộc người thiểu số đã có một vị trí quan trọng trong cố kết cộng đồng, thì trong xã hội hiện đại lại là một lực cản làm hạn chế phát triển nguồn nhân lực ở các tộc người thiểu số, mà điển hình là bộ phận không nhỏ người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long .

Như vậy, ở các tộc người thiểu số, mà ở đây là người Khmer, có thể thấy học vấn thấp song hành với tình trạng đói nghèo. Để xóa đói giảm nghèo, và phát triển bền vững,

nâng cao dân trí và trình độ học vấn là điều kiện tiên quyết. Trình độ học vấn thấp có thể là nguyên nhân của nhiều vấn đề kinh tế xã hội, mà trước nhất là sự phát triển nguồn nhân lực của người Khmer cũng như của các tộc người thiểu số sinh sống trên lãnh thổ nước ta, trên con đường phát triển, làm giảm mức đói nghèo. Nâng cao trình độ văn hóa của người Khmer nói riêng và của các tộc người thiểu số là bước đột phá quan trọng giúp họ nắm bắt các cơ hội tạo thu nhập, cải thiện cuộc sống và khi đã cải thiện cuộc sống, họ mới có cơ hội tốt hơn để tiếp cận phúc lợi xã hội quan trọng hàng đầu là giáo dục. Đây cũng là nhân tố quan trọng trong việc phát triển và phát triển bền vững ở các tộc người thiểu số. Để phát triển và phát triển bền vững, đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực của một quốc gia hay của một tộc người là tổng hợp những tiềm năng lao động, trí lực và tâm lực của một bộ phận dân số có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế-xã hội. Phát triển nguồn nhân lực ở các tộc người thiểu số ở nước ta cần một cách tiếp cận toàn diện hơn và có những giải pháp hiệu quả hơn.

Vấn đề thứ hai là những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tộc người, vấn đề tâm lý dân tộc là một trong những vấn đề nhạy cảm.

“Về lịch sử, đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long có những mối quan hệ đồng tộc, đồng tôn, đồng ngôn ngữ với người Khmer ở nước Campuchia láng giềng. Do đó, quan hệ thân tộc và giao lưu văn hóa giữa hai nước, hai dân tộc. Song phải nhận thúc rằng, đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia tuy có nguồn gốc tộc người, nhưng do những biến động của lịch sử, từ lâu họ đã trở thành hai tộc người ở hai quốc gia khác nhau. Do đó, không có và không thể có sự đồng nhất nền văn hóa giữa hai tộc người Khmer của hai nước. Hiện nay, các thế lực thù địch cũng đang ra sức đục khoét sâu, lợi dung vấn đề (cho rằng người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long là thuộc về dân tộc Khmer ở Campuchia) để chia rẽ khối đoàn kết giữa hai dân tộc, hai nước, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đòi hỏi cần phải hết sức thận trọng và tỉnh táo, không để cho tâm lý đó phát triển, phải khôn khéo và kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn chống phá của bọn phản động và các thế lực thù địch. Phát huy giá trị văn hóa là để góp

phần củng cố khối đoàn kết dân tộc, chứ không phải kích thích tư tưởng, tâm lý ly khai, làm suy yếu khối đại đoàn kết” [29, 143].

Bên cạnh đó, tâm lý tộc người của cộng đồng Khmer vẫn còn tồn tại những yếu tố mang tính bảo thủ.

Người Khmer sống rất thực tế (không phải thực dụng). Họ luôn quan tâm đến những gì mang lại lợi ích trực tiếp cho họ, họ ít “cân, đong, đo, điếm”, ít tính toán thiệt hơn, không thích cạnh tranh. Tâm lý này làm cho họ không kiên định về lập trường tư tưởng. Chính vì yếu tố này mà thời gian vừa qua đồng bào Khmer đã bị các thế lực thù địch lôi kéo, dụ dỗ thực hiện một số hoạt động chống phá trên một số địa bàn thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Một yếu tố tâm lý khác là vấn đề niềm tin. Khi tin thì tin tuyệt đối, sẵn sàng hành động theo niềm tin (một phần là do ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu thừa nên trong niềm tin của người Khmer, yếu tố tâm linh, hữu thần chi phối mạnh mẽ), nhưng khi mất niềm tin thì họ sẵn sàng rời bỏ, quay lưng, trả đũa không thương tiếc vì một niềm tin khác.

Như vậy, đối với văn hóa của các tộc người thiểu số ở nước ta là sự kế thừa những giá trị truyền thống của các tộc người trong quá trình cộng cư, giao lưu và tiếp biến văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những giá trị văn hóa truyền thống đó đã góp phần làm phong phú những giá trị văn hóa Việt Nam, tạo nên sức mạnh để cho dân tộc Việt Nam vượt qua những thử thách lớn lao trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược cũng như trong xây dựng hòa bình. Trải qua thời gian, những giá trị của văn hóa cũng có những thay đổi. Có những giá trị ở giai đoạn lịch sử trước được đề cao, thì ở giai đoạn sau có thể không còn phù hợp nữa, trở thành lực cản của phát triển. Ở các tộc người thiểu số Việt Nam cũng có một tình hình tương tự. Để có thể phát triển đòi hỏi phải hội nhập. Mà muốn hội nhập phải nâng cao nhân lực có đào tạo của chính tộc người đó. Tuy nhiên, những di sản và hạn chế của lịch sử phát triển của một tộc người cần phải được nhận thức một cách khoa học, mới có thể tìm ra các giải pháp để khắc phục.

3.3.2. Phương hướng và giải pháp phát huy giá trị văn hóa Việt – Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay

Thực tế không phải đến hôm nay chúng ta mới đặt vấn đề bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, mà từ xưa, cha ông ta đã làm điều đó, khi các cụ khuyên con cháu “giấy rách phải giữ lấy lề”. Gìn giữ những cái hay cái đẹp của văn hóa dân tộc, tức cái bản sắc văn hóa, có lẽ là một trong những nguyên nhân giữ cho đất nước, dân tộc ta tồn tại, vững bền hàng ngàn năm qua. Vấn đề đặt ra hôm nay, là bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của người Việt – Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, là làm việc đó trong bối cảnh hiện tại, những điều kiện lịch sử, xã hội có khác trước, và những dự báo cần lưu ý. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng để giữ gìn bản sắc văn hóa, tuy nhiên cũng đôi khi còn mang tính hình thức, chưa có sự chu đáo kể cả việc thấu hiểu bản sắc văn hóa là cái gì. Trên đất Nam Bộ người Việt, người Khmer hay người Hoa, người Chăm…đã mở mang, phát triển một vùng đất cho Tổ Quốc và cũng đã tạo dựng cho mình nét văn hóa tiêu biểu trong bức tranh đa dạng về văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Để phát huy tốt những giá trị văn hóa Việt – Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay, theo tôi cần có phương hướng phù hợp sau:

Một là, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với

đặc điểm dân tộc và văn hóa của người Việt, nhất là đồng bào thiểu số Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là phương hướng cơ bản trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời cũng là phương hướng cơ bản trong việc phát huy giá trị văn hóa Việt – Khmer trong giai đoạn hiện nay. Cho nên cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, mà trực tiếp là quan điểm, chủ trương của Đảng tại Đại hội XI, đồng thời nắm chắc đặc điểm lịch sử, cư dân, đất đai, những đặc điểm tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc phát triển văn hóa tinh thần của xã hội trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ

giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế” [3, 126].

Là một dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long sớm có một nền văn hóa khá phát triển. “Do quá trình phát triển tộc người có những bước thăng trầm lại chịu sự tác động của lịch sử nên sự phát triển văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long còn bị nhiều hạn chế. Trong lịch sử, người Khmer cũng như người Việt luôn sống trong sự đô hộ, thống trị của các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc, đã hình thành nên ý chí kiên cường, bất khuất, ý thức dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Từ khi Việt Nam hoàn toàn được giải phóng, bước vào thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quyền bình đẳng, dân chủ của đồng bào Khmer thực sự được tôn trọng và có điều kiện phát triển” [29, 149].

Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long phải đạt được và hướng vào giải quyết các yệu cầu chủ yếu sau: một là,phát triển kinh tế - xã hội phải góp phần và tạo điều kiện thúc đẩy đời sống văn hóa tinh thần xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Khmer; hai là, phát triển kinh tế - xã hội phải giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, không làm méo mó, tha

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – khmer ở vùng đồng bằng sông cửu long (1975 – 2000) (Trang 90 - 144)