Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 48 - 52)

1.3.2.1 Quy mô thị trƣờng

Quy mô của thị trường hay quy mô tổng cầu là yếu tố kích thích đầu tư và thu hút những thành viên mới có ý định tham gia vào thị trường. Quy mô của tổng cầu thể hiện ở tổng nhu cầu vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế, nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán trong nước, các dịch vụ thanh toán quốc tế.

Khi quy mô tổng cầu tương đối cao và xu hướng ngày càng gia tăng, các NHTM không chịu quá nhiều sức ép trước việc cạnh tranh giành giật thị phần. Khi tổng cầu bão hoà, tức là mức cầu sẽ tăng hoặc giảm không đáng kể, quy mô thị trường đã được định hình dù các NHTM có nỗ lực để gia tăng bằng mọi cách. Trong trường hợp này, NHTM muốn tồn tại và phát triển buộc phải cơ cấu lại tổ chức, gia tăng thị phần bởi sự lôi kéo thị phần từ các NHTM khác, điều này tạo áp lực với các NHTM phải đổi mới về phong cách phục vụ, về công nghệ ứng dụng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trước các đối thủ.

Khi nền kinh tế của Việt Nam phát triển hơn, nhu cầu của các khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ Tài chính – Ngân hàng sẽ khắt khe hơn, điều này tạo sức ép buộc các NHTM để phục vụ tốt phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cao hơn từ chất lượng của sản phẩm dịch vụ.

1.3.2.2 Môi trƣờng kinh doanh

Các ngành khác nhau được đặc trưng bởi các triết lý quản trị khác nhau. Các NHTM trong hệ thống cũng có những triết lý khác nhau tạo nên lợi thế hoặc bất lợi trong hoạt động kinh doanh.

Môi trường kinh doanh thể hiện ở một số tiêu chí như thanh khoản của hệ thống, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành, cách thức quản lý về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, các quy định về huy động vốn, các quy chế cho vay, mức dư nợ tín dụng và lợi nhuận kỳ vọng của ngành, nhu cầu nhân lực cho ngành trong thời gian tới. Ngoài ra, các chỉ tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính sách của Chính phủ, các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng là yếu tố tác

49

động đến cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của các NHTM và khả năng tài chính của khách hàng.

Hơn nữa số lượng các NHTM đang và sẽ tham gia thị trường, khả năng gia nhập thị trường, tốc độ tăng trưởng số lượng các NHTM, độ mở của thị trường tiền tệ cũng tác động đến mức độ cạnh tranh trên thị trường tiền tệ trong việc giành thị phần, định vị thương hiệu của từng NHTM.

Nếu môi trường kinh doanh dự báo là tốt, ổn định hoặc chưa tốt nhưng có xu hướng được cải thiện hay có những chuyển biến tích cực so với thời gian trước đây cũng là dấu hiệu cho thấy kết quả kinh doanh của ngành trong thời gian tới sẽ khả quan. Ngược lại, nếu thị trường kinh doanh được dự báo là có xu hướng bất ổn, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô dự báo là xấu đi thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của ngành trong thời gian tới. Nếu số lượng NHTM hiện có đông đảo và khả năng thâm nhập thị trường dễ dàng thì mức độ cạnh tranh cũng gay gắt hơn trong khi phần tiềm năng của thị trường có giới hạn. Độ mở của thị trường càng lớn khi tham gia ngày càng nhiều các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, điều này cũng làm gia tăng tính cạnh tranh của NHTM trong nước với các Ngân hàng nước ngoài.

1.3.2.3 Môi trƣờng văn hoá xã hội

Có thể nói môi trường văn hoá ở Việt Nam phong phú và đa dạng nhưng cũng nhiều cơ hội và đầy thách thức. Bên cạnh các mặt tích cực của môi trường văn hoá xã hội như tích cực, nuôi dưỡng những sáng kiến, những tư duy mới, nhanh nhạy và cởi mở trong việc tiếp thu những luồng văn hoá mới thì mặt tiêu cực là không thiếu những cám dỗ dễ làm cho con người ta có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chuẩn mực dẫn đến hành động thiếu kiểm soát hoặc mất kiểm soát làm hạn chế thậm chí là triệt tiêu sự phát triển của một cá nhân hay một nhóm người.

Trong thời đại mở cửa thị trường tiền tệ hiện nay, các chủ thể ngày càng dễ dàng bị tổn thương hoặc đổ vỡ do vô số những tác động từ bên trong và bên ngoài mà môi trường văn hoá xã hội là một trong số những yếu tố tham gia.

50

Chính vì vậy, môi trường văn hoá xã hội đòi hỏi mỗi chủ thể tồn tại trong đó phải chuẩn bị hành trang đồng hành với những đa nghi cần có, điều cơ bản là biết căn cơ, điều tiết cho hợp lý.

1.3.2.4 Môi trƣờng pháp lý

Môi trường pháp lý là một khái niệm bao quát các yếu tố cấu thành nên hệ pháp lý của một quốc gia hay của một ngành. Ngành Tài chính – Ngân hàng là một ngành liên quan đến hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực khác trong nền kinh tế, do vậy các NHTM khi tham gia vào thị trường cần phải tuân thủ cùng lúc tương đối nhiều các quy định của pháp luật, của ngành.

Nếu môi trường pháp lý ổn định, nhất quán thì các NHTM sẽ dễ dàng trong việc thực thi pháp luật và các quy định liên quan. Ngược lại, hệ thống pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn và thiếu những hướng dẫn cụ thể thì việc thực thi sẽ khó khăn. Trong khi những thay đổi, bổ sung về hành lang pháp lý của ngành còn nhiều vấn đề phải ngẫm nghĩ và nghiên cứu thêm thì hoạt động kinh doanh của NHTM vẫn phải diễn ra liên tục hàng ngày, hàng giờ nên không tránh khỏi việc hoạt động kinh doanh đôi khi không trùng khớp hoàn toàn các quy định của pháp luật liên quan hoặc là lúng túng trong quá trình thực thi do chưa có những hướng dẫn cụ thể, dễ gây hiểu lầm, không thống nhất.

1.3.2.5 Trình độ phát triển của các ngành liên quan

Như đã trình bày ở trên, ngành Tài chính – Ngân hàng là ngành liên quan đến hầu hết các ngành còn lại của nền kinh tế nên yếu tố trình độ phát triển của các ngành liên quan là yếu tố tác động không nhỏ đến ngành Tài chính – Ngân hàng nói chung và đến năng lực cạnh tranh của các NHTM nói riêng. Trong một nền kinh tế, nếu các ngành liên quan phát triển thì ngành Tài chính – Ngân hàng theo đó mà cũng phát triển cùng hay chúng có mối quan hệ tương hỗ nhau. Tuy nhiên trong trường hợp ngược lại, các ngành liên quan trì trệ, gặp khó khăn hay bế tắc thì sẽ kìm hãm sự ổn định và phát triển của ngành Tài chính – Ngân hàng.

Có thể kể đến một số ngành liên quan đến ngành Tài chính – Ngân hàng như ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản, lâm sản, thuỷ sản, ngành xây dựng,

51

ngành hàng tiêu dùng, kinh doanh bất động sản, ngành y tế, ngành thông tin và truyền thông … Trong một quốc gia, muốn thành công, các ngành liên quan có xu hướng tập hợp lại, liên kết với nhau, đây là một trong những kết quả có tính lan toả đáng chú ý nhất trong nghiên cứu của M.Porter.

1.3.2.6 Rào cản gia nhập thị trƣờng

Thuật ngữ “Rào cản” thường ám chỉ những điều kiện và những hành vi nhằm hạn chế vận động của dòng vốn trong và ngoài thị trường, liên quan đến việc thu về các khoản lợi nhuận trên hoặc dưới mức bình thường.

Stigler của trường Chicago (1986) cho rằng rào cản chỉ là việc mất cân xứng giữa các doanh nghiệp – những chi phí mà các doanh nghiệp mới tham gia phải gánh chịu còn các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thì không.

Theo Gibert: “Rào cản gia nhập thị trường là khoản tiền mà các doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường thu lợi. Nó là lợi nhuận thêm mà một doanh nghiệp có thể kiếm được như kết quả của việc đã có mặt trên thị trường”.

Nếu các nhân tố được nhận dạng dễ dàng là rào cản tham gia thị trường, một doanh nghiệp có thể được cho là có sức mạnh thị trường và hành vi của doanh nghiệp đó có thể bị kìm hãm bởi Luật Cạnh tranh.

Mặt khác, nếu khả năng của rào cản tham gia được loại bỏ quá dễ dàng, các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường có thể lách Luật cạnh tranh để tiến hành sáp nhập tạo ra hoặc củng cố sức mạnh thị trường.

Rào cản gia nhập thị trường bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp; các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính; quyết định hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước; các quy định về điều kiện kinh doanh, các chuẩn mực nghề nghiệp, tập quán của người tiêu dùng …

Những rào cản gia nhập thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc xác định liệu doanh nghiệp có độc quyền hoặc có sức mạnh thị trường đáng kể trên một thị trường hay không.

52

Việc gia nhập thị trường tài chính - tiền tệ dễ dàng hay khó khăn quyết định số lượng các NHTM mới bị thu hút vào ngành. Nếu rào cản gia nhập thị trường là không đáng kể sẽ làm cho số lượng các thành viên gia nhập lớn, mức độ cạnh tranh giữa các thành viên sẽ càng gay gắt, nếu rào cản gia nhập thị trường là khó khăn và cực kỳ khó khăn sẽ làm cho các NHTM có ý định gia nhập thị trường phải cân nhắc, tính toán cẩn trọng hơn, cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định, theo đó những thành viên không đủ năng lực vượt qua rào cản sẽ nản lòng mà chuyển hướng, do đó số lượng thành viên trên thị trường ổn định hơn, mức độ cạnh tranh có vẻ sẽ dễ chịu hơn.

Rào cản gia nhập thị trường thể hiện ở các chỉ tiêu như mức vốn điều lệ mà NHTM cần phải có khi thành lập, trình độ công nghệ, phân khúc khách hàng mục tiêu, các quy định về an toàn hoạt động, các quy định về mở mới các CN và PGD …

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)