Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tạ

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 56 - 59)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tạ

Liêu

Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra những nhận xét về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở Bạc Liêu như sau:

* Điểm mạnh:

Có quan tâm đến việc quy hoạch đội ngũ kế cận cho các trường tiểu học, trong quy hoạch có chú trọng đến sự tín nhiệm của hội đồng sư phạm nhà trường, phát huy được yếu tố dân chủ công bằng trong công tác quy hoạch cán bộ quản lý kế cận.

Có chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ CBQL, điều này thể hiện có gần 30% CBQL đang theo học đại học tại chức hoặc từ xa.

Nguyên nhân của mặt mạnh:

Sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác cán bộ là một yếu tố quyết định sự phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học.

Sở GD-ĐT và các Phòng GD-ĐT nhận thức một cách đúng đắn vai trò người CBQL các trường tiểu học, đã có những chính sách trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, đã có sự chỉ đạo hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ đúng hướng theo tinh thần Nghị Quyết TW.3 (khóa 8).

Đa sốCBQL có ý thức trách nhiệm, nỗ lực, cố gắng trong việc đào tạo nhằm nâng cao năng lực công tác.

* Điểm yếu:

Công tác quy hoạch chưa đạt hiệu quả cao, còn mang tính cục bộ nên chất lượng đội ngũ kế cận không đồng đều và có nơi chưa đảm bảo, nhất là ở những trường vùng sâu. Thực tế cho thấy với cách quy hoạch hiện nay, sẽ rất khó điều chuyển CBQL từ trường này sang trường khác, nên có nhiều giáo viên nằm trong quy hoạch dù có phẩm chất tốt, công tác có hiệu quả nhưng không đề bạt được do không có yêu cầu. Mặt khác, cách quy hoạch như đã nêu không gắn với quy hoạch, phát triển GD-ĐT, còn chưa chú ý đến các số liệu đã dự báo về phát triển GD-ĐT của tỉnh trong giai đoạn 10 -20 năm tới.

Việc đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về chuyên môn, số lượng CBQL đưa đi đào tạo về nghiệp vụ quản lý còn ít, số kế cận không được đào tạo trước về nghiệp vụ quản lý nên khi được đề bạt mất nhiều thời gian mới có thể quen việc, hiệu quả công tác do đó chưa đạt được cao. Việc khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng chưa được quan tâm, hầu hết các trường không có tài liệu tham khảo về nghiệp vụ quản lý và cả tài liệu nghiên cứu về chuyên môn.

- Việc bổ nhiệm CBQL theo nhiệm kỳ vẫn còn là hình thức, chưa thực sự mang tính đào thải, chọn lọc nên chưa kích thích được sự cố gắng của đội ngũ CBQL.

- Chưa có quy trình đánh giá CBQL các trường một cách chặt chẽ, khách quan nên việc đánh giá nhiều lúc cảm tính, có khi thiếu công bằng.

- Chưa có chế độ khuyến khích đối với những CBQL được điều động công tác ở những địa bàn khó khăn nên rất khó tạo một sự luân chuyển cán bộ giữa các địa bàn.

Nguyên nhân của những yếu kém:

- Công tác quy hoạch chưa khoa học, chưa mang tính chiến lược, tính phát triển mà chủ yếu còn mang nặng tính chất đối phó nên khi bổ nhiệm phần lớn CBQL chưa đạt các chuẩn cần thiết.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu nên không đủ để tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tham quan ngoại khóa... thậm chí không đủ cấp kinh phí cho người đi học tập trung.

- Cơ chế chính sách còn nhiều điều bất cập, chưa tạo được sự chủ động, sáng tạo trong công tác của đội ngũ CBQL. Chế độ sử dụng, đánh giá cán bộ chưa chặt chẽ, công bằng nên chưa kính thích được sự nỗ lực phấn đấu CBQL.

- Một bộ phận nhỏ CBQL chưa ý thức được trách nhiệm.

Tóm lại, các cấp quản lý giáo dục Bạc Liêu đã có những nhận thức đúng đắn và quan tâm đến việc phát triển đội ngũ CBQL ở hệ thống các trường tiểu học. Nhưng nhìn chung hiệu quả của công tác này chưa cao, chưa sử dụng và phát huy hết năng lực sẩn có của đội ngũ CBQL đương chức. Bản thân đội ngũ CBQL thì vẫn còn một số chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong công tác; ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.

Từ thực trạng đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIÊU HỌC TỈNH BẠC LIÊU

3.1. Phương hưởng phát triển giáo dục và yêu cầu xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu đến năm 2002

Một phần của tài liệu biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh bạc liêu (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)