Xây dựng, quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 63 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Xây dựng, quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học

Nghị quyết hội nghị TW.3 (khóa 8) xác định "Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho cán bộ đi nền nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" (3 -82). Trên tinh thần đó, quy hoạch đội ngũ CBQL trường hợp tiểu học tốt thì mới tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu giáo dục đào tạo. Nó là một giải pháp chủ yếu khắc phục những yếu kém, bất cập trong giáo dục - đào tạo, đảm bảo sự thành công của chiến lược phát triển giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị Quyết TW.2 của Đảng, là yếu tố để hoàn thành có hiệu quả các mục tiêu giáo dục của bậc học tiểu học trong giai đoạn mới giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Quy hoạch phải phù hợp với dự báo và cũng phải xuất phát từ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ của ngành. Để công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học đạt hiệu quả cao, việc quy hoạch đội ngũ cần thực hiện theo tiến trình sau:

- Quán triệt đường lối của Đảng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. - Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trong từng giai đoạn cụ thể.

- Cân đối giữa khả năng hiện có và nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL về số lượng, chất lượng, cơ cấu...để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ sung....

Tiến trình quy hoạch đội ngũ CBQL bao gồm 4 giai đoạn: - Bước 1: Xác định, nhu cầu và dự báo nhu cầu

- Bước 2: Đề ra các chính sách và kế hoạch

- Bước 3: Thực hiện các kế hoạch và chương trình - Bước 4: Kiểm tra và đánh giá

Thực tế hiện nay, việc quy hoạch đội ngũ CBQL ở Bạc Liêu chỉ mới dừng lại ở chỗ chuẩn bị nhân sự thay thế cho những cán bộ quản lý đương chức mà chưa phục vụ cho yêu cầu phát triển giáo dục.Trong thời gian tới, cần phải dựa trên cơ sở nhu cầu về đội ngũ CBQL ở các trường kết hợp với việc đánh giá phân loại CBQL hiện nay để có hướng quy hoạch phù hợp.

Theo phương hướng phát triển giáo dục của tỉnh Bạc Liêu đã trình bày ở trên thì việc quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học cần phải có hai phương án:

* Phương án 1: số trường tiểu học biến động theo số học sinh

Dự báo đến năm 2005 số trường tiểu học sẽ còn 104 trường với quy mô số lớp theo quy định thì đội ngũ CBQL trường tiểu học sẽ là 312 người, so với hiện nay giảm 25 người. Đến năm 2008 còn 88 trường thì sẽ có 264 cán bộ quản lý, giảm 48 người so với năm 2005. Đến năm 2010 số trường tiểu học lại tăng lên 93 trường thì đội ngũ CBQL lại tăng lên 15 người so với năm 2008 để đủ số lượng 279 người.

Như vậy, giai đoạn từ nay đến 2008 do số trường tiểu học giảm dần nên đội ngũ CBQL trường tiểu học sẽ giảm đi 73 người so với biên chế hiện nay. Thời gian tới đội ngũ CBQL trường tiểu học ở Bạc Liêu không còn lo hụt hẫng về số lượng nên cần phải thực hiện nghiêm túc chế độ bổ nhiệm theo định kỳ, kiên quyết trong việc bãi nhiệm, miễn nhiệm, không bổ nhiệm lại các CBQL không đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ. Song song đó cần xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ quản lý các trường. Giai đoạn này cần thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo 2008-2010.

* Phương án 2: số trường tiểu học biến động theo tất cả các mối tương quan

Như những lập luận đã nêu ở mục 1 chương 3, trong thời gian tới, số trường tiểu học sẽ biên động theo các mối tương quan sau:

+ Một là, tương quan sự phát triển giữa số học sinh và CBQL trường tiểu học. đây chính là cơ sở để xây dựng phương án 1 nói trên.

+ Hai là, tương quan giữa quy mô tổ chức trường tiểu học để đảm bảo chất lượng và nhu cầu phát triển trường tiểu học ở vùng sâu, vùng xa để duy trì phổ cập giáo dục tiểu học. Chính nhu cầu này làm thay đổi quy mô tổ chức trường tiểu học đã được quy định (số học sinh/lớp và số học sinh/trường sẽ giảm so với hiện nay), nghĩa là sự biến động sẽ theo hướng nhiều trường hơn, nhưng quy mô nhỏ hơn, phù hợp hơn với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và cả điều kiện địa lý của địa phương.

+ Ba là, cơ sở dự báo thành lập trường mới đến năm 2010 của tỉnh Bạc Liêu, cụ thể là 151 trường.

Kết hợp cả ba cơ sở trên, số trường tiểu học dự báo hợp lý sẽ là một con số khoảng giữa 100 -150 trường, chúng tôi chọn đó là 130 trường. Chúng tôi cho rằng đây sẽ là con số hợp ly vì có cân nhắc đến tốc độ phát triển trong quá khứ, chứ không chỉ dự đoán nhu cầu của tương lai một cách cảm tính.

Như vậy, số CBQL đủ cho 130 trường tiểu học sẽ là 390 người. Quy hoạch phải đáp ứng được nhu cầu về số lượng. Trước mắt, cần bổ nhiệm đủ số 123 Phó Hiệu trưởng còn thiếu cho các trường Phùng Ngọc Liêm, Phong Phú B, Long Điền Đông B, An Phúc, Mai Thanh Thế v.v... Trong thời gian tới đội ngũ CBQL sẽ tăng thêm 53 người so với hiện nay, có thể sử dụng số cán bộ dự nguồn trong việc bổ nhiệm mới để bổ sung. Song song với việc bồi dưỡng, nâng chuẩn số CBQL đương nhiệm cần có kế hoạch tạo nguồn mới để đáp ứng kịp thời cho việc hoàn chỉnh đội ngũ.

Ngoài ra, cũng cần phải dự kiến số cán bộ nghỉ hưu, số cán bộ cho nghỉ công tác quản lý do sức khỏe, năng lực phẩm chất không đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ... để bổ sung, thay thế. Trong thời gian tới có 25 người nghỉ hưu, một số người theo chúng tôi cũng cần được thay thế vì chưa có đủ phẩm chất, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ.

Để thực hiện tốt việc quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học, phải xây dựng được những tiêu chuẩn tương đối cụ thể về người CBQL trường tiểu học trong giai đoạn mới, trên cơ sở đó có thể đánh giá, phân loại đội ngũ CBQL một cách công bằng khách quan, phù hợp với điều kiện công tác của từng trường để có kế hoạch sử dụng hợp lý.

Trong quy hoạch phân loại chính xác thành các nhóm: - Loại cán bộ làm tốt công việc hiện nay cần tiếp tục bố trí.

- Loại cán bộ có triển vọng nhưng còn hạn chế về một số mặt cần tiếp tục đào tạo bồi dưỡng.

- Loại cán bộ hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ cần phải thay thế.

- Loại cán bộ có kinh nghiệm nhưng nghỉ hưu cần lưu dụng để phát triển kinh nghiệm ở các trường dân lập.

- Đội ngũ kê cận có triển vọng làm tốt công tác quản lý. Trong trường tiểu học đội ngũ dự nguồn này thường là những giáo viên giỏi, chủ tịch công đoàn, bí thư Đoàn TN, tổ trưởng chuyên môn, tổng phụ trách Đội TN...

Thường xuyên phải làm công tác quy hoạch, chú ý phát hiện, bồi dưỡng giáo viên, tạo nguồn CBQL dồi dào, cần phải định kỳ kiểm tra đánh giá tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ dự nguồn được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà trường, tạo điều kiện để họ được tham gia công tác quản lý nhà trường qua đó đánh giá năng lực quản lý của họ để bồi dưỡng, đào tạo và làm cơ sở để đề bạt sau này.

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 63 - 67)