Các yếu tố tác động đến Năng lực cạnh tranh của NHTM

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 44)

1.3.1 Các yếu tố bên trong

1.3.1.1 Văn hóa kinh doanh

Văn hoá kinh doanh hay hiểu một cách đơn giản là kinh doanh có văn hoá, thể hiện ở việc kiếm lợi nhuận chân chính trên cơ sở các nguồn lực của NHTM, bởi sự nắm bắt thông tin và nhu cầu thị trường, không ngừng cải tiến kỹ thuật, kiểu dáng và chất lượng của sản phẩm dịch vụ, không ngừng làm mới các hình thức dịch vụ hướng đến sự thuận tiện và ích lợi cho khách hàng chứ không phải việc thu lợi nhuận từ các hành vi vi phạm pháp luật, không vì lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm mà chụp giật, không trung thực thậm chí sử dụng các thủ đoạn, mưu kế để giành giật thị phần hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

Xây dựng văn hoá kinh doanh là việc kết hợp kinh doanh và văn hoá hay tính văn hoá phải được xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của một NHTM. Văn hoá kinh doanh nếu được quan tâm đúng mức từ Ban lãnh đạo, Ban điều hành, được sử dụng đúng nơi, đúng cách sẽ tạo ra sức mạnh mềm cho NHTM, cho sự phát triển hiện tại và tương lai, cho sự phát triển bền vững và lâu dài.

1.3.1.2 Chất lƣợng nguồn nhân lực

Như đã trình bày ở trên, vai trò của nguồn nhân lực là hết sức rõ ràng. Một trong số các nội dung liên quan đến nguồn nhân lực cần quan tâm là chất lượng nguồn nhân lực và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành Ngân hàng.

Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở việc nhân sự được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, đúng chuyên môn nghiệp vụ, tư duy và ý thức đạo đức làm việc đúng đắn, tự trang bị các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc cần thiết của một người trưởng thành, thường xuyên ý thức việc tích luỹ kinh nghiệm, qua đó góp phần làm

45

cho kết quả kinh doanh luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao với thời gian hoàn thành nhanh chóng cùng độ nhanh nhạy ứng phó với các phát sinh từ công việc.

Bởi nhân sự được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành thường có được nền tảng tốt về ngành, mức độ nhạy cảm với các con số cũng tốt hơn và NHTM nơi tuyển dụng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Số lượng những người theo học chuyên ngành Ngân hàng – Tài chính tính tới thời điểm này có thể nói là cung vượt quá xa cầu, cung quá lớn trong khi cầu không hấp thụ hết dẫn đến việc tốn kém gây lãng phí trong công tác đào tạo, nhu cầu cần chất lượng tốt hơn nhưng cung không theo định hướng của cầu, không theo “đơn đặt hàng” của cầu mà tự phát hay theo chỉ tiêu được phân bổ, cung cũng không quan tâm đến quy hoạch về nguồn nhân lực cho ngành. Chính vì vậy, một điều rất mâu thuẫn xảy ra là nhân sự luôn thiếu nhưng vẫn thừa.

Theo khảo sát được thực hiện bởi Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính (BTCI) và Tập đoàn HayGroup, lượng sinh viên ra trường trong ngành Tài chính - Ngân hàng các năm 2012 đến năm 2013 vào khoảng 29.000 đến 32.000 sinh viên và đến năm 2016 khoảng 61.000 sinh viên. Tuy nhiên, số được tuyển chọn chỉ khoảng 15.000 đến 20.000 sinh viên, tức là nhu cầu tuyển dụng chỉ khoảng từ 52% đến 63% lượng sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành, lượng dư thừa là tương đối cao.

Theo ý kiến của một số chuyên gia và lãnh đạo Ngân hàng, sinh viên mới tốt nghiệp thông thường phải mất ít nhất từ 3 tuần đến 4 tuần thậm chí là 3 tháng đào tạo lại mới có thể đáp ứng được công việc.

Hơn nữa, trong vài năm gần đây, xu hướng thay đổi nhân sự tại các Ngân hàng là rõ ràng bởi tình hình kinh tế khó khăn do khủng hoảng chưa đi qua, nợ xấu cao, áp lực giảm chi phí, tập trung tăng quỹ lương cho các bộ phận giao dịch trực tiếp. Ngoài ra, các vụ M&A cũng làm cho nhân sự tại các NHTM có nhiều biến động, một số phải nghỉ việc, một số phải chuyển sang làm công việc khác không đúng chuyên môn thậm chí một số Lãnh đạo cấp cao phải chuyển sang bộ phận thu nợ.

46

Trong khi các NHNNg hiện nay tập trung vào các sản phẩm dịch vụ áp dụng công nghệ mới như Ngân hàng điện tử (Internet Banking), Ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile Banking), những sản phẩm dịch vụ không đòi hỏi phát triển mạng lưới khách hàng thông qua các Chi nhánh thì các NHTMVN với các sản phẩm áp dụng công nghệ mới vẫn đang phát triển và phần lớn các khách hàng biết đến còn ít, các khách hàng sử dụng lại càng hạn chế.

Gần đây, Công ty phần mềm bảo mật Kaspersky xếp Việt Nam vào nhóm 05 quốc gia có nguy cơ cao bị tấn công bởi các hoạt động lừa đảo qua Internet Banking. Điều này làm tăng nhu cầu tương tác trực tiếp giữa Ngân hàng và khách hàng, làm tăng nhu cầu về nhân sự trong ngành Ngân hàng.

Thêm vào đó, theo thống kê, ước tính chỉ có khoảng 15% dân số Việt Nam có tài khoản Ngân hàng, vì vậy trước nhu cầu gia tăng thị phần thì các Ngân hàng phải tăng nhân sự.

Thiết nghĩ, tại thị trường Việt Nam, việc tăng nhân sự, mở rộng mạng lưới khi tình hình hoạt động kinh doanh thuận lợi, việc thu hẹp quy mô, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, cắt giảm nhân sự khi tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn là chuyện bình thường tại các NHTM, do đó, chỉ có các nhân sự được đào tạo bài bản với chất lượng cao và ổn định mới có được năng lực nội tại bền vững có thể cùng NHTM đi xuyên qua khủng hoảng, củng cố và ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.3.1.3 Khả năng tài chính

Khả năng tài chính của NHTM là thước đo sức mạnh của một NHTM tại một thời điểm nhất định. Khả năng tài chính quyết định quy mô về vốn (đặc biệt là vốn huy động và vốn tự có), quy mô tài sản có (đặc biệt là dư nợ cho vay), quy mô về mạng lưới, khả năng thanh toán, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, do đó quyết định khả năng sinh lời, khả năng kiểm soát rủi ro, số lượng các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Bởi vậy, khả năng tài chính là yếu tố bao trùm, yếu tố tác động tổng thể đến năng lực cạnh tranh của NHTM.

Tóm lại, mọi yếu tố làm tăng khả năng tài chính của các NHTM, đều làm cho năng lực cạnh tranh của NHTM được nâng lên.

47

1.3.1.4 Chiến lƣợc Marketing

Bên cạnh các yếu tố Văn hoá kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng tài chính thì Chiến lược Marketing là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM nhưng chỉ đo lường được hiệu quả của yếu tố này thông qua kết quả kinh doanh chung mà rất khó bóc tách.

Một NHTM xây dựng được chiến lược Marketing rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển chung nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh là thực sự cần thiết.

Chiến lược Marketing thể hiện ở việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ độc đáo, tính độc đáo mang lại cho khách hàng những giá trị thực sự và đặc biệt sự khác biệt này phải được NHTM duy trì thường xuyên và có các biện pháp để chống hay ít nhất là hạn chế sự sao chép của các đối thủ cạnh tranh.

Như vậy, Chiến lược Marketing thông qua việc chỉ rõ, duy trì lợi thế của sự khác biệt mà giúp NHTM phát triển và ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

1.3.1.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển

Ngoài các yếu tố tác động trên, hoạt động nghiên cứu và phát triển của NHTM thực sự quan trọng làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cho sự phát triển dài hạn. Hoạt động nghiên cứu và phát triển thường là hoạt động phải được xây dựng, duy trì thường xuyên trong thời gian dài và chi phí tương đối tốn kém. Hoạt động nghiên cứu thể hiện ở các đề tài khoa học, các công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao phục vụ cho thực tiễn hoạt động của Ngân hàng của chính các cán bộ đang công tác tại NHTM và những tác động cải tiến, đổi mới những ứng dụng này.

Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu và phát triển tại các NHTM còn thể hiện ở việc thành lập và vận hành các Trường đào tạo cán bộ của NHTM với định hướng là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc, đào tạo theo quy hoạch, chú trọng đào tạo lớp cán bộ trẻ nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên tiên tiến bắt kịp xu hướng thời cuộc và đội ngũ lãnh đạo kế cận với những chuẩn mực cho tương lai.

48

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài 1.3.2.1 Quy mô thị trƣờng 1.3.2.1 Quy mô thị trƣờng

Quy mô của thị trường hay quy mô tổng cầu là yếu tố kích thích đầu tư và thu hút những thành viên mới có ý định tham gia vào thị trường. Quy mô của tổng cầu thể hiện ở tổng nhu cầu vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế, nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán trong nước, các dịch vụ thanh toán quốc tế.

Khi quy mô tổng cầu tương đối cao và xu hướng ngày càng gia tăng, các NHTM không chịu quá nhiều sức ép trước việc cạnh tranh giành giật thị phần. Khi tổng cầu bão hoà, tức là mức cầu sẽ tăng hoặc giảm không đáng kể, quy mô thị trường đã được định hình dù các NHTM có nỗ lực để gia tăng bằng mọi cách. Trong trường hợp này, NHTM muốn tồn tại và phát triển buộc phải cơ cấu lại tổ chức, gia tăng thị phần bởi sự lôi kéo thị phần từ các NHTM khác, điều này tạo áp lực với các NHTM phải đổi mới về phong cách phục vụ, về công nghệ ứng dụng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trước các đối thủ.

Khi nền kinh tế của Việt Nam phát triển hơn, nhu cầu của các khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ Tài chính – Ngân hàng sẽ khắt khe hơn, điều này tạo sức ép buộc các NHTM để phục vụ tốt phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cao hơn từ chất lượng của sản phẩm dịch vụ.

1.3.2.2 Môi trƣờng kinh doanh

Các ngành khác nhau được đặc trưng bởi các triết lý quản trị khác nhau. Các NHTM trong hệ thống cũng có những triết lý khác nhau tạo nên lợi thế hoặc bất lợi trong hoạt động kinh doanh.

Môi trường kinh doanh thể hiện ở một số tiêu chí như thanh khoản của hệ thống, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành, cách thức quản lý về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, các quy định về huy động vốn, các quy chế cho vay, mức dư nợ tín dụng và lợi nhuận kỳ vọng của ngành, nhu cầu nhân lực cho ngành trong thời gian tới. Ngoài ra, các chỉ tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính sách của Chính phủ, các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng là yếu tố tác

49

động đến cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của các NHTM và khả năng tài chính của khách hàng.

Hơn nữa số lượng các NHTM đang và sẽ tham gia thị trường, khả năng gia nhập thị trường, tốc độ tăng trưởng số lượng các NHTM, độ mở của thị trường tiền tệ cũng tác động đến mức độ cạnh tranh trên thị trường tiền tệ trong việc giành thị phần, định vị thương hiệu của từng NHTM.

Nếu môi trường kinh doanh dự báo là tốt, ổn định hoặc chưa tốt nhưng có xu hướng được cải thiện hay có những chuyển biến tích cực so với thời gian trước đây cũng là dấu hiệu cho thấy kết quả kinh doanh của ngành trong thời gian tới sẽ khả quan. Ngược lại, nếu thị trường kinh doanh được dự báo là có xu hướng bất ổn, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô dự báo là xấu đi thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của ngành trong thời gian tới. Nếu số lượng NHTM hiện có đông đảo và khả năng thâm nhập thị trường dễ dàng thì mức độ cạnh tranh cũng gay gắt hơn trong khi phần tiềm năng của thị trường có giới hạn. Độ mở của thị trường càng lớn khi tham gia ngày càng nhiều các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, điều này cũng làm gia tăng tính cạnh tranh của NHTM trong nước với các Ngân hàng nước ngoài.

1.3.2.3 Môi trƣờng văn hoá xã hội

Có thể nói môi trường văn hoá ở Việt Nam phong phú và đa dạng nhưng cũng nhiều cơ hội và đầy thách thức. Bên cạnh các mặt tích cực của môi trường văn hoá xã hội như tích cực, nuôi dưỡng những sáng kiến, những tư duy mới, nhanh nhạy và cởi mở trong việc tiếp thu những luồng văn hoá mới thì mặt tiêu cực là không thiếu những cám dỗ dễ làm cho con người ta có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chuẩn mực dẫn đến hành động thiếu kiểm soát hoặc mất kiểm soát làm hạn chế thậm chí là triệt tiêu sự phát triển của một cá nhân hay một nhóm người.

Trong thời đại mở cửa thị trường tiền tệ hiện nay, các chủ thể ngày càng dễ dàng bị tổn thương hoặc đổ vỡ do vô số những tác động từ bên trong và bên ngoài mà môi trường văn hoá xã hội là một trong số những yếu tố tham gia.

50

Chính vì vậy, môi trường văn hoá xã hội đòi hỏi mỗi chủ thể tồn tại trong đó phải chuẩn bị hành trang đồng hành với những đa nghi cần có, điều cơ bản là biết căn cơ, điều tiết cho hợp lý.

1.3.2.4 Môi trƣờng pháp lý

Môi trường pháp lý là một khái niệm bao quát các yếu tố cấu thành nên hệ pháp lý của một quốc gia hay của một ngành. Ngành Tài chính – Ngân hàng là một ngành liên quan đến hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực khác trong nền kinh tế, do vậy các NHTM khi tham gia vào thị trường cần phải tuân thủ cùng lúc tương đối nhiều các quy định của pháp luật, của ngành.

Nếu môi trường pháp lý ổn định, nhất quán thì các NHTM sẽ dễ dàng trong việc thực thi pháp luật và các quy định liên quan. Ngược lại, hệ thống pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn và thiếu những hướng dẫn cụ thể thì việc thực thi sẽ khó khăn. Trong khi những thay đổi, bổ sung về hành lang pháp lý của ngành còn nhiều vấn đề phải ngẫm nghĩ và nghiên cứu thêm thì hoạt động kinh doanh của NHTM vẫn phải diễn ra liên tục hàng ngày, hàng giờ nên không tránh khỏi việc hoạt động kinh doanh đôi khi không trùng khớp hoàn toàn các quy định của pháp luật liên quan hoặc là lúng túng trong quá trình thực thi do chưa có những hướng dẫn cụ thể, dễ gây hiểu lầm, không thống nhất.

1.3.2.5 Trình độ phát triển của các ngành liên quan

Như đã trình bày ở trên, ngành Tài chính – Ngân hàng là ngành liên quan đến hầu hết các ngành còn lại của nền kinh tế nên yếu tố trình độ phát triển của các ngành liên quan là yếu tố tác động không nhỏ đến ngành Tài chính – Ngân hàng nói chung và đến năng lực cạnh tranh của các NHTM nói riêng. Trong một nền kinh tế, nếu các ngành liên quan phát triển thì ngành Tài chính – Ngân hàng theo đó mà cũng phát triển cùng hay chúng có mối quan hệ tương hỗ nhau. Tuy nhiên trong trường hợp ngược lại, các ngành liên quan trì trệ, gặp khó khăn hay bế tắc thì sẽ kìm hãm sự ổn định và phát triển của ngành Tài chính – Ngân hàng.

Có thể kể đến một số ngành liên quan đến ngành Tài chính – Ngân hàng như ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản, lâm sản, thuỷ sản, ngành xây dựng,

51

ngành hàng tiêu dùng, kinh doanh bất động sản, ngành y tế, ngành thông tin và

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)