7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Phương hướng phát triển giáo dục tiểu học tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2000-
Trên cơ sở quán triệt tinh thần Nghị Quyết TW.2 (Khóa 8): " Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu", nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tỉnh ủy và UBND tình Bạc Liêu đã xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị Quyết TW.2 của Đảng, do đó đã tạo ra một sự chuyển biến sâu rộng về nhận thức và hành động trong các cấp ủy, chính quyền địa phương. Các chỉ tiêu về phát triển giáo dục - đào tạo, về PCGDTH - CMC, được đưa vào nghị quyết hàng năm của các cấp ủy Đảng, chính quyền là một tiêu chí đánh giá hoàn thành kế hoạch của các cấp.
Trong phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm, công tác giáo dục - đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu với các mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, ngành học
- Duy trì và đẩy mạnh công tác PCGDTH - CMC, từng bước triển khai công tác PC. THCS
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, vận động vốn từ nhiều nguồn để đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất trường học từ nhiều nguồn để đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất trường học.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Riêng giáo dục tiểu học, theo đề án " Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 và định hướng đến 2020" của Sở GD-ĐT Bạc Liêu phối hợp Viện nghiên cứu phát triển giáo dục thực hiện thì số lượng học sinh tiểu học đến năm 2010 như sau:
Theo dự báo và cũng như thực trạng đã trình bày ở chương 2, do hiệu quả của việc giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở tỉnh Bạc Liêu nên số học sinh tiểu học sẽ giảm dần. Đến năm 2005 số học sinh tiểu học chỉ còn tương đương trên 80% và đến 2010 là 65% so với hiện nay.
Tính theo định mức số học sinh/lớp và số học sinh/trường của Bộ GD-ĐT (35học sinh/lớp, 700-800 học sinh/trường) thì dự báo đến 2005 sẽ còn 120 trường và đến 2010 còn khoảng 100 trường tiểu học.
Trên cơ sở dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, qua trao đổi với lãnh đạo sở GD - ĐT, Phòng tổ chức Cán Bộ của Sở GD - ĐT, vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tại Bạc Liêu về lâu dài không còn lo về số lượng mà cần chú trọng xây dựng một đội ngũ thật sự mạnh về chất lượng, phát triển theo hướng ổn định và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, trước mắt trong thời gian ngắn nhất phải giải quyết SỐCBQL còn thiếu (123 người).
Đó là những con số theo dự báo trong quy hoạch tổng thể phát triển Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nhưng chúng tôi lại nhận thấy rằng, theo dự báo thì số học sinh tiểu học ở Bạc Liêu trong 10 năm từ 2000 đến 2010 lại có sự biến động: giảm dần từ năm học 2000-2001 đến 2007-2008 nhưng sau đó lại tăng dần từ 2008-2009 và 2009-2010.
Tuy đề tài quy hoạch tổng thể không giải thích nguyên nhân của sự biến động nêu trên, nhưng có thể cho rằng đến giai đoạn đó tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi đến trường ở Bạc Liêu tăng dần lên đạt đến mức 100%. Như vậy, nếu dự báo chính xác số trường tiểu học ở Bạc Liêu trong từng giai đoạn thì đến năm 2005 sẽ còn 104 trường, đến 2008 còn 88 trường và đến 2010 lại tăng lên 93 trường.
Tuy nhiên, mặt khác cũng phải tính đến trong thời gian tới sẽ có sự thay đổi trong quy định của Bộ GD-ĐT về quy mo số học sinh/ lớp để đảm bảo chất lượng; về yêu cầu mạng lưới trường tiểu học cần phải duy trì rộng khắp ở vùng sâu, vùng xa v.v... thì số trường tiểu học ở Bạc Liêu đến 2010 sẽ là 151 trường (theo dự báo thành lập trường mới đến 2010 của Sở GD- ĐT Bạc Liêu).
Số CBQL trường tiểu học sẽ biến động theo các chỉ số nói trên nên cần phải quy hoạch theo từng phương án cụ thể vì nếu để hụt hẫng về số lượng thì sẽ khó mà bảo đảm về chất lượng của đội ngũ CBQL ấy.