Những biểu hiện giao lưu của văn hóa vật chất Việt – Khme rở vùng đồng bằng

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – khmer ở vùng đồng bằng sông cửu long (1975 – 2000) (Trang 52 - 61)

7. Bố cục của đề tài

2.2.3. Những biểu hiện giao lưu của văn hóa vật chất Việt – Khme rở vùng đồng bằng

2.2.3.1. Văn hóa sản xuất

*Về sinh hoạt kinh tế, người Khmer và người Việt đều có những hình thái kinh tế

nông nghiệp lúa nước, cùng có chung một địa bàn địa lý tự nhiên, nên đã cùng chia nhau những kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác, từ việc chọn giống, làm đất, gieo mạ, cày, bừa, cấy lúa, bón phân đến khi thu hoạch…, người Khmer và người Việt đều làm tương đối giống nhau, đặc biệt là ý thức lợi dụng thủy triều để rửa phèn và đưa nước vào ruộng, đây là phát minh độc đáo của người Khmer xưa dựa trên cơ sở những điều kiện địa lý cụ thể của đồng bằng sông Cửu Long và người Việt đã học tập.

Bên cạnh đó, việc chăn nuôi trước đây của người Khmer cũng giống người Việt, cũng nhỏ lẻ, mang tính gia đình, thường chọn hình thức thả rông, có chuồng trại thì cũng nhỏ, thô sơ. Trâu, bò được nuôi để kéo cày, vận chuyển là chính. Đa phần cày thì dùng trâu, nhưng có vùng nhẹ cày thì dùng bò, vùng có đất thịt pha cát, không quá sình lầy, như vùng Bảy Núi, An Giang.

Tài liệu điều tra điền dã ở huyện Mỹ Xuyên tỉnh Hậu Giang tháng 6 -1980, Khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Trần Ngọc Khánh, thì người Khmer đã tìm ra hàng trăm giống lúa cổ truyền trị phèn mặn thích hợp với thiên nhiên đồng bằng. Người Việt đào hàng ngàn kênh, mương lớn nhỏ, tháo cạn đầm lầy, phủ xanh những vùng đất từ lâu hoang hóa.

Các tộc người qua trao đổi kinh tế mà xích lại gần nhau, học hỏi kinh nghiệm và giao hoán, vay mượn và tiếp thu những yếu tố văn hóa cần thiết và ưu việt hơn. Tuy rằng, đến một chừng mực nào đó và về một phương diện nào đó, mỗi tộc người đều có khuynh hướng co cụm, bảo thủ lại để đề phòng một sự tha hóa về mặt văn hóa. Có hiện tượng là cái liềm gặt lúa của người Việt và kân điêu, tuy gặt thành từng nắm nhỏ hơn nhưng ít vung vãi hơn. Việc cắt lúa bằng lưỡi liềm (tiếng Khmer gọi là Kà liêm) cũng như việc đặp lúa trong hồ (Đôk), theo người Khmer, là yếu tố văn hóa của người Việt. Người Khmer cũng như người Việt thường sử dụng hai loại cuốc phổ

biến là cuốc tiều và cuốc tai tượng. Cuốc tiều đã có từ lâu đời, lưỡi dày, nặng, khó gãy vì có gờ nối dài ở mặt sau, thường dùng cán gỗ chắc. Gọi là cuốc tiều vì người Khmer mua ở tiệm của người Hoa, mà người Hoa lại đặt ở thợ rèn người Việt làm. Cái cày (Neangkol) của người Khmer thân cày cong vòng lên ở phía trên và không có đòn tay. Có người cho rằng cái cày có đòn tay và vài chi tiết cải tiến ở đế cày và việc dùng lưỡi cày bằng sắt là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa Khmer – Việt ở đồng bằng sông Cửu Long cho phù hợp với thiên nhiên Nam Bộ.

Cũng theo tài liệu điều tra điền dã ở huyện Mỹ Xuyên tỉnh Hậu Giang tháng 6 - 1980, Khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Trần Ngọc Khánh thì “cách nay khoảng 15 – 20 năm, ở huyện Mỹ Xuyên – Hậu Giang, người Khmer đã dùng nhiều loại giống lúa phổ biến như loại Neang Pêch đỏ, Neang Pêch khlai, Neang khmao tauch (Nàng đen đỏ), Neang khmao thôm (Nàng đơn lớn), nhưng vào khoảng năm 1980 giống lúa Ba Thiệt tức là Neang Soi ngày càng chiếm ưu thế và trở thành giống lúa địa phương truyền thống ở đây. Ba Thiệt là tên người Việt tìm ra giống lúa này, Soi là tên người Khmer đầu tiên đem về nhân giống rất trúng mùa. Hiện nay, nhiều giống lúa mới xuất hiện, cho năng suất cao như Thần nông IR 28,30,732…” [93]. Rõ ràng, sự giao lưu này đã đi vào từng chi tiết của đời sống và sản xuất vì lợi ích và hạnh phúc chung của các tộc người anh em ở đồng bằng.

Trong quá trình lao động sản xuất và cải tạo thiên nhiên, người Khmer từ rất sớm, để nắm chắc việc trị thủy và giỏi trong các phương thức thủy lợi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như đào ao hứng nước trời, xẻ rạch xổ phèn và lên líp trồng rau. Người Việt với truyền thống trồng lúa nước lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long và vùng Ngũ Quãng, đào kinh Vĩnh Tế, kinh Thoại Hà (núi Sập) và hàng nghìn kinh mương lớn nhỏ phủ xanh những cánh đồng hoang hóa. Nếu như người Khmer tìm kiếm được hàng trăm giống lúa cổ truyền chỉ giới hạn trong những mảnh đất nhỏ dưới chân giồng thì đồng bào Việt đem nhân rộng ra toàn vùng đồng bằng từ vùng Đồng Tháp mênh mông nước đến vùng Năm Căn – Cà Mau quanh năm ngập mặn. “Người Việt dùng loại cọc cáy to cán dài và cong của người Khmer ở những vùng đất

cứng, tiếp thu kiểu vòng gặt lúa hình chữ S của người Khmer nhưng điều chỉnh lại thành hình chữ V cho thích hợp. Ngoài ra, chiếc “phảng”, chiếc “nóp”, ….vốn của người Khmer đã được người Việt cải tiến thành những dụng cụ quen thuộc và thích dụng hơn cho người làm nông. Người Việt dùng chiếc nóp (nóp là một cái túi hình chữ nhật vừa là cái mùng tránh mũi, chiếc chiếu cái mền ngủ qua đêm của người dân đồng bằng), cái cà ràn (là dụng cụ đốt lửa, nấu ăn hình dáng như một cái thùng cây đàn lục huyền cầm, tiện lợi như dùng được trên ghe xuồng) của người Khmer. Rõ ràng trao đổi kinh tế là một mặt căn bản của trao đổi văn hóa giữa các dân tộc” [105, 73].

Với công cụ lao động thô sơ, hiểu biết canh tác theo kiểu “cha truyền con nối” nên sản lượng lúa hay các loại cây hoa màu nhìn chung không cao, nhưng cũng chứng minh được người Khmer sớm biết làm lúa nước như người Việt. Các công cụ lao động phục vụ cho việc làm ruộng rẫy giữa hai dân tộc Việt, Khmer như các công cụ: “liềm, nọc cấy, dao, phảng, trục cày, trục bừa, gàu…”. Về cơ bản các nông cụ giống nhau, được học hỏi, vay mượn lẫn nhau, chỉ khác là tiểu tiết do đặc trưng vùng đất đòi hỏi sự thích ứng nông cụ và tâm lý cộng đồng chế tạo công cụ từ kinh nghiệm lao động đặt ra. Theo nhà văn Sơn Nam, “cây phảng” gồm có “phảng cổ cò” và “phảng náp” là hai nông cụ để phát cỏ được người Khmer sử dụng sớm và người Việt khi đến vùng đất đồng bằng này cũng tiếp nhận và làm theo.

2.2.3.2. Văn hóa cư trú, ẩm thực, trang phục

Theo quy luật phát triển của địa danh thì ngành địa danh học lịch sử đã phát hiện ra rằng, các cư dân trong quá trình di chuyển có thể đặt tên một địa danh nơi mà mình đến bằng địa danh cũ nơi họ ra đi. Ngày nay ở Campuchia có các địa danh như Kôkông, Tak Thmau, tương ứng với Gò Công, Cà Mau…ở Nam Bộ. Phải chăng người Khmer trong quá trình di chuyển theo dòng sông Cửu Long và biển để đi xuống vùng châu thổ đã mang theo các địa danh đó đặt tên cho những nơi ở Nam Bộ mà họ mới đến trước khi có người Việt hay người Chàm. Hiện nay, ở vùng Sóc Trăng, Trà Vinh, nơi người Khmer cư trú lâu đời nhất, cũng không có ngôi chùa nào

có lịch sử quá 300 năm, và người Khmer Nam Bộ hiện nay chỉ ở “giồng” theo tập quán canh tác của họ, khác với người Việt chỉ cư trú vùng “rạch”cũng theo thói quen làm rộng của họ. Điều đó nói lên mối quan hệ tự nhiên trong quá trình khai phá đồng bằng sông Cửu Long của người Khmer và người Việt.

Về nhà ở, “loại hình nhà sàn là phù hợp với thiên nhiên Nam Bộ. Nhà sàn trước đây là truyền thống cư trú cổ của người Khmer, nhưng một số vùng của người Việt ở Đồng Tháp, Năm Căn, Sóc Trăng, người Chăm ở Châu Đốc cũng dùng rất tiện lợi” [106,79]. Thậm chí dù định cư trên những giồng, gò, họ cũng chọn hình thức cất nhà trên mặt sàn được kê trên những đầu trụ cao, vừa tránh nước đổ của sông Mêkông chảy từ thượng nguồn về biển hằng năm, vừa tránh thú dữ có trên những giồng cây cối rậm rạp, lại sạch sẽ, thoáng mát hơn. Tuy nhiên, lâu dần khuynh hướng này trở thành tập quán. Như vậy, đặc điểm “nhà” (nhà sàn) là nét đặc trưng đầu tiên cần nghi nhận nơi đồng bào Khmer. Ngày nay, loại nhà sàn (cao cẳng ít thông dụng) [66, 13].

Những mái nhà lá dừa nước, chiếc xuồng be, cây phảng phát cỏ và chiếc nóp ngủ (để chống muỗi, đỉa vắt và sương lạnh, người Việt tạo ra một chiếc nóp làm từ ba tấm đan bằng sợi cây bàng ghép lại để ngủ đêm ở ngoài vườn, ngoài kênh rạch)…là những loại hình văn hóa vật chất gắn liền nhau và liên kết với đời sống, sinh hoạt của những cư dân khai hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc phản ánh sự sáng tạo do hoàn cảnh xã hội, lịch sử của dân tộc, nó còn bao hàm khía cạnh giao hoán văn hóa của dân tộc Việt và Khmer là những yếu tố chính, để phân tích và hình thành nên một diện mạo văn hóa của những con người tại vùng đất mới này.

Về ẩm thực: Trong món ăn, người Khmer cũng như người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long khai thác rất nhiều món ăn dựa vào nguồn tự nhiên mang lại. Động vật có các loại cá, tôm, cua, rắn, chim, chuột…Ăn không hết, có loại còn được phơi khô, làm mắm để dự trữ ăn dần cho những tháng khô kiệt. Thực vật có các loại rau và nhiều loại cây hoang dại cũng được đưa vào nhóm thực phẩm mà không phải vùng nào cũng có như: bồn bồn, bông súng, điên điển, so đũa…Các món ăn cơm như canh chua cá lóc, quả me, ngò om…các gia vị từ trái dừa…nhiều gia đình cư dân đồng

bằng sông Cửu Long được xem là có gốc từ ẩm thực Khmer. Cộng cư lâu đời với người Khmer, người Việt tiếp thu nhiều món ăn của tộc người này.

Người Việt ảnh hưởng người Khmer đồng bằng sông Cửu Long ở tập quán dùng nước cốt dừa trong hầu hết các món mặn, món ngọt, đồ chay và cả các món bánh. Món canh chua ngày nay là sự “cải biến” và thay thế các loại phụ liệu của người Khmer cho phù hợp với khẩu vị dân tộc. Món canh chua nguyên thủy được nêm bằng cơm mẻ với mắm praho, được người Việt thay đổi bằng me với nước mắm. Món canh chua nấu bằng cá khô cũng là từ sự ảnh hưởng của người Khmer. Món bún kèn ở Kiên Giang cũng là sự phức hợp từ món bún cari của người Khmer; món “bún Bạc Liêu” cũng là sự cải biến của người Việt dựa trên cơ sở là món “bún nước lèo” của người Khmer. Người Việt đều ăn mắm “bồ hốc”(theo cách gọi của người dân địa phương), hai loại bún trên qua bàn tay của người Việt đã có những mùi vị rất riêng, còn có món canh xiêm-lo của người Khmer; người Khmer cũng thích ăn canh chua cá kho tộ của người Việt...

Cùng khai phá, cùng sống trên một vùng đất, các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long cùng trải qua những khoảng thời gian sống cộng cư cùng nhau, chính vì thế sự giao lưu văn hóa là điều tất yếu có thể xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ điều kiện nào. Nó có sự kế thừa và đào thải, có sự gạn lọc và tích lũy, nhưng cho dù ở bất cứ hình thức nào nó cũng là những tinh hoa mà các dân tộc đã tích lũy được trong quá trình sinh sống.

Về y phục: Người Khmer hay người Việt ở tầng lớp nông dân ngày trước đều đơn giản, không đa dạng quần áo. Nhưng trong cách mặc của người Khmer có phần phức tạp hơn người Việt. “Người Khmer có kiểu quần áo riêng, trang trí nhiều màu sắc lộng lẫy, nhưng ngày nay họ ăn mặc cũng như người Việt” [106, 96]. Khi quan sát thường phục bà ba đen cùng với chiếc khăn rằn đội đầu hoặc quàng cổ trên vai (cho cả nam và nữ), hay chiếc sarong của nhiều người không chỉ là cách ăn mặc riêng của người Khmer mà có sự tiếp xúc qua lại với người Việt. Trong mặc của người

Việt Nam Bộ là bộ quần áo bà ba màu đen, khăn rằn ri lại có sự tiếp thu từ khăn Krame của người Khmer. Chiếc áo “bà ba” vốn có của người Việt đã trở nên phổ biến đối với nhiều dân tộc ít người.

Người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa thường vận bộ bà ba đen. Bởi, nó vừa sạch vừa dễ giặt giũ. Vải may là loại vải ú, vải sơn đầm... rất mau khô sau khi giặt. Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba còn có nhiều tiện dụng khác như: Áo được xẻ ở hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo lại có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính vì tính tiện dụng và sự thoải mái này mà chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở Đồng bằng sông Cửu Long mặc ngay cả lúc đi làm đồng, đi chợ, đi chơi... Chiếc khăn rằn cùng chiếc áo bà ba đã trở thành một hình tượng hết sức quen thuộc và gần gũi với mọi người. Và nó cũng là một biểu tượng cho người phụ nữ Đồng bằng sông Cửu Long rất cần cù và cũng rất đáng yêu.

Theo các nhà nghiên cứu thì chiếc khăn rằn có nguồn gốc từ người Khmer. Chính sự tiện ích của nó mà chiếc khăn rằn phổ biến mà không hề có sự phân biệt về dân tộc, giới tính khi sử dụng nó. Khăn rằn có chiều dài khoảng 1,2 m, rộng chừng 40 đến 50 cm không có các màu sắc cầu kỳ, sặc sỡ mà rất đỗi bình dị và giản đơn. Chiếc khăn rằn thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này được kẽ thành hai lằn ngang, đan chéo vào nhau tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn. Không chỉ có những người lao động lam lũ mà những điền chủ, những người giàu có cũng sử dụng nó. Khăn được vắt gọn trên đầu đối với người phụ nữ; hoặc cột ngang trán, chừa hai đuôi khăn nhô lên đầu, nút khăn nằm ở phía trước đối với nam. Khăn rằn cũng thường được quàng trên cổ (cho cả nam và nữ), một đầu thả trước ngực, một đầu thả sau lưng. Đôi khi hai đầu buông xuôi xuống phía trước, đi kèm theo thường là bộ quần áo bà ba làm nên nét đặc trưng của cư dân xứ này. Phụ nữ búi tóc hoặc chải tóc kẹp. Trong sinh hoạt, chiếc “khăn rằn” (chàng hay choàng tắm) là một sản phẩm đặc biệt được dân tộc Khmer, Việt hay cả người Hoa ở Nam Bộ yêu

thích. Khăn tiện dụng với nhiều chức năng: lau, đội, quấn, quàng,…nên nay vẫn thông dụng ở vùng nông thôn.

Bên cạnh chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn, một số thành phần khá giả ở đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa như công chức, thương gia, điền chủ... thì ăn mặc có phần sang trọng hơn, nhất là ở giai đoạn cuối thế kỷ XX khi mà Việt Nam đã bắt đầu có phong trào Âu hóa thì những tầng lớp này đã chịu ảnh hưởng cách phục sức của phương Tây. Họ ít mặc các trang phục truyền thống hơn, mà thay vào đó là áo vét- tông, giày mỏ vịt, sơ mi cổ cồn, thắt cà vạt...Trong các ngày lễ thì trang phục đã trở thành lễ phục nên cần được ăn mặc chỉnh tề, ngay ngắn, lịch sự. Bộ trang phục được xem là lễ phục phổ biến ngày xưa là bộ khăn đóng áo dài. Thường thì áo dài bằng xuyến hay lương đen, còn quần thì màu trắng bằng lụa hay vải. Bộ trang phục này thường được mặc khi dự lễ cúng đình hay đám cưới, các dịp hiếu, hỉ... Còn nếu như nhà có tang thì trang phục lễ tang thường chọn màu trắng làm màu chủ đạo, được may bằng loại vải thô thưa rẻ tiền, biểu thị tình cảm của mình đối với người đã khuất với ý nghĩa: cha mẹ hoặc ông bà mất rồi, con cái quá đau buồn không thiết gì đến việc ăn mặc nữa. Áo tang phải được may trở sống ra ngoài. Con là nam thì đầu đội

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – khmer ở vùng đồng bằng sông cửu long (1975 – 2000) (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)