1.2.1 Các tiêu chí định lƣợng
1.2.1.1 Thị phần
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà Ngân hàng thương mại (NHTM) chiếm lĩnh. Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng NHTM so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để có được mục tiêu thị phần trước đối thủ, NHTM thường phải có nhiều chính sách đồng bộ, trong đó chính sách giá mà ở đây là lãi suất phù hợp, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.
28
NHTM nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường. Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều NHTM sẵn sàng chi phí lớn và hy sinh các lợi ích khác bởi việc chiếm được thị phần lớn đem lại cho NHTM vô số lợi ích trong thời gian dài. Thị phần luôn là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng của các NHTM. Mục tiêu gia tăng thị phần thường gắn liền với việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường hay thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Các NHTM có quy mô và thị phần càng lớn thì càng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, việc phân phối đại trà các sản phẩm có tính chuẩn hóa cao đã vô hình trung coi thị trường như một thể duy nhất với nhu cầu đồng nhất và bỏ qua các khác biệt về nhu cầu giữa các nhóm khách hàng trên thị trường.
Trong lịch sử, ở thập niên 1980 đánh dấu sự trưởng thành của một lớp người tiêu dùng mới trên thế giới, họ không muốn mua những sản phẩm mà ai cũng có, họ muốn có những sản phẩm hay dịch vụ được thiết kế cho riêng mình, những sản phẩm thể hiện được cái tôi của mỗi người trong tiêu dùng, các sản phẩm có tính cá thể hóa cao, điều mà các doanh nghiệp với thị phần áp đảo không thể cung cấp. Đây chính là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ này không thể cạnh tranh đối đầu để giành thị phần với các doanh nghiệp lớn nên quay về phục vụ thật tốt từng khách hàng hay nhóm nhỏ khách hàng với mục tiêu gia tăng phần của mình trong tổng tiêu dùng của từng khách hàng. Trên phương diện chiến lược, đây là một lựa chọn khôn ngoan vì chi phí giữ khách hàng luôn nhỏ hơn chi phí để thu hút các khách hàng mới (Nghiên cứu của Harvard cho rằng tỉ lệ này là 1/5, tức là chi phí để giữ khách hàng chỉ bằng 1/5 so với chi phí để thu hút khách hàng mới). Mặt khác một khách hàng thỏa mãn và trung thành sẽ tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với các khách hàng đến rồi đi.
Liên hệ với thị trường tiền tệ của Việt Nam, các NHTM cũng nên lưu ý về kết quả nghiên cứu này để có chiến lược khách hàng phù hợp bởi mục tiêu gia tăng phần của khách hàng là một vũ khí chiến lược quan trọng cho các NHTM trong suốt quá trình hoạt động.
29
1.2.1.2 Quy mô về vốn
Vốn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của NHTM, đồng thời là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của NHTM trên thị trường. Vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHTM trên thị trường trong nước cũng như để vươn ra thị trường thế giới. Vốn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, là điều kiện để cấp phép cho một NHTM thành lập và đi vào hoạt động, đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của NHTM đó.
Vốn bao gồm các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN VN), tiền gửi tiền vay từ các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác, tiền gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, trong đó, nguồn vốn huy động đặc biệt quan trọng vì thường chiếm tỷ trọng cao trong Tổng vốn. Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là nguồn gốc kinh doanh của Ngân hàng.
Vốn là cơ sở để Ngân Hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh bởi đặc trưng của hoạt động Ngân Hàng là nhận tiền gửi và kinh doanh tiền gửi. Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Những Ngân hàng trường vốn là những Ngân hàng có thế mạnh trong kinh doanh. Như vậy, vốn là điều đầu tiên được quan tâm trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng nên Ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Vốn quyết định quy mô, phạm vi, khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn của Ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Quy mô về vốn thể hiện tổng giá trị tài sản của Ngân hàng. Các Ngân hàng ở trạng thái trường vốn thì phạm vi đầu tư tín dụng không những được mở rộng trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra cả thị trường nước ngoài. Còn các Ngân hàng nhỏ với vốn ít thì vốn không những không có khả năng đầu tư ra nước ngoài mà còn bị cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường nội địa. Với Ngân hàng vốn lớn, khi có sự biến động của thị trường tiền tệ họ vẫn có khả năng phản
30
ứng nhanh chóng để khắc phục tình thế, còn các Ngân hàng ít vốn thường bị động và sự nhạy bén thích nghi chậm hơn hoặc không có khả năng khắc phục tình hình dẫn tới hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng, thậm chí đi đến phá sản.
Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Một Ngân hàng có vốn lớn sẽ có điều kiện mở rộng quy mô, tạo điều kiện nâng cao tay nghề cho cán bộ, áp dụng các phương tiện hiện đại trong quá trình kinh doanh từ đó tạo uy tín trong kinh doanh, tạo tiền đề cho thu hút nguồn vốn. Mặt khác vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với Ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô tín dụng, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay và hạn mức vay thậm chí quyết định mức lãi suất cho khách hàng từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Doanh số hoạt động tăng nhanh chóng và Ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi trong kinh doanh. Như vậy trong một số trường hợp, bằng công cụ lãi suất Ngân hàng có thể cạnh tranh hiệu quả với các Ngân hàng khác.
Ngân hàng có vốn lớn sẽ tạo điều kiện giúp cho Ngân hàng có khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường. Ngân hàng không chỉ đơn thuần thực hiện nghiệp vụ cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết, kinh doanh các dịch vụ thuê mua, mua bán nợ, kinh doanh trên thị trường chứng khoán sẽ giúp Ngân hàng cạnh tranh tốt hơn các Ngân hàng khác. Chính hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong kinh doanh và tạo thêm vốn cho Ngân hàng. Đây chính là yếu tố làm tăng thêm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trên thị trường.
Ngoài ra, giá trị vốn thực có là giới hạn mức thua lỗ tối đa mà Ngân hàng có thể chịu đựng và Ngân hàng muốn tiếp tục hoạt động nhất thiết phải duy trì mức vốn đầy đủ. Vốn tự có là cơ sở để tính toán các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vấn đề quản lý vốn của Ngân hàng trở thành một yêu cầu pháp lý vì lợi ích của công chúng. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để quản lý an toàn Ngân hàng là tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ này được xác định trên cơ sở Vốn tự có so với Tài sản có quy đổi theo tỷ trọng rủi ro của từng loại tài sản. Đây là hệ số cơ bản để đánh giá mức đủ vốn cho Ngân hàng hoạt động an toàn, tỷ lệ này
31
phải đạt mức tối thiểu theo quy định. Ngoài ra, còn có những quy định về các giới hạn an toàn hoạt động khác trên cơ sở vốn tự có của Ngân hàng như: giới hạn tối đa góp vốn đầu tư, liên doanh liên kết, mua cổ phần; giới hạn về cho vay tối đa cho một khách hàng; giới hạn cho vay các đối tượng ưu đãi; giới hạn về mức bảo lãnh tối đa cho một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một Ngân hàng.
Với những ý nghĩa quan trọng đó, một Ngân hàng có đủ vốn là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho Ngân hàng đó hoạt động an toàn. Một Ngân hàng thường xuyên duy trì đầy đủ vốn, số vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động ngày một cao hơn thì đó là biểu hiện của một Ngân hàng ổn định, lành mạnh và hoạt động hiệu quả. Những Ngân hàng thiếu vốn với giá trị ròng thấp sẽ dễ đổ vỡ khi gặp phải những rủi ro hoặc trước những biến động của môi trường kinh doanh.
1.2.1.3 Quy mô và chất lƣợng tài sản Có
Chất lượng tài sản Có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một Ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt động Ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản Có nên cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản Có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động an toàn.
Tài sản Có bao gồm các tài sản được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu của Ngân hàng và các khoản nợ phải trả. Hoặc phân loại theo tính sinh lời thì tài sản Có của Ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản Có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng nhưng đồng thời cũng là những tài sản chứa nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết... trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay.
Thông thường nói đến chất lượng tài sản Có là nói đến chất lượng tài sản Có sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng của hoạt động tín dụng. Nếu một Ngân hàng có chất lượng hoạt động tín dụng tốt, thể hiện qua việc thu nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn, bảo toàn được vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, vòng quay vốn
32
tín dụng nhanh, thì Ngân hàng đó được đánh giá về cơ bản là hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông thường, chất lượng tín dụng của Ngân hàng được đánh giá qua các chỉ số: Tỷ lệ giữa dư nợ quá hạn so với tổng dư nợ. Tỷ lệ và tính chất nợ quá hạn, nợ đọng, mức độ tổn thất trong cho vay cũng như mức trích lập dự phòng về tổn thất cho vay là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ đọng cao sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phòng trích lập không đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán.
Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của Ngân hàng còn thể hiện ở các tài sản Có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng và trạng thái của danh mục đầu tư. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một Ngân hàng. Do đó, để đánh giá chất lượng tài sản và mức độ hoạt động của Ngân hàng một cách đầy đủ và chính xác, một mặt phải xem xét toàn diện cơ cấu, tính chất tài sản mà Ngân hàng đang nắm giữ, mặt khác phải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ. Mối tương quan này giúp đánh giá tính tối ưu trong cơ cấu tài sản, khả năng phản ứng của Ngân hàng trước những biến động của thị trường, khả năng đứng vững trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rút tiền của người dân.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chất lượng tài sản của Ngân hàng còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố bên ngoài như sự biến động của chính trị, sự thay đổi các chính sách và luật pháp của nước ngoài, sự biến động của đồng tiền quốc gia.
1.2.1.4 Quy mô về mạng lƣới
Mạng lưới Chi nhánh (CN) và Phòng giao dịch (PGD) của bất kỳ đơn vị nào cũng biểu hiện của mức độ phủ khắp trong nước và nước ngoài của chủ thể kinh tế. Mạng lưới lớn thể hiện khả năng bành chướng và mức độ tiếp cận với khách hàng tiềm
33
năng. Qua đó, thấy được cơ hội có được từ lợi thế kinh doanh do mạng lưới mang lại là vô cùng lớn.
Một NHTM có mạng lưới rộng đồng nghĩa với việc cơ hội thu hút người gửi tiền tốt hơn do đó nguồn vốn huy động tương đối dồi dào, khả năng cho vay cũng dễ dàng bởi việc tiếp cận các đơn vị kinh tế có nhu cầu về vốn vay đơn giản, do đó tiềm năng gia tăng về doanh thu, lợi nhuận là có thể nhìn thấy. Ngoài ra, nhờ vào lợi thế do mạng lưới mang lại, Ngân hàng có khả năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác đến tận từng khách hàng tiềm năng, có cơ hội chăm sóc khách hàng tốt hơn bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào khác.
Quy mô về mạng lưới phản ánh năng lực tài chính thực sự của NHTM do chi phí để mở thêm một CN hay PGD không phải là thấp. Bên cạnh đó, việc mở rộng mạng lưới kéo theo một cơ số nhân sự, bộ máy tổ chức đi kèm phù hợp. Chính vì vậy, với NHTM có thực lực về tài chính, về khả năng tổ chức hệ thống, luôn sẵn sàng mở rộng mạng lưới bất kể thời điểm nào phù hợp.
1.2.1.5 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một Ngân hàng. Để đảm bảo khả năng thanh toán, Ngân hàng phải duy trì được một tỷ lệ tài sản Có nhất định dưới dạng tài sản có tính lỏng, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các công cụ dự trữ thanh khoản khác. Ngoài ra, các Ngân hàng còn phải chú trọng nâng cao chất lượng các tài sản Có, xây dựng danh mục tài sản hợp lý, có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh chóng và thu hồi nợ đúng hạn để đáp ứng yêu cầu chi trả cho khách hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.
Thực tế chỉ ra rằng, những Ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh toán là biểu hiện của tình trạng không lành mạnh, Ngân hàng đang gặp khó khăn, rất dễ rơi vào nguy cơ bị rút tiền ồ ạt từ công chúng, nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ Ngân hàng và tác động xấu đến cả hệ thống. Chính vì vậy, khả năng thanh toán trở thành thước đo quan trọng về tính hiệu quả, uy tín và mức độ an toàn của mỗi Ngân hàng cũng như toàn hệ thống Ngân hàng.
34
Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quy định hiện hành về Khả năng thanh toán như sau: Khả năng thanh toán ngay hay khả năng chi trả cho ngày hôm sau (tối thiểu là 15%); Khả năng thanh toán trong 7 ngày tiếp theo (tối thiểu là 1). Nếu các NHTM đạt vừa đủ các tỷ lệ trên có nghĩa NHTM chấp hành tốt các quy định của NHNN. Tuy nhiên, nếu tỷ số này