Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các Ngân hàng thương mại đáp ứng những đòi hỏi mới trong giai đoạn hội nhập, NHNN cần lưu ý một số nội dung sau:
Thứ nhất, hành lang Pháp lý về cạnh tranh trong ngành Ngân hàng chưa có. Hiện nay, đã 10 năm kể từ khi Luật cạnh tranh năm 2004 (có hiệu lực năm 2005) ra đời, bối cảnh xã hội, tình hình phát triển kinh tế đã nhiều đổi thay nhưng Luật cạnh tranh 2004 vẫn chưa có những chỉnh sửa, bổ sung nhằm hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc cạnh tranh và biện pháp xử lý vi phạm về cạnh tranh. Hơn nữa, đối tượng của Luật cạnh tranh 2004 là Doanh nghiệp nói chung mà không có quy định riêng cho ngành Tài chính - Ngân hàng bởi ngành Tài chính – Ngân hàng có những đặc thù riêng, không giống những ngành nghề khác trong xã hội.
117
Thứ hai, các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước thời gian vừa qua cho thấy bước đầu mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế, tuy nhiên chưa quyết liệt, chưa thực sự đi vào cuộc sống như gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, các Ngân hàng thương mại mới chỉ giải ngân được khoảng 5% giá trị gói hỗ trợ. Để đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai của gói hỗ trợ cần một số thay đổi theo hướng mở rộng đối tượng tham gia gồm nhiều hơn nữa các Ngân hàng thương mại muốn tham gia, người tiêu dùng có nhu cầu mua nhà và chủ đầu tư các dự án nhà ở, đồng thời giá trị của từng món vay phải phù hợp với nhu cầu của người vay, thời hạn vay cũng phải được xem xét lại theo hướng quan niệm đây phải là những món vay dài hạn mới có tác dụng hỗ trợ thị trường thực sự.
Thứ ba, NHNN cần đẩy nhanh việc triển khai Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 theo QĐ 245/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, khuyến khích bằng những chính sách cụ thể, rõ ràng, tích cực như M&A ở một số NHTM nhỏ lẻ, hoạt động tốt nhưng về lâu dài không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Quyết liệt thanh lọc những NHTM vừa yếu vừa kém, hoạt động không minh bạch nhằm giảm số lượng các thành viên trên thị trường Tài chính – Ngân hàng, giảm những cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, chuyển dịch nguồn lực cho những đầu tư hiệu quả hơn. Tuy nhiên vấn đề sở hữu chéo tại các NHTM hiện nay đang làm cho chương trình này chậm lại do tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể, thậm chí sở hữu chéo còn là mối đe doạ nguy hiểm đối với cạnh tranh. Vì vậy, cần thiết phải hạn chế tình trạng sở hữu chéo để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, để M&A thành công, NHNN cần có văn bản hướng dẫn chi tiết việc hợp vốn sau M&A như thế nào, việc hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ hợp lý ra sao để cổ đông của những Ngân hàng tham gia M&A đều thoả mãn. Như vậy, để các NHTM có được sự cạnh tranh lành mạnh, NHNN cần tạo ra một môi trường phù hợp, trong đó văn bản được Luật hoá, các chính sách, các hướng dẫn chi tiết của NHNN rất cần thiết để phục vụ các giao dịch diễn ra hàng ngày hàng giờ trong thị trường Tài chính – Ngân hàng.
118
KẾT LUẬN
Qua phân tích Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và đi sâu phân tích Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam có thể thấy rằng tại thời điểm hiện nay, lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam là có, trong các chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính nghiên cứu, có 07 chỉ tiêu mà Ngân hàng No&PTNT Việt Nam có ưu điểm, 04 chỉ tiêu hạn chế và 01 chỉ tiêu vừa có những ưu điểm, vừa có những hạn chế. Cụ thể:
Các yếu tố là lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam là quy mô về vốn, quy mô về mạng lưới, khả năng thanh toán, thương hiệu, trình độ công nghệ, an toàn hoạt động và khả năng hợp tác với các Ngân hàng thương mại khác.
Các yếu tố còn hạn chế của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam là thị phần, khả năng sinh lời, sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực và yếu tố vừa có những dấu hiệu khắc phục tích cực nhưng vẫn còn tồn tại là trình độ tổ chức và cách thức quản trị.
Những lợi thế cạnh tranh mà Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đang có như quy mô vốn, quy mô mạng lưới là lợi thế cạnh tranh không chỉ tại thời điểm hiện tại mà còn là lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Khó có một Ngân hàng thương mại nào có thể đạt được mức quy mô về vốn và mạng lưới như Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Yếu tố về khả năng thanh toán, an toàn hoạt động, thương hiệu cũng là lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam tuy nhiên nhóm yếu tố này không được bền vững như quy mô về vốn và mạng lưới, nhóm yếu tố này cần xây dựng kế hoạch cải thiện nhằm đạt mức lợi thế cạnh tranh bền vững hơn.
Yếu tố trình độ công nghệ là lợi thế cạnh tranh tương đối bền vững bởi việc đầu tư vào Corebanking IPCAS của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam được phân cấp thành các nhóm module rõ ràng, khả năng mở rộng nhằm phục vụ số lượng giao dịch lớn, ngày càng tăng, số lượng user truy cập là tiện dụng và hoàn toàn khả thi.
Yếu tố trình độ tổ chức và cách thức quản trị đã được Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cải thiện trong những năm gần đây, có rất nhiều động thái tích cực khắc phục sai phạm, thiếu sót trong quá trình tổ thức và quản trị nhưng cần những cải tổ quyết liệt và liên tục mới thu được kết quả biến chuyển thực sự và tạo nề nếp, sự chuyên
119
nghiệp đúng như văn hoá kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đang hướng đến. Vai trò của Ban lãnh đạo và Ban quản trị rất quan trọng trong thời điểm này, cần nghiêm khắc hơn với chính bản thân mình, với đồng nghiệp cấp dưới, phấn đấu là những tấm gương lớn để các cán bộ dưới quyền noi theo.
Việc phục hồi thị phần, tăng khả năng sinh lời bằng việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn cần có chiến lược rất rõ ràng, theo lộ trình mà không thể thay đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn. Vấn đề sáng tạo các sản phẩm dịch vụ mới, đặc thù và khác biệt cần sự đầu tư lớn về con người, về chất xám và hơn hết là cái tâm của người làm nghề. Yếu tố tối quan trọng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam là nguồn nhân lực, xét về quy mô, lượng cán bộ của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đạt gần 40 nghìn người là lượng cán bộ đông đảo rất đáng kể bởi tương ứng với mạng lưới hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Quả thực Ngân hàng No&PTNT Việt Nam những năm gần đây đã cải thiện nhiều về phong cách làm việc, cách ứng xử với khách hàng, tuy nhiên trên bình diện chung chất chuyên nghiệp vẫn chưa được lan toả rộng rãi và chưa đồng đều. Thiết nghĩ, nếu công tác truyền thông bằng những hình thức truyền đạt hay những buổi giao lưu văn hoá được chú trọng hơn, thường xuyên hơn, đa dạng hơn thì kỹ năng giao tiếp hay cách ứng xử văn hoá trong kinh doanh của mỗi cán bộ sẽ được bồi đắp hàng ngày, tinh thần tích cực được lan toả.
Thật vậy, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được, điều cốt yếu là con người tham gia vào hoạt động của Ngân hàng có muốn, có sẵn sàng thay đổi và có đủ quyết tâm để thay đổi hay không.
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chu Văn Cấp (2012), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)”, Phát triển và Hội nhập, (2(12)), tr 29-35.
2. Cục quản lý cạnh tranh, Bộ công thương Việt Nam (2010), Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực năm 2010.
3. Cục quản lý cạnh tranh, Bộ công thương Việt Nam (2012), Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm 2012.
4. Indovina bank (2008-2013), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
5. KPMG (2013), Khảo sát về ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2013.
6. Nguyễn Thành Long (2012), Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB) sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội.
7. Đặng Hữu Mẫn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Khoa học và công nghệ ĐH Đà Nẵng, (5(40)), tr 194-205.
8. Mishkin, S.Ferderic (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013,
Quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM.
10.Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/TT-NHNN ngày 21/01/2013,Qui định việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
11.Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010,
Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng.
121
12.Ngân hàng Nhà nước (2009), Báo cáo số 49/BC-NHNN về Tổng kết 10 năm thi hành Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
13.Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2008-2013),
Báo cáo thường niên, Hà Nội.
14.Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (2008-2013), Báo cáo thường niên,
Hà Nội.
15.Ngân Hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (2008-2013), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
16.Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008-2013),
Báo cáo thường niên, Hà Nội.
17.Ngân Hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC (2008-2013), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
18.Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2008-2013), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
19.Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2008-2013), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
20.Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2008-2013), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
21.Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn - Hà Nội (2008-2013), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
22.Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín (2008-2013), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
23.Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (2008-2013), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
24.Nguyễn Thanh Phong (2009), “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Phát triển kinh tế, (223).
25.Phan Trọng Phúc (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
122
26.Porter, E.Michael (2012), Competitive Advantage, bản dịch, NXB Trẻ, Hà Nội.
27.Porter, E.Michael (2012), Competitive Strategy, bản dịch, NXB Trẻ, Hà Nội. 28.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ
chức tín dụng, hiệu lực ngày 01/01/2011.
29.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật cạnh tranh, hiệu lực ngày 01/07/2005.
30.Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
31.Rose, Peter (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, bản dịch, NXB Tài chính, Hà Nội.
32.Võ Trí Thành (2013), “Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam đang như thế nào”, Kinh tế và dự báo, (3).
33.Thủ tướng Chính phủ (2013), “Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các Tổ chức tín dụng” ban hành kèm QĐ số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
34.Thủ tướng Chính phủ (2013), “Đề án Thành lập Công ty quản lý tài sản của Tổ chức tín dụng Việt Nam”, ban hành kèm QĐ số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
35.Thủ tướng Chính phủ (2012), “Đề án Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”,ban hành kèm QĐ số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
36.Vietnam Russia Joint Venture bank (2008-2013), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
123 Website: 1.www.agribank.com.vn 2.www.acb.com.vn 3.www.bidv.com.vn 4.www.business.gov.vn
5.www.cib.vn (Trang thông tin điện tử củaTrung tâm thông tin tín dụng)
6.www.eximbank.com.vn
7.www.gso.gov.vn (Trang thông tin điện tử của Tổng cục thống kê)
8.www.indovinabank.com.vn
9.www.kinhtedautu.vn
10.www.militarybank.com.vn
11.www.moit.gov.vn(Trang thông tin điện tử của Bộ công thương)
12.www.sacombank.com.vn
13.www.shb.com.vn
14.www.sbv.gov.vn
15.www.techcombank.com.vn
16.www.vca.gov.vn (Trang thông tin điện tử của Cục quản lý cạnh tranh)
17.www.vnba.org.vn (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam)
18.www.vietcombank.com.vn