Xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 74 - 79)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển

Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL nói chung, CBQL các trường tiểu học nói riêng có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, một mặt các cấp quản lý giáo dục làm tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng, mặt khác phải xây dựng môi trường quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ phát huy được những phẩm chất, năng lực của họ. Nếu công tác tổ chức tốt, bố trí đội ngũ CBQL đúng năng lực, sở trường và nguyện vọng của cá nhân, sẽ mang lại hiệu quả cao trong quản lý cũng như hiệu quả GD - ĐT.

Xuất phát từ thực trạng đội ngũ CBQL các trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu và phương hướng phát triển GD - ĐT trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất một số biện pháp cơ bản để xây dựng môi trường, điều kiện nhằm phát triển đội ngũ như sau :

* Đầu tư con người, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cho nhà trường.

Để tăng cường hiệu quả quản lý trường học một mặt xây dựng đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu nhưng mặt khác cũng phải tăng cường đầu tư đội ngũ CB-GV đủ về định biên theo tỷ lệ, chuẩn hóa về đào tạo, vững vàng về chính trị, chuyên môn. Cần thực hiện một số biện pháp trong việc bố trí, sử dụng đội ngũ CB-GV đảm bảo sự đồng bộ giữa các trường trong tỉnh :

+ Khuyến khích, động viên và có chế độ thỏa đáng để khuyến khích CB-GV học tập nâng cao trình độ, quan tâm đội ngũ giáo viên có nhiều cống hiến, giáo viên trẻ, giáo viên có triển vọng giảng dạy tốt.

+ Đề nghị Ban tổ chức chính quyền tỉnh nhanh chóng giải quyết đủ biên chế các môn đặc thù : nhạc, họa, kỹ thuật, thể dục... đảm bảo tỷ lệ giáo viên 1,15 người/lớp. Trước mắt ưu tiên các trường xây dựng trường chuẩn quốc gia : Phùng Ngọc Liêm, Phường 7, Thuận Hòa, Giá Rai A v.v...Giải quyết đủ nhân viên văn phòng cho các trường còn thiếu, các Phòng GD - ĐT sớm có kế hoạch gởi đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với nhân viên chưa qua trường lớp.

+ Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên.

Về cơ sở vật chất, tuy thời gian qua khối trường tiểu học đã được đầu tư lớn tuy nhiên mới dừng lại ở chỗ xây dựng các phòng học. CSVC chưa đáp ứng với sự phát triển giáo dục, do đó cần tập trang :

+ Tăng cường xây dựng các công trình khác như thư viện, phòng thực hành, sân chơi.... xây dựng phòng học để tiến tới trường nào cũng có lớp học 2 buổi/ngày.

+ Từng bước hiện đại hóa, đồng bộ hóa các phương tiện quản lý, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Trang bị máy vi tính, phòng dạy nhạc, họa cho các trường thuận lợi.

+ Địa phương cần có chính sách quy hoạch diện tích đất trường học, đảm bảo chuẩn quy định của Bộ GD - ĐT bình quân tối thiểu 10m2/l học sinh đối với khu vực nông thôn và 6m2/1 học sinh đối với khu vực thành phố.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Quan điểm của Đảng ta là lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực cán bộ. Việc đánh giá cán bộ phải dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể. Song để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ thì một trong những cơ sở chủ yếu không thể bỏ qua đó là công tác thanh tra, kiểm tra.

Để làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục tiểu học của tỉnh trong những năm tới, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cần phải quan tâm :

+ Tăng cường mạng lưới thanh tra viên chuyên trách, thanh tra viên kiêm nhiệm của các Phòng GD-ĐT, cần chú ý cả số lượng lẫn chất lượng.

+ Dựa vào hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra của Bộ GD - ĐT để cụ thể hóa nội dung, phương thức chế độ kiểm tra phù hợp với đặc điểm của tỉnh.

+ Kịp thời thanh tra, kiểm ưa những vụ việc có liên quan đến đội ngũ CBQL các trường, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, sai phạm trong công tác quản lý.

+ Thay đổi các hình thức thanh kiểm tra, kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra của Phòng GD- ĐT, Sở GD-ĐT với công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo giữa các đơn vị, phối hợp giữa kiểm tra toàn diện với kiểm tra chuyên đề.

+ Những kiến nghị, đề xuất của đoàn thanh tra, kiểm tra cần được giải quyết thỏa đáng, kịp thời động viên, phát hiện, xây dựng gương điển hình tốt.

+ Sau mỗi đợt thanh ưa, kiểm tra cần phải có kết luận thông báo đến đơn vị, cá nhân được kiểm tra đồng thời rút ra được những nhận xét cơ bản, bài học kinh nghiệm để thông báo đến tận đội ngũ CBQL các trường khác.

- Đổi mới hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với CBQL.

Chính sách đãi ngộ là yếu tố hỗ trợ trong công tác phát triển đào tạo CBQL giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý. Với một cơ chế chính sách đãi ngộ thỏa đáng, sẽ làm cho

người CBQL mang hết tâm huyết của mình ra làm việc, cố gắng hoàn thành công việc được giao một cách hiệu quả nhất.

Trong điều kiện hiện nay chế độ đãi ngộ với CBQL chưa thể đánh giá hết công lao của họ, chế độ tiền lương còn hưởng theo ngạch, bậc của bảng lương giáo viên và hưởng chế độ phụ cấp chức vụ còn thấp.

Để động viên CBQL các trường làm tốt chức năng của mình cần quan tâm đổi mới, hoàn thiện chính sách đãi ngộ.

+ Chính sách đào tạo, bồi dưỡng.

Có chế độ chính sách thỏa đáng đối với CBQL trong việc học tập, nghiên cứu. Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí đào tạo cho CBQL và số giáo viên nằm trong quy hoạch. Ngoài tiền tài liệu và học phí như hiện nay, nên dành một phần kinh phí trong quỹ "khuyến học" của các huyện cho việc đào tạo, bồi dưỡng CB -GV.

Kể từ khi thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đến nay việc tham quan theo chế độ hàng năm không còn, do đó ngành GD - ĐT và địa phương nên tạo mọi điều kiện nhất là kinh phí tổ chức cho đội ngũ CBQL được tham quan học tập các điển hình tiên tiến ở các địa phương.

+ Chính sách sử dụng.

Thường xuyên xem xét cơ cấu đội ngũ CBQL để đảm bảo sự cân đối giữa các loại cán bộ (nam, nữ, già, trẻ...), xây dựng các chính sách ưu tiên với CBQL nữ, CBQL các trường vùng sâu, các trường khó khăn.... Tăng cường cán bộ trẻ để đảm bảo tính năng động đồng thời đảm bảo sự kế thừa liên tục trong đội ngũ CBQL.

+ Chính sách bảo vệ lợi ích vật chất, tinh thần.

Quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong trường học, đặc biệt trong đội ngũ CBQL, phấn đấu đến năm 2010 hầu hết CBQL là Đảng viên.

Có chế độ thi đua khen thưởng đối với CBQL có thành tích xuất sắc. Trong các phong trào thường chỉ có khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc, trong quy định của quỹ "khuyến học" của các huyện cũng chỉ có khen thưởng đối với giáo viên và học sinh, không

có quy định khen thưởng đối với CBQL, điều này chưa phù hợp do đó cần có chính sách đãi ngộ CBQL như chính sách đãi ngộ giáo viên.

- Thực hiện dân chủ hóa.

Báo cáo chính tri Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nêu : "Chống tệ quan liêu, cửa quyền trong công tác lựa chọn, bố trí cán bộ. Dân chủ hóa công tác cán bộ bằng những quy chế rõ ràng, khắc phục tình trạng "yêu ai nên tốt, ghét ai nên xấu" trong bố trí cán bộ" (1-134).

Dân chủ hóa được thể hiện trên các mặt : Dân chủ hóa GD, dân chủ hóa nhà trường, dân chủ hóa quản lý GD. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề dân chủ hóa trong công tác đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm đào tạo và sử dụng đội ngũ CBQL các trường tiểu học.

+ Cần phải xây dựng chuẩn để đánh giá, đánh giá theo từng tiêu chí cụ thể, lấy hiệu quả làm thước đo.

+ Nhận xét cần được tiến hành công khai, tổng hợp ý kiến của đơn vị kết hợp với sự đánh giá của địa phương và Phòng GD - ĐT.

+ Phải dân chủ, công bằng trong tuyển chọn, bổ nhiệm.

+ Khi bổ nhiệm, điều động CBQL Phòng GD - ĐT phải có trách nhiệm gặp gỡ nói rõ nhiệm vụ được giao cho cán bộ đó biết để xem xét ý kiến của họ, trong trường hợp cần thiết thì động viên và giải thích trước khi làm các thủ tục hành chính.

+ Lắng nghe ý kiến của CB - GV trong trường, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên , nhân viên tham gia góp ý xây dựng đội ngũ CBQL.

+ Dân chủ hóa còn thể hiện ở chỗ công khai trong việc xếp loại, công tác thi đua khen thưởng hàng năm, công bằng trong chính sách, tránh tình trạng hình thức, cả nể.

Trên đây là một số biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu. Mỗi biện pháp có từng vị trí, chức năng khác nhau song có quan hệ mật thiết chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Trong quá trình thực hiện các biện pháp phải tiến hành một cách đồng bộ, xem xét đến hoàn cảnh, điều kiện để lựa chọn các biện pháp phù hợp có tính khoa học, khách quan đồng thời đảm bảo tính khả thi. Để thực hiện được những

biện pháp nêu trên, đó không chỉ là công việc của đội ngũ CBQL, của ngành GD - ĐT tỉnh Bạc Liêu mà phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng

* Yêu tố quyết định sự thành công của các biện pháp:

Tất cả các biện pháp tiên chỉ phát huy tác dụng khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ dưới sự chỉ đạo sáng suốt của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các cấp. Muốn đạt được điều này cần có sự thống nhất cao trong các lực lượng này ^in có sự thống nhất cao trong các lực lượng này, trước hết là sự thống nhất nhận thức giữa các cấp, các ngành về nhu cầu phát triển và đổi mới GD - ĐT nói chung và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng trong giai đoạn mới. cần làm cho mọi cấp, mọi ngành quán triệt những quan điểm của Đảng được đề ra trong NQ TW2 và NỌ TW3. Các Phòng GD - ĐT, Sở GD - ĐT cần lấy những quan điểm này làm cơ sở tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học.

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 74 - 79)