Những yêu cầu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Những yêu cầu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học

Giáo dục phải đón đầu sự phát triển của xã hội, sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của thời đại. Giáo dục phải luôn luôn phát triển, dự báo được tương lai. Quan niệm của GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc: "Nói tới giáo dục là nói tới triển vọng, viễn cảnh. Nếu làm giáo dục mà chỉ nghĩ đến trước mắt, không nghĩ đến phạm trù tương lai, chắc chắn là không có thành công, hay ít nhất là không có thành tựu thật" (13-19).

Giáo dục luôn đặt trong sự phát triển để nâng cao nguồn nhân lực, do đó vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL nói chung, CBQL trường tiểu học nói riêng là yêu cầu quan trọng, mang tính tất yếu. Bởi vì CBQL là nhân vật chủyếu quyết định chất lượng giáo dục. Các trường chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu đề ra, nói rộng hơn giáo dục - đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội khi nhà trường có được đội ngũ CBQL có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ.

Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học được hiểu theo nghĩa thông thường, đó là sự gây dựng, củng cố và gia tăng về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ CBQL nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ mới của bậc tiểu học mà xã hội đặt ra. Vì vậy, yêu cầu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học hiện nay là:

Trước hết, phải xây dựng đội ngũ CBQL có được số lượng theo quy định. Trong Quyết định số: 243 /CP của Hội đồng Chính phủ về tổ chức bộ máy, biên chế của các trường phổ thông: mỗi trường phổ thông có một Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng phụ trách:

+ Trường từ 27 lớp trở xuống thì có 02 Phó Hiệu trưởng. + Trường từ 28 lớp trở lên thì có 03 Phó Hiệu trưởng.

Xây dựng và phát triển đội ngũ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp, nhà sư phạm mẫu mực.

Đội ngũ CBQL phải là những người có chuyên môn từ loại khá trở lên, có năng lực quản lý, có sức khỏe, có khả năng chỉ đạo, kiểm tra, thực sự là những nhà giáo dục.

- Hiệu Trưởng trường tiểu học là người hội tụ được các mặt: + Người đại diện chức trách hành chính.

+ Người quản lý và lãnh đạo cộng đồng giáo dục. + Trụ cột sư phạm.

+ Người canh tân giáo dục.

+ Người thực hiện Điều lệ trường tiểu học.

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp quy nào quy định về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường, nhưng thực tế do tính đa dạng của các hoạt động trong nhà trường, để các mặt hoạt động của nhà trường phát triển một cách đồng đều, để việc phân công phân nhiệm được dễ dàng và đạt hiệu quả cao, người ta thường nêu ra vân đề cơ cấu trong đội ngũ CBQL:

+ Cơ cấu theo lứa tuổi: có già, có trẻ. + Cơ cấu theo giới tính: có nam, có nữ.

+ Cơ cấu theo chuyên môn (hoặc năng lực sở trường, năng khiếu...): có CBQL phụ trách các môn khoa học tự nhiên, có CBQL phụ trách các môn khoa học xã hội hoặc phụ trách theo khối lớp lổn, nhỏ...

Tuy nhiên, trong thực tế đây chỉ là một yếu tố hỗ trợ, không đóng vai trò quyết định đối với việc bổ nhiệm CBQL, vấn đề tương hợp tâm lý giữa các thành viên trong đội ngũ CBQL

thường được coi trọng hơn: ý kiến của Hiệu trưởng khi đề bạt Phó Hiệu trưởng thường được chuẩn y dù cơ cấu chưa hợp lý.

Tóm lại, yêu cầu cụ thể của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học là: Đảm bảo đội ngũ có đủ đức và tài thể hiện qua các tiêu chí về phẩm chất, năng lực của người CBQL trường tiểu học.

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)