7. Bố cục của đề tài
1.4. Đặc điểm của quá trình tụ cư và cộng cư của người Việtt và người Khme rở
vựa lúa, vựa hoa quả xuất khẩu lớn của khu vực Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung.
1.4. Đặc điểm của quá trình tụ cư và cộng cư của người Việtt và người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trong suốt quá trình cộng cư của ba thế kỉ qua, các dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đoàn kết lao động sản xuất, cải tạo địa bàn sinh tụ, đoàn kết chống sự áp bức, bóc lột của phong kiến, sự xâm lược của ngoại bang, bảo vệ lãnh thổ chung của cả cộng đồng, họ đã cùng có chung vận mệnh lịch sử, có chung lợi ích. Quá trình đó đã tạo điều kiện cho các dân tộc có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa, hình thành nên một diện mạo văn hóa vùng đa dạng, phong phú bên cạnh những sắc thái văn hóa riêng của từng tộc người. Các cư dân khi đến vùng đất này thường là đi riêng lẻ từng cá nhân vì nhiều lí do (người bị tội đồ mà ra đi hay vì nghèo đói mà lưu lạc), bởi thế, buổi ban đầu, dân tứ xứ, dân tứ chiếng, từng cá nhân, từng nhóm nhỏ tập hợp lại, đùm bọc, nương tựa vào nhau để trụ lại nơi đất mới lạ lẫm, đầy thử thách này.
Thứ nhất, thông qua các nghiên cứu đã được công bố cũng như qua các đợt điền dã trong quyển Địa chí Tiền Giang trang 801-803, tại các địa phương có thể nêu lên những hình thái cư trú như sau: hình thái cư trú ven sông rạch, hình thái cư trú dọc kinh đào, hình thái cư trú theo giồng cát, hình thái cư trú tập trung. Nhưng chủ yếu là cư trú trên diện rộng, điều này hoàn toàn khác với hình thức cư trú co cụm của các
làng miền Bắc. Cư trú trên diện rộng và hầu như không tồn tại chế độ công điền, công thổ đã làm nảy sinh tính năng động xã hội của người tiểu nông.
Thứ hai, thông qua nghiên cứu một số vấn đề về kinh tế-văn hóa-xã hội về làng xã Việt Nam, tác giả Phan Địa Doãn viết: “do đây là vùng đất mới - nơi chuyển đến của dân tứ phương, với nhiều thành phần cư dân, nhiều ngành nghề khác nhau, đất đai rộng lớn lại được thiên nhiên khá ưu đãi và hào phóng với con người, nên một khi ở nơi ở cũ họ cảm thấy không còn sống được nữa thì họ sẵn sàng theo kênh rạch rời đến những nơi khác làm ăn, lập thôn ấp hay phum, sóc mới hoặc nhập vào những thôn ấp, phum sóc đã có. Do đó cư dân trong các thôn ấp hay phum sóc không có tâm lý phân biệt đối xử giữa dân chính cư và ngụ cư”.
Thứ ba, mối quan hệ gắn bó giữa những cư dân không phải là quan hệ dòng họ, thậm chí không phải là tình nghĩa giữa những người cùng chung cảnh ngộ, cùng rời bỏ quê hương đến làm ăn nơi đất lạ. Ca dao Nam Bộ có câu: “Tới đây thì ở lại đây;
Bao giờ bén rễ xanh cây thì về”. Vì những lí do trên mà ở Bắc Bộ nông dân thuần
nông, sản xuất tự cấp, tự túc, buôn bán chỉ là nhỏ nhặt. Còn đối với người dân sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả vùng Nam Bộ nói chung, là địa bàn đã sớm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa. Người nông dân luôn gắn bó với thị trường, không kỳ thị đối với buôn bán, thể hiện qua câu ca dao: “Đạo
nào vui bằng đạo đi buôn; Xuống biển lên nguồn gạo chợ nước sông”, do đó người nông dân còn là thương nhân và làm nhiều ngành nghề khác, điều đó thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, kích thích giao lưu quốc tế.
Thứ tư, làng Việt ở Nam Bộ là làng do người Việt khai phá nhưng nó lại được tạo lập trong quá trình người Việt cùng khai phá miền Nam Bộ với người Khmer, người Chăm hay người Hoa…Trong quá trình khai phá, không diễn ra sự loại trừ nhau giữa các tộc người mà là sự hòa hợp, đoàn kết thân ái. Đó có thể là do đất đai ở đây còn nhiều để khai phá, vì thế không xảy ra việc lấn chiếm đất canh tác bằng bạo lực giữa những người mới đến và đến từ lâu. Sự hòa hợp ấy khiến cho làng nơi đây khác so với làng trên đồng bằng sông Hồng – nơi chỉ thuần người Việt trên một vùng châu thổ khá rộng. Trong quá trình tụ cư các phum của người Khmer vùng đồng bằng
sông Cửu Long đã hòa nhập với làng xóm, thôn ấp của người Việt và người Hoa, tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu văn hóa, đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trong vùng. “Như ở các vùng nông thôn Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,...cạnh những nếp nhà, những làng của người Việt còn có những nếp nhà, những phum, sóc của người Khmer. Tại đấy, đương nhiên đã có sự tiếp nhận một số đặc điểm văn hóa của các tộc người khác để làm phong phú thêm văn hóa dân tộc Việt” [56, 15]. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, sự giao lưu diễn ra thường xuyên. Người dân ở đây rất nhanh nhạy trong việc tiếp thu cái mới, khả năng bươn chải thị trường, giao lưu hoạt bát của nam nữ ở nông thôn gần như người thành phố.
Thứ năm, một khía cạnh nổi bật nữa trong lối sống của người dân miền sông nước này là thói quen bình đẳng. Người ta ưa nói thẳng, ưa đâu ra đấy. Các thứ bậc trên dưới trong gia đình, dòng họ được đề cao. Cũng như người Việt ở khắp nước, người dân Nam Bộ rất kính trọng người già. Còn người già thì sống thảnh thơi như đã làm tròn bổn phận. Thờ cúng ông bà tổ tiên rất được coi trọng. Đó là kỷ cương thiêng liêng từ trong tâm thức trẻ già.
Như vậy, chính do quá trình cộng cư trên địa bàn đồng bằng màu mỡ này, quá trình phát triển dân tộc nói chung, văn hóa dân tộc nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đặc điểm địa bàn sinh tụ, bởi quá trình giao lưu văn hóa, nên có thể đưa ra kết luận rằng: “Người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia có những nét gần gũi nhau về đặc trưng văn hóa tộc người. Nhưng do sống tách biệt lâu đời với nhau, nên người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có những điểm riêng về cư trú, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt từ khi nhà Nguyễn sáp nhập Biên Hòa – Gia Định, Hà Tiên vào lãnh thổ Việt Nam, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã dần dần tách khỏi cộng đồng dân tộc Khmer ở Campuchia để trở thành một trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [81, 12-13]. Sự khác nhau đó có thể phân biệt trên các mặt như: hình thái cư trú, cách thức canh tác lúa nước, các giá trị văn hóa hình thành do quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc sống trên địa bàn vùng sông nước của đồng bằng sông Cửu Long.
Do đó, bất luận là người Việt (Kinh), Khmer, Hoa hay Chăm, họ đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền văn hóa mà họ xuất thân. Hơn nữa, đối với các dân tộc tụ cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nền văn hóa của các dân tộc họ đều có một thời phát triển rực rỡ, nên bên cạnh những giá trị văn hóa chung, được hình thành do quá trình cộng cư, quá trình tiếp biến văn hóa lẫn nhau giữa các dân tộc, thì mỗi dân tộc vẫn còn giữ cho mình những giá trị văn hóa đặc sắc, không thể hòa lẫn được, mà điển hình đó là sự hòa hợp văn hóa giữa hai tộc người Việt và người Khmer ở vùng Nam Bộ nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – KHMER Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (1975 – 2000)