7. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Đặc điểm giáo dục tiểu học tỉnh Bạc Liêu
a/ Trường, lớp, học sinh
Năm học 2001 - 2002, tỉnh Bạc Liêu có 150 trường tiểu học với 3492 lớp, 99.696 học sinh. Trong đó có 8 trường dạy - học 2 buổi/ngày từ lớp 1 đến lớp 5. Đã có 3 trường được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia: Hòa Bình A, Hộ Phòng, Ngan Dừa.
Qui mô:
+ Số trường trên 28 lớp : 34
+ Số trường từ 17 đến 28 lớp : 90 + Số trường dưới 17 lớp : 26 Chia theo địa bàn:
+ Trường thị trấn, thị xã : 27 + Trường vùng sâu, vùng xa : 123
Số lượng, chất lượng hạnh kiểm, học lực học sinh được xếp loại qua các năm như sau: (Bảng 1)
Một số nhận xét về học sinh tiểu học tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây như sau: + Số lượng học sinh tiểu học giảm dần hàng năm do hiệu quả của việc giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh.
+ Học sinh trong độ tuổi huy động vào lớp Ì đạt tỷ lệ trên 96%, tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước, có năm tăng 3,5%.
+ Tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng ngày càng hạn chế, tuy vẫn còn ở mức khá cao nhưng so với các tỉnh trong khu vực thì đây là tỉnh có tỷ lệ học sinh bỏ học thấp.
+ Chất lượng hạnh kiểm và học lực học sinh được đánh giá cuối năm của các trường có chuyển biến tốt, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm xếp loại tốt, học lực xếp loại giỏi tăng dần.
b/ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học
Tính đến tháng 8 năm 2002, đội ngũ CBCC - GV các trường tiểu học tỉnh Bạc Liêu có: Tổng số : 4552, nữ 2246 người
Trong đó : CBQL : 337 người Giáo viên : 3986 người Nhân viên : 229 người Đảng viên : 201 người Chia theo trình độ đào tạo :
Đại học : 540 người CĐSP : 408 người THSP : 3557 người Đào tạo khác : 47 người Qua những số liệu tiên cho thấy:
- Đội ngũ CBCC - GV các trường tiểu học tương đối đảm bảo so với định biên cho phép, không chỉ năm học 2001 - 2002 mà những năm trước đội ngũ ở đây đã khá đầy đủ. Đặc biệt đội ngũ giáo viên đứng lớp thừa, do đó một số có hệ đào tạo GV phải chuyển qua nhiệm vụ nhân viên văn phòng. (Biểu đồ 2)
Trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi có NQ Hội nghị lần thứ 2 (khóa 8) của Đảng, số lượng Đảng viên trong ngành giáo dục tăng so với các năm trước. Tuy vậy, tỷ lệ vẫn còn thấp so với tổng số đội ngũ của ngành chỉ đạt 4,42%.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phần lớn đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong thời gian qua, theo kế hoạch chuẩn hóa đội ngũ của ngành, số CB - GV theo học các lớp CĐSP và ĐHSP ngày càng đông.
Qua các đợt kiểm tra, thanh tra của các phòng GD - ĐT cùng với quá trình chỉ đạo, theo dõi chúng tôi thấy chất lượng đội ngũ có phần chuyển biến đi lên, số giáo viên có năng lực giảng dạy ngày càng tăng. (Bảng 2)
Phần lớn GV yêu nghề, mến trẻ, chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Những thuận lợi về mặt đội ngũ là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của bậc học, nhưng vẫn có một số khó khăn, hạn chế:
Đội ngũ giáo viên dạy các môn đặc thù như nhạc, họa, kỹ thuật, thể dục ... những năm gần đây có tăng song vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu, mức đạt được so với chỉ tiêu chưa đến 50%, nhiều trường chưa có giáo viên dạy các môn này.
Cán bộ - giáo viên có trình độ đại học và cao đẳng chiếm trèm 20% nhưng trong số này lại có một số có nguồn gốc đào tạo để dạy bậc THCS, nên giáo viên tiểu học có trình độ trên chuẩn đúng chuyên ngành cũng chưa đáng kể.
c/ Cơ sơ vật chất, thiết bị giáo dục các trường tiểu học
Về cơ sở vật chất: toàn tỉnh có 1853 phòng học tiểu học, các trường đều có đủ phòng học, bàn ghế cho học sinh học 2 ca. Nhiều trường có đủ phòng học cho một số lớp học 2 buổi/ngày.
Trong những năm gần đây số trường, phòng học được xây dựng khá nhiều theo hướng tầng hóa và kiên cố, hầu hết các lớp học đều có điện đảm bảo ánh sáng cho học sinh, phòng loại cấp 4 trở lên chiếm 85,2%.
Về thiết bị giáo dục: Thư viện, thiết bị giáo dục của các trường tiểu học được quan tâm trong việc đầu tư, xây dựng, mua sắm các loại sách, thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Tuy vậy, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng GD - ĐT, nhiều trường không triển khai được do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là không đủ phòng để làm phòng thư viện, thí nghiệm và thiếu cán bộ phụ trách.
Công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường còn nhiều hạn chế nên hiệu quả chưa cao.
• Đánh giá chung về giáo dục tiểu học của tỉnh - Mặt mạnh:
Tỉnh Bạc Liêu là tỉnh có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khá so với cả nước, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhiều hơn, mức sống nhân dân tăng cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo sâu sát của ngành, đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh.
Đội ngũ CBCC-GV các trường tiếu học tương đôi đầy đủ, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo cao, phần lớn có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ. Cơ sở vật chất trường học ngày càng khang trang, số trường và số phòng học cao tầng, kiên cố trong 3 năm trở lại đây tăng nhanh.
Đa số học sinh ngoan, lễ phép, có truyền thống hiếu học. - Mặt hạn chế:
Trước những yêu cầu đòi hỏi chất lượng ngày càng cao nhưng các điều kiện phục vụ nhu cầu dạy và học chưa đáp ứng. Hầu hết các trường chưa có phòng chức năng, phòng thư viện, phòng nghệ thuật, phòng truyền thống ...
Thiết bị giáo dục ít sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả.
Sự phân bố dân cư không đều, không tập trung, hầu hết các trường học đều có cơ sở lẻ. Tỷ lệ học sinh bình quân trong một lớp giữa các trường, các lớp không đều, có lớp trên 50 học sinh nhưng có lớp dưới lo em, ảnh hưởng đến công tác quản lý nâng cao chất lượng.