7. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Các biện pháp đã tiến hành để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường
học
a/ Lập quy hoạch đội ngũ
Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường trong những năm qua được tiến hành theo quy trình:
Phòng Giáo dục - Đào tạo giao cho Ban giám hiệu các trường lựa chọn đội ngũ cán bộ kế cận các chức danh (mỗi chức danh chọn từ 1-3 người).
BGH thống nhất về các đối tượng được lựa chọn sau đó đưa ra hội đồng nhà trường để thăm dò, bỏ phiếu tín nhiệm.
Báo cáo danh sách về Phòng Giáo dục và cán bộ tổ chức sẽ tổng hợp lại thành "Danh sách đội ngũ cán bộ kế cận các trường". Phòng Giáo dục sẽ đưa đi đào tạo hoặc bồi dưỡng khi có chỉ tiêu của Sở Giáo dục - Đào tạo giao và bổ nhiệm CBQL mới khi có yêu cầu theo danh sách này.
Như vậy, việc quy hoạch chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường nên hiệu quả không cao và chất lượng không đồng đều. Ngoài ra, việc bổ nhiệm có tính chất chuyển vùng ít khi thực hiện được (phần đông người được bổ nhiệm từ chối vì "chỉ được báo quy hoạch tại trường, không muốn thay đổi..."). Thực tế, theo danh sách đội ngũ cán bộ kế cận các trường tiểu học là 588 người, sau 5 năm chỉ bổ nhiệm 121 người (chiếm tỷ lệ 20.6%) và gần 100% là có tính chất "tại chỗ". Nghĩa là giáo viên đang dạy trường nào thì bổ nhiệm làm CBQL ở trường đó.
b/ Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
Hiện nay công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý trường tiểu học nói riêng chưa chủ động tổ chức
được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng chủ yếu vẫn là: "Không có giáo viên, thiếu kinh phí và nhất là không có tài liệu". Do đó, đội ngũ kế cận trong danh sách quy hoạch vẫn có người chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, số người đã qua bồi dưỡng chỉ đạt khoảng 70% (409 người).
Công tác đào tạo cán bộ quản lý trước đây do trường CBQL tỉnh phụ trách nhưng hiện nay trường đã giải thể và sáp nhập thành một khoa của trường Cao Đẳng Sư Phạm, biên chế của khoa hiện chỉ có 4 người nên không đủ sức tổ chức các lớp đào tạo. Tuy có hạn chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QL nhưng việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn thì lại được quan tâm hơn, hiện nay có 105 CBQL đương chức và 397 người trong đội ngũ kế cận đang theo học các lớp đại học với nhiều hình thức khác nhau, nhưng như vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa và nâng chuẩn CBQL. Một vấn đề khác là trong thực tế, kế hoạch đào tạo được duyệt hàng năm chủ yếu lệ thuộc vào khả năng kinh phí được cấp, chứ không dựa vào yêu cầu phát triển giáo dục tại địa phương, về phía các phòng Giáo dục- Đào tạo lại không được cấp ngân sách đào tạo, bồi dưỡng riêng mà chủ yếu chỉ được cấp theo đầu học sinh nên rất ngại đưa cán bộ đi đào tạo.
Về vấn đề sử dụng đội ngũ CBQL:
Việc điều động CBQL: Hiện nay, việc điều động CBQL chủ yếu chỉ thực hiện khi có yêu cầu của cá nhân, còn việc điều động cán bộ do yêu cầu công tác rất khó thực hiện do hầu hết CBQL đều có chỗ ở ổn định và có kinh tế phụ ở địa phương. Hơn nữa, nếu điều động từ địa phương này sang địa phương khác thì việc hiệp thương giữa phòng GD-ĐT với cấp ủy, chính quyền địa phương rất khó khăn và CBQL được điều về sẽ gặp khó khăn trong việc phối hợp công tác.
Việc bổ nhiệm CBQL: Khi có nhu cầu bổ sung, thay thế một CBQL ở một đơn vị nào đó thì Trưởng phòng GD-ĐT dựa trên cơ sở đã quy hoạch, ý kiến đề nghị của trường, tham mưu của cán bộ phụ trách chuyên môn, cán bộ phụ trách tổ chức để có quyết định chọn lựa nhân sự. Sau đó hiệp thương với cấp ủy, chính quyền địa phương, nếu thống nhất thì tiến hành làm thủ tục bổ nhiệm, nếu không thống nhất ý kiến thì phòng GD-ĐT phải chọn người khác.
Hiện nay, việc định kỳ bổ nhiệm CBQL mới thực hiện và còn ở mặt hình thức: chủ yếu là ra quyết định bổ nhiệm lại. Việc bãi nhiệm CBQL chỉ thực hiện khi phát hiện CBQL có những
vi phạm tương đối nghiêm trọng, còn việc quản lý kém hiệu quả, không tiến bộ.... chưa phải là lý do để thay thếCBQL. Cá biệt còn có CBQL có những sai phạm tuy chưa ở mức nghiêm trọng nhưng không còn được cấp ủy, chính quyền địa phương tín nhiệm vẫn chưa mạnh dạn điều chuyển, thay thế. Việc này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của nhà trường bởi lẽ sự quan tâm hỗ trợ của địa phương đối với nhà trường sẽ hạn chế.
Việc kiểm ưa, đánh giá đội ngũ CBQL: Hàng năm, các phòng Giáo dục có kế hoạch thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề một số trường theo chỉ tiêu của công tác thanh tra, qua đó đồng thời kiểm tra công tác quản lý của đội ngũ CBQL trường học. Việc kiểm tra ngoài kế hoạch chỉ xảy ra khi có vấn đề. Qua đó phòng giáo dục đào tạo sẽ đề ra những biện pháp chỉ đạo, xử lý, uốn nắn những lệch lạc, sai sót và khen thưởng kịp thời.