Giải pháp về quản trị điều hành

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 112 - 113)

Xây dựng phương án cơ cấu lại tín dụng, giảm mức độ tập trung tín dụng vào khách hàng lớn, cân đối hợp lý trên cơ sở sử dụng hết hạn mức tín dụng trung và dài hạn để phục vụ nhu cầu chính đáng của khách hàng.

Chuyển mạnh việc tập trung tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng truyền thống, các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.

Hoàn thiện hệ thống cơ chế nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng như: Quy chế cho vay đối với khách hàng, phân quyền phán quyết cho vay, quy định về đảm bảo tiền vay, quy trình thủ tục xử lý tài sản bảo đảm, mua bán nợ … theo hướng quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị đối với từng khâu công việc từ thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, quản lý sử dụng vốn, thu hồi nợ; trách nhiệm của công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát. Chấn chỉnh một số tồn tại trong công tác tín dụng như cho vay đảm bảo bằng kho hàng, cho vay nhóm khách hàng liên quan, cho vay liên Chi nhánh.

Tập trung nghiên cứu hoàn thành phân tích từng khoản nợ xấu để đưa ra các giải pháp cụ thể, kiên quyết như xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện đối với những khách hàng trốn tránh trách nhiệm trả nợ, không hợp tác trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi vay.

Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ, xác định kiểm tra, kiểm soát là nhiệm vụ thường xuyên của mọi vị trí công tác, do đó phải tăng cường kiểm soát, nghiên cứu chỉnh sửa bổ sung các quy định liên quan đến công tác kiểm tra kiểm soát.

113

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)