Kiểm nhận sự đánh giá về các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 79 - 84)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Kiểm nhận sự đánh giá về các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL

trường tiểu học

Để kiểm nhận tính cấp thiết, tính hiện thực và tính khả thi của những biện pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu đã nêu ra trong đề tài nghiên

cứu, trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của đội ngũ CBQL trường tiểu học, lãnh đạo, chuyên viên các Phòng GD - ĐT, sở GD - ĐT, một số cán bộ trong diện kế cận và cán bộ giảng dạy khoa CBQL của trường CĐSP. Vì nhiều lý do khác nhau nên số phiếu phát ra để trưng cầu ý kiến còn hạn chế, số người tham gia chưa được nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đã đủ cơ sở để kiểm nhận về hệ thống các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay mà đề tài đã nêu ra.

Tổng số người được hỏi ý kiến là 135, nội dung đánh giá về tính cấp thiết, tính hiện thực và tính khả thi của mỗi giải pháp theo 5 mức độ cho điểm từ 1 đến 5 theo thứ tự tích cực tăng dần.

Chúng tôi cũng đề nghị đối tượng tham gia góp ý nêu thêm những biện pháp cần thiết khác (nếu có) ngoài các biện pháp trên, nhưng hầu hết không có ý kiến. Chỉ có một vài ý kiến đề nghị nhưng nội dung trùng với những biện pháp đã nêu trên.

Kết quả tổng hợp trên cho thấy CBQL trường tiểu học, giáo viên, lãnh đạo, chuyên viên các Phòng, Sở đều nhất trí cao trong việc cho rằng những biện pháp được nêu trong đề tài có tính cấp thiết, hiện thực và khả thi, đáp ứng được với yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Trong kết quả nhận được, tính cấp thiết của các biện pháp được đánh giá cao nhất, như vậy các CBQL trường tiểu học đều nhận thức được những hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ CBQL hiện nay và mong muôn có một sự chuyển biên mới trong lĩnh vực này. Đặc biệt các biện pháp xây dựng môi trường tạo động lực phát triển và tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng hợp lý được đánh giá rất cao về tính cấp thiết. Điều này cho thấy đây là hai lĩnh vực còn nhiều hạn chế và bất cập nhất hiện nay của tỉnh Bạc Liêu trong công tác phát triển đội ngũ CBQL.

Về tính hiện thực và tính khả thi của biện pháp thì việc xây dựng quy hoạch đội ngũ được đánh giá cao nhất, điều này phù hợp với thực tế vì sau khi có NQTW3 công tác quy hoạch đội ngũ đã được tiến hành một cách rộng khắp mặc dù có những hạn chế nêu trong đề tài, các biện pháp còn lại cũng được đánh giá khá cao (thấp nhất là 4,63/5 điểm).

Tóm lại, qua thực tế khảo sát, chúng tôi thấy rằng các biện pháp nêu ra là đúng đắn, nếu được tiến hành một cách đồng bộ, tỉnh Bạc Liêu sẽ phát triển được một đội ngũ CBQL trường tiểu học đủ sức đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD - ĐT trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước.

PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đã nêu ở các chương tiên, luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đề ra, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Giáo dục tiểu học được coi là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững giúp cho các em học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu ương việc phát triển nhân cách.

Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học có vai trò, ý nghĩa lớn, cùng với việc xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng đội ngũ CBQL quyết định đến chất lượng giáo dục - đào tạo của bậc tiểu học.

Xuất phát từ việc nhận thức về vai trò của đội ngũ CBQL trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đồng thời đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở tỉnh Bạc Liêu để đề ra một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng đội ngũ có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực.

Đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu có nhiều thuận lợi : bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn tương đối tốt, yêu nghề mến trẻ, gắn bó với địa phương .... và đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường trong thời gian vừa qua. Có thể nói những thành tựu đạt được của giáo dục tiểu học trong những năm qua có một phần đóng góp quan trọng của đội ngũ CBQL.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của thời kỳ CNH - HĐH đất nước và những đòi hỏi về việc nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh thì đội ngũ CBQL các trường tiểu học còn có nhiều khó khăn, hạn chế biểu hiện ở các mặt: số lượng chưa đảm bảo định biên cho phép, cơ cấu bố trí chưa thật hợp lý, một bộ phận chưa hội đủ những phẩm chất năng lực của người CBQL trường tiểu học.

Những nguyên nhân về hạn chế của đội ngũ CBQL vừa do tính khách quan vừa do tính chủ quan, nhưng nguyên nhân sâu xa là do việc quy định, tuyển chọn, sử dụng chưa đảm bảo yêu cầu, chưa theo một quy trình thốngnhất, chưa được tiến hành một cách khoa học.

3. Để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới giáo dục hiện nay, xuất phát từ tình hình thực tiễn địa phương, chúng tôi nêu một số biện pháp về việc xây dựng và phát triển.

Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học Đào tạo, bồi dưỡng

Tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng hợp lý

Xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển.

Mỗi biện pháp có vị trí và chức năng khác nhau song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ thống nhất mới có thể xây dựng và phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh theo tinh thần NQ Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đề ra. Để các biện pháp đó được thực thi cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân đội ngũ CBQL các trường tiểu học. Do đó, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và bản thân CBQL về xu thế phát triển giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL nói riêng, đồng thời quán triệt những quan điểm của Đảng trong NQ TW2, NQ. TW3, xem đó là kim chỉ nam trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 79 - 84)