Kinh nghiệm từ Thái Lan

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 56 - 57)

Đất nước chùa vàng cũng kinh qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 khi đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế. Thời điểm đó, Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9%/năm nhưng cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ từ lạm phát, chính sách tỷ giá cố định và cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài thiếu tính bền vững.

Khủng hoảng bắt đầu ở Thái Lan và sau đó lây lan sang các nước châu Á khác. Nguyên nhân cốt lõi nằm ở sự mất lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với cái gọi là “Các nền kinh tế mới nổi”. Các nhà đầu tư rất ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng lại tỏ ra nghi ngờ các nhân tố điều chỉnh không minh bạch và tình trạng tham nhũng trong Chính phủ. Khi đã mất niềm tin vào thị trường tiền tệ và chứng khoán của những quốc gia này, nhà đầu tư sẽ ồ ạt rút tiền ra. Tại Thái Lan, việc thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng, kéo theo làn sóng các

57

nhà đầu tư nước ngoài, đã đẩy giá tiền tệ trong nước và mức lạm phát lên và kèm theo đó là nỗi sợ hãi về bong bóng chứng khoán.

Khi nhận chức thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan vào giữa năm 2001, Ông M.R Pridiathorn Devakula đã tiến hành hàng loạt biện pháp để giải quyết mớ bòng bong này. Ông đã cho dừng việc tiếp tục thực hiện các quy định an toàn; chuyển các Ngân hàng sang hoạt động có lãi trở thành mục tiêu hàng đầu; nới lỏng các quy định mà không có tính thực tế, các quy định mà quá khó khăn để thực hiện trong hoàn cảnh lúc bấy giờ và quá tốn kém để theo đuổi; cũng như loại bỏ những rào cản về quy chế đối với việc cho các NHTM vay để giảm bớt gánh nặng từ những khoản nợ tồn đọng của khách hàng. Đồng thời theo dõi sát sao bảng tổng kết tài sản của các Ngân hàng và tư vấn về định hướng có tính chiến lược giúp các Ngân hàng thương mại Nhà nước có lãi.

Khác với Thụy Điển, công cuộc tái cấu trúc ngân hàng ở Thái Lan thành công phần nhiều nhờ vào nhận thức được đúng đắn gốc rễ của vấn đề. Các công thức về thắt chặt tiền tệ, ổn định tỷ giá không phải lúc nào cũng được áp dụng. Tùy vào điều kiện cụ thể của quốc gia mới có thể cân nhắc được giải pháp nào là hợp lý. Quan trọng nhất, khi tiến hành tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã đưa ra giải pháp chi tiết cho từng tổ chức, từng khu vực riêng biệt. Tất cả đều hướng tới mục tiêu chung: khôi phục lại lòng tin của thị trường, thu hút vốn để giải quyết bài toán nợ xấu. Chi phí cho quá trình tái cấu trúc Ngân hàng là rất lớn. Trong giai đoạn 1997-1998, Thái Lan đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề mới khắc phục được hậu quả của khủng hoảng. Vào tháng 8 năm 1997, IMF đã hai lần viện trợ cho Thái Lan tổng cộng gần 20 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)