Giá trị của văn hóa Việt – Khme rở vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với lịch

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – khmer ở vùng đồng bằng sông cửu long (1975 – 2000) (Trang 85 - 90)

7. Bố cục của đề tài

3.2.Giá trị của văn hóa Việt – Khme rở vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với lịch

lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cư trú của nhiều dân tộc như Khmer, Việt, Hoa, Chăm… Sự chung sống hòa bình, cùng đoàn kết chiến đấu với thiên nhiên, với kẻ thù xâm lược bảo vệ quê hương đã hình thành nên đặc thù riêng các cộng đồng dân tộc Việt Nam ở vùng đất mới này của Tổ Quốc bên cạnh bản sắc văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa trên cơ sở kinh tế hàng hóa sớm phát triển, đã tạo nên những biến đổi, những nhân tố mới bên cạnh văn hóa truyền thống của từng dân tộc. Những biến đổi, những yếu tố mới đã hình thành trên cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, từ công cụ sản xuất, ăn mặc, ở, đi lại…đến sự ra đời và phát triển đến ngày nay của các tôn giáo địa phương (Cao Đài, Hòa hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa), tạo nên bản sắc văn hóa đồng bằng sông Cửu Long.

Trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, môi trường và điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long đã bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam nói chung nét đặc trưng độc đáo của mình: đó là yếu tố “sông nước”. truyền thống văn hóa lúa nước của người Việt vào đến Nam Bộ được hoàn chỉnh một cách tinh tế bởi yếu tố sông nước. Làng Nam Bộ hầu như phân bố dọc sông, kênh rạch, tạo thành kiểu cư trú phổ biến – kiểu cư trú hình tuyến, giao thông thủy tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại sớm, “chợ nổi” hình thành sớm trên các trục giao thông thủy, đời “thương hồ - gạo chợ nước sông”, giới thương hồ tập trung ở khu vực giáp nước, “đò dọc” đã nối liền vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn tạo cho cả vùng một sự đồng nhất cao trong văn hóa. Yếu tố sông nước đã tạo cho người Việt vùng đồng bằng sông Cửu Long và lan tỏa khắp Nam Bộ một “tư duy sông nước”, tạo ra một hệ thống biểu tượng gắn với sông nước. Kết quả là một hệ thống biểu tượng văn hóa đặc trưng gắn với sông nước được thể hiện trong phương ngữ của người Việt Nam Bộ cũng ngư người Khmer. Chính tư duy sông nước đã hình thành và thay thế đến mức ngạc nhiên về tính biểu tượng trong đặc trưng văn hóa Nam Bộ so với Bắc Bộ và Trung Bộ: xe khách thành “xe đò”, đi nhờ thành “quá giang”, anh em đồng hao thành “anh em cột chèo”…[64, 1-2].

Văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, theo tạp chí Xã hội học của Nguyễn Công Bình vào năm 1998, trong bài viết “Phát triển xã hội trong công cuộc khai phá đất Nam Bộ” và qua đó ta cũng có thể nhận thấy được một số nét chung:

- Văn hóa đồng bằng sông Cửu Long là một phức thể nông nghiệp (lúa nước – miệt vườn…), một bộ phận của “vùng văn hóa Nam Bộ”, một phức thể văn hóa công – nông nghiệp, dựa trên sự phát triển của kinh tế hàng hóa và sự kết hợp đan xen những yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc với những yếu tố văn hóa hiện đại.

- Văn hóa làng của người Việt ở vùng này ngoài những nét chung như văn hóa làng truyền thống ở Bắc Bộ, còn có những nét khá riêng biệt. Cư dân trong làng của người Việt hay trong một số phum, sóc của người Khmer định cư theo kênh rạch; làng không có chức năng phân chia lại ruộng đất công, điều hành nguồn nước; không

có cơ cấu khép kín, mà là một “thiết chế mở, vượt khỏi trạng thái tự túc, tự trị cổ truyền”.

- Dân làng không chịu ảnh hưởng nặng của thiết chế làng – họ; tính độc lập của cá nhân được đề cao. Hiện tượng cả xã chỉ có một dòng họ duy nhất gần như không có ở đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù quan hệ thân tộc họ hàng vẫn có một vị trí quan trọng trong các quan hệ xã hội ở nông thôn. Tình làng nghĩa xóm, quan hệ “lối xóm” có ảnh hưởng khá mạnh trong tiếp thu thông tin, kỹ thuật sản xuất mới, tương trợ giúp đỡ nhau trong đời sống và sản xuất. Phong tục lễ tiết ở cấp độ làng xã rất yếu, tuy rằng qui mô gia đình thì khá mạnh. Sinh hoạt và kinh tế của làng gắn với thị trường.

- Người dân có đầu óc thực tế, năng động, “miệng nói tay làm”, lấy thực tiễn làm thước đo chân lí, ít giáo điều, nhiều sáng tạo; khai thác tự nhiên trong sự hài hòa với thiên nhiên (chung sống với lũ – là một biểu hiện tiêu biểu) nên tính tình cởi mở, thông thoáng, hào hiệp, bao dung, bộc trực, thẳng thắn, coi trọng lẽ công bằng, trọng nghĩa khinh tài, có tinh thần xả thân vì nghĩa lớn, kiên quyết trong đấu tranh với kẻ thù ngoại xâm; sống lâu trong môi trường kinh tế hàng hóa, người dân có khả năng cao trong thích ứng, nhạy bén, có bản lĩnh vượt thoát những thử thách trong đời sống và hoạt động văn hóa, kinh tế.

Vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, kể từ sau giải phóng năm 1975 đến khi bắt đầu bước vào thế kỉ XXI và cho đến hôm nay đã có nhiều thay đổi lớn lao so với những thế kỉ trước. Giờ đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long hay cả vùng đất Nam Bộ không còn là nơi hoang hóa. Đất rộng người thưa như xưa nữa, đất đai, tài nguyên đã khai thác đến mức gần như không còn “khai mở” thêm được nữa. Vùng đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và tốc độ đô thị hóa trở nên nhanh chóng. Không gian sinh tồn đã thay đổi, và văn hóa người Việt cũng như người Khmer cũng có những chuyển đổi lớn lao. Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đã tác động đến sự giao lưu văn hóa của cộng đồng người Việt và người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đối với thế hệ trẻ hôm nay. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt và người

Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, nhìn chung có sự tăng cường, được nâng lên khá nhiều. Sự giao tiếp với thế giới bên ngoài rộng mở, với những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Việt cũng như đồng bào dân tộc thiểu số người Khmer đã được tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại, với nhiều văn hóa trên thế giới. Vấn đề đặt ra ở đây là sự bảo tồn bản sắc văn hóa Việt – Khmer. Nhiều nếp sống cũ cách cư xử, tư duy của người Việt và người Khmer sẽ lùi dần vào quá khứ hoặc chuyển đổi để thích ứng với cuộc sống hiện đại. Đó là điều tất yếu. Các nhận xét của Trịnh Hoài Đức về người Việt Nam Bộ cách đây gần hai thế kỷ và được nhiều người tán đồng là “trọng nghĩa, khinh tài”, có lẽ cũng cần xem lại. Với sự phát triển hôm nay của đất nước và thích ứng với sự phát triển đó, việc thay đổi thành quan niệm “trọng nghĩa và trọng tài”(tài là tiền tài, là vật chất) sẽ phù hợp hơn.

Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa là cần thiết, khi đã quan niệm văn hóa là nguồn lực phát triển của đất nước hôm nay và sắp tới. Bảo tồn những giá trị tốt đẹp và tích cực của văn hóa Việt – Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long cũng nằm trong cái chung, là một phần của việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của cả nước, và của các dân tộc anh em ở Việt Nam. Những nét riêng của văn hóa người Việt hay người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long như trọng nghĩa, trọng tài (tài năng), tính năng động, linh hoạt,…cho đến hôm nay vẫn còn những giá trị lớn lao và tích cực.

Tất cả những giá trị văn hóa của hai dân tộc thể hiện trong sự giao lưu văn hóa của người Việt – người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam và tiếp thêm sức mạnh để Việt Nam tiếp bước trên con đường phát triển toàn diện, để thực hiện mục tiêu cao quý: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang trên con đường hội nhập, thì việc nghiên cứu giao lưu văn hóa Việt – Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long hay cả vùng đất Nam Bộ không chỉ giúp cho người đọc thấy được sự kế thừa và sáng tạo trong chiều dài lịch sử mà còn thấy được những giá trị đích thực tạo nên sức mạnh cho sự phát triển hôm nay. Bởi vì, trong “công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội” [2, 9-10]. Đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong phát biểu của mình trước Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã nhấn mạnh: “Tất cả

mọi sự phát triển xã hội phải gắn liền với việc kế thừa và pháy huy những truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển tách khỏi cội nguồn thì nhất định lâm vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác”.

Khi nói đến những giá trị truyền thống là nói đến những chuẩn mực văn hóa được mọi người tin tưởng. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Nhưng có một thực tế là “mỗi tộc người có những đặc tính giá trị văn hóa riêng của mình và chính điều này làm cho văn hóa của tộc người này khác với văn hóa của tộc người khác. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, ở tộc người này có những yếu tố văn hóa được coi là chuẩn mực giá trị, mọi người trong cộng đồng đều có trách nhiệm gìn giữ, thì tộc người khác lại không chấp nhận, mặc dù họ sống cận kề nhau” [94, 247]. Ở nước ta, dân cư các dân tộc cư trú xen kẽ, đặc trưng cư trú ở nước ta là phân tán và xen kẽ, biểu hiện ở các cấp độ: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã. “Ở nước ta không hình thành những vùng lãnh thổ riêng cho từng dân tộc nên không có tình trạng “mỗi

dân tộc thiểu số tạo thành vùng văn hóa riêng” nghĩa là: không có cái gọi là vùng văn

hóa Chăm hay vùng văn hóa Khmer mà trong vùng văn hóa duyên hải Nam Trung Bộ thì văn hóa Chăm có vai trò quan trọng và từ lâu đã giao lưu với văn hóa Việt trong vùng. Cũng không có vùng văn hóa Khmer, mà trong vùng văn hóa Nam Bộ, văn hóa Khmer đã giao lưu và ảnh hưởng qua lại với văn hóa Việt để hình thành nên các đặc trưng văn hóa chung” [29, 84].

Ở đồng bằng sông Cửu Long, sự giao lưu văn hóa diễn ra trong hoàn cảnh đặc biệt đã được minh chứng trong phần chương 2, dân tộc Khmer muốn bảo vệ mình và

lưu giữ những giá trị văn hóa của mình cần phải dựa vào các dân tộc khác, cũng như các dân tộc khác muốn bảo vệ mình cần dựa vào dân tộc Khmer. Sự giao lưu trong hoàn cảnh đó không chỉ mang tính “xã giao” mà trở thành nhu cầu sống còn. Sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt – Khmer diễn ra như một lẽ thường tình trong cuộc sống. Nhiều giá trị văn hóa Việt (Kinh), Khmer “hóa thân” thành những giá trị văn hóa vùng (cái riêng trở thành cái chung, nhập vào cái chung).

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt – khmer ở vùng đồng bằng sông cửu long (1975 – 2000) (Trang 85 - 90)