Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Thực tế thời gian qua, việc quản trị rủi ro là vấn đề đáng báo động ở Agribank. Tuy Agribank đã chú trọng đến đầu tư và tiếp cận với phương pháp quản trị rủi ro (QTRR) hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, song việc áp dụng các mô hình và biện pháp QTRR vào thực tiễn còn chưa thực sự hiệu quả như các NHTM đều sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng song chưa có một chuẩn mực rõ ràng đối với hệ thống NHTM để làm cơ sở cấp tín dụng. Các đánh giá “định tính” đối với chất lượng khách hàng và khoản vay cần được xác định lại cẩn trọng hơn bởi Ngân hàng chỉ phát hiện ra các khoản nợ quá hạn khi nó quá hạn mà không đánh giá được nguy cơ trước khi xảy ra.
Hơn nữa, cơ sở dữ liệu và phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn còn hạn chế, việc hoạch định chiến lược dài hạn còn lúng túng. Vấn đề QTRR liên quan đến con người trực tiếp thực hiện công tác này. Như vậy giải pháp để QTRR như sau:
Đánh giá lại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS) của Agribank, rà soát lại các chỉ tiêu của Nhóm chỉ tiêu định tính và Nhóm chỉ tiêu định lượng, các căn cứ chấm điểm và tính điểm cho khách hàng.
Trong việc định giá tài sản bảo đảm, ngoài việc sử dụng tổ chức định giá riêng cho những món vay có giá trị tài sản lớn hơn một giá trị nhất định, những món vay còn lại Cán bộ tín dụng tự định giá, còn thiếu căn cứ nên giá thường cao hơn giá trị thực của tài sản bảo đảm, việc định giá lại tài sản bảo đảm chưa theo dõi thường xuyên biến động để điều chỉnh kịp thời. Hơn nữa, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ cần được tăng cường sát sao hơn nữa, luôn tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập huấn, thậm chí những khoá học dài hạn, bài bản nhằm phát hiện những rủi ro sớm hơn, để có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời.
114
Bên cạnh đó, công tác thẩm định chưa được coi trọng như đáng lẽ phải thế. Công tác thẩm định về bản chất rất quan trọng, với những lĩnh vực cho vay khác nhau, đòi hỏi Cán bộ tín dụng (CBTD) thực hiện công tác thẩm định cần có vốn hiểu biết vừa sâu vừa rộng lại phải có đạo đức kinh doanh để có những nhận xét, những đánh giá sát đáng, nhận diện đúng đắn những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình cho vay và thu hồi nợ.
Về QTRR, trong đó rủi ro tín dụng được đặc biệt quan tâm, Agribank cần xây dựng phương pháp xếp hạng nội bộ cho mỗi loại đơn vị xin vay vốn, với mỗi đơn vị trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau. Khi nhận diện ra rủi ro, Agribank cần có những phương án khẩn trương, xử lý theo hướng chi phí tối ưu.
Như vậy, QTRR không như các mảng công việc khác cần có thứ tự, mà với QTRR cần thiết phải cùng lúc triển khai nhịp nhàng các biện pháp, do vậy hướng tiếp cận và xử lý phải đồng bộ với nhau.
Để hệ thống NHTMVN nói chung, không chỉ riêng Agribank có được sức mạnh trong cạnh tranh và cạnh tranh thành công, hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả thì điều tiên quyết của Agribank và các NHTM là tạo lập niềm tin đối với khách hàng qua chiến lược toàn diện về QTRR.