Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 30)

Tốc độ tăng trưởng của công ty là tốc độ tăng doanh thu, được đo bằng doanh thu năm t trừ cho doanh thu năm t-1, tất cả chia cho doanh thu năm t-1.

Tốc độ tăng trưởng =

Các công ty có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng cao, vì các công ty tăng trưởng có thể tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình. Giải thích điều này là do tốc độ tăng trưởng cao của doanh nghiệp là một chỉ số tốt để dự đoán tương lai thành công. Do đó, cổ phiếu của các công ty này được nhà đầu tư đánh giá cao và hoạt động trong các năm tới của công ty cũng được các ngân hàng cho rằng lạc quan. Vì vậy, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng cao cũng giúp công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, đạt được hiệu quả theo quy mô, nên các khoản đầu tư này có lợi nhuận cao hơn.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tăng dần đều ngày càng tăng được lợi nhuận, trong khi các công ty có tốc độ tăng trưởng giảm dần dễ làm thiệt hại hợp đồng và cuối cùng thoát khỏi thị trường (Safarova, 2008).

Như vậy, tốc độ tăng trưởng của công ty tác động dương đến hiệu quả hoạt động. 1.5.6 Vòng quay tổng tài sản

Hiệu quả quản lý tài sản của một công ty có thế được đo bằng vòng quay tổng tài sản, được tính bằng tỉ lệ doanh thu trên tổng tài sản. Nó thể hiện tài sản của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp ở mức độ nào.

Vòng quay tài sản cao có nghĩa là một đồng tài sản đem lại nhiều doanh thu hơn. Điều này có nghĩa là lợi nhuận thu được nhiều hơn, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Do vậy, vòng quay tổng tài sản tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

1.5.7 Các nhân tố tác động khác 1.5.7.1 Môi trường kinh doanh 1.5.7.1 Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh chung là môi trường bao trùm lên mọi hoạt động của các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô như: chính trị, hệ thống pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ…Môi trường kinh doanh chung có ảnh hưởng lâu dài đến các doanh nghiệp và nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh sẽ dẫn đến biến động của thị trường cũng như các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ tác động và tính chất tác động của loại môi trường này khác nhau theo từng ngành, từng doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp một cách cách độc lập hoặc trong mối quan hệ liên kết với các nhân tố khác. Vai trò chủ yếu trong việc hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả sản xuất – kinh doanh là Nhà nước. Nhưng các doanh nghiệp cũng cần chủ động điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với tình hình thực tế, phải dự báo những thay đổi của môi trường và kiến nghị với Nhà nước giải quyết những vấn đề gây khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

1.5.7.2 Môi trường cạnh tranh

Nghiên cứu yếu tố môi trường cạnh tranh là nội dung quan trọng nhất trong quá trình kiểm soát môi trường bên ngoài. Đây là yếu tố gắn trực tiếp với mỗi doanh nghiệp và phần lớn các hoạt động của doanh nghiệp cũng như sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xảy ra trực tiếp tại đây.

Michael Porter trong tác phẩm “Cometitive Strategy” đã đề xuất mô hình 5 yếu tố cạnh tranh tạo thành bối cảnh cạnh tranh trong bất cứ ngành nào. Mô hình này bao gồm:

 Khách hàng

Doanh nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ trên thị trường. Trong mối quan hệ đó khách hàng có thể tạo ra áp lực đối với doanh nghiệp như đòi hỏi về giá và chất lượng, mẫu mã sản phẩm, điều kiện giao hàng, chiết khấu…Từ đó tác động không nhỏ đến lợi ích của nhà sản xuất. Khi người tiêu dùng yếu thế thì doanh nghiệp có cơ hội tăng giá và đạt lợi nhuận nhiều hơn.

 Người cung ứng

Người cung ứng được xem là sự đe dọa đối với doanh nghiệp khi họ có thể đẩy mức giá hàng cung cấp cho công ty lên, ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Các công ty thường xuyên liên hệ với các tổ chức cung ứng những nguồn hàng khác nhau như: vật tư thiết bị, nguồn lao động, vốn…Yếu tố làm tăng thế mạnh của các tổ chức cung ứng hàng hóa cũng tương tự như các yếu tố làm tăng thế mạnh của người tiêu dùng.

 Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là yếu tố quyết định tạo ra cơ hội hoặc mối đe dọa cho các doanh nghiệp. Nếu sự cạnh tranh trên là yếu thì các doanh nghiệp sẽ nâng giá nhằm thu lợi nhuận cao hơn và ngược lại nếu sự cạnh tranh là gay gắt thì sẽ dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt về giá và chất lượng, có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh của các công ty trong ngành thường chịu sự tác động tổng hợp của 3 yếu tố: cơ cấu ngành, mức độ cầu và những cản trở ra khỏi ngành.

 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các doanh nghiệp trong những ngành khác nhau nhưng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng giống như những doanh nghiệp trong ngành. Những công ty này thường cạnh tranh gián tiếp với nhau. Trong những thời điểm nhất định các sản phẩm thay thế hình thành sức ép cạnh tranh rất lớn, giới hạn mức giá một công ty có thể định ra và do đó giới hạn mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu sản phẩm của một doanh nghiệp có rất ít các sản phẩm thay thế thì công ty có cơ hội tăng giá và kiếm được lợi nhuận tăng thêm.

 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng có khả năng nhảy vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó bất cứ lúc nào. Đối thủ tiềm ẩn luôn là mối đe dọa, mối đe dọa ngày sẽ mãi luôn tiền ẩn hay trở thành hiện thực trong thời gian ngắn hay dài là tùy thuộc vào rào cản gia nhập ngành.

1.6 Mô hình nghiên cứu 1.6.1 Nghiên cứu trong nước 1.6.1 Nghiên cứu trong nước

Xung quanh chủ đề về hiệu quả hoạt động đã có khá nhiều công trình đề cập đến, trong đó đáng chú ý có một số công trình sau đây:

- Nguyễn Thị Thu Hương (2008), “Phát triển ngành công nghệ chế biến thuỷ sản định hướng xuất khẩu tại Đà Nẵng”. Luận án tiến sĩ, Trường đại học Đà Nẵng. Chế biến thuỷ sản xuất khẩu được coi là ngành kinh tế mũi nhọn mang lại ngoại tệ cho Đà Nẵng. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của ngành còn nhiều hạn chế: Công nghệ chế biến lạc hậu; thiếu mặt hàng có giá trị gia tăng; chất lượng sản phẩm thấp, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường thế giới; nguồn nguyên liệu không ổn định cả về số lượng và chất lượng; Chưa có sự gắn kết giữa các khâu nguyên liệu - chế biến - xuất khẩu…Vì vậy, hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản chưa cao. Để khai thác tiềm năng, sử dụng hiệu quả nguồn lực của ngành và đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đề tài đã được chọn để nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như thống kê mô tả, duy vật biện chứng…

- Nguyễn Văn Ngọc & Nguyễn Thành Cường (2010), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa”. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010. Bài viết này nhằm mục đích phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa, dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA). Kết quả phân tích 39 doanh nghiệp của ngành trong năm 2009 cho thấy có đến 67 % có hiệu quả kỹ thuật thấp, chỉ có khoảng 10% đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhờ cấu trúc vốn hợp lý. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2005-2009 với hai trường hợp: qui mô không đổi và qui mô thay đổi.

- Quan Minh Nhựt (2010), “Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long”. Tạp chí Khoa học 2010:13 Trang 137-143 Đại học Cần Thơ. Sử dụng hàm Tobib để ước lượng mức

độ ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản bị ảnh hưởng đáng kể bởi độ tuổi của lãnh đạo danh nghiệp, khả năng tiếp cận tín dụng, trình độ văn hóa, loại hình doanh nghiệp và tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp.

- Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ”. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 19b-2011. Sử dụng Phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV ở Tp. Cần Thơ.

- Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Huỳnh Thanh Hùng (2011), “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt chiếu Định Yên - Đồng Tháp”.

Tạp chí Khoa học 2011:20a 210-219. Trường Đại học Cần Thơ. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tần số và kiểm định sự khác biệt về trị trung bình của 2 tổng thể độc lập (independent sample t-test) để phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề. Phương pháp phân tích phân biệt và mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của làng nghề.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tính chất hoạt động, số lao động của hộ, vốn lưu động, vốn cố định và số lượng mặt hàng là những yếu tố tạo nên sự khác biệt thu nhập của hộ. Đồng thời kết quả mô hình hồi quy cho thấy số lao động tham gia sản xuất, vốn lưu động và tính chất hoạt động (hộ dệt máy hay dệt tay) là 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.

Ở các công trình khoa học trên, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được một số tác giả đề cập, tuy nhiên mỗi đề tài có một cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác nhau tùy vào tình hình thực tế và đặc điểm của từng nghiên cứu.

1.6.2 Nghiên cứu nước ngoài

- Weixu (2005) thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh” vào năm 2005. Ông đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1.130 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

Thượng Hải. Ba mô hình nghiên cứu được xây dựng, các biến được đưa vào mô hình bao gồm: tỷ lệ nợ/vốn CSH (D), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (Growth), quy mô công ty (Size) và biến phụ thuộc (HQKD) là tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, HQKD bị tác động rất lớn bởi cơ cấu vốn (thông qua biến tỷ lệ nợ). HQKD có mối tương quan mạnh phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ < 100%. Cơ cấu vốn có tác động tích cực đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động tiêu cực khi ở mức tỷ lệ nợ cao. HQKD không có tương quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn, lý do là các công ty ở Trung Quốc thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn là sử dụng nợ dài hạn. Biến Size tác động tích cực đến HQKD khá mạnh ở mô hình tuyến tính, còn mô hình tuyến tính, còn mô hình phi tuyến thì Size không có tác động. Biến Growth không có tác động đến HQKD ở cả 3 mô hình.

- Zeitun & Titan vào năm 2007 đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQKD trên cả 2 phương diện là tài chính và thị trường. Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện từ năm 1989 – 2003 của 167 công ty niêm yết trên giao dịch chứng khoán Amman – Jordan thuộc 16 ngành nghề kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực phi tài chính.

Về tài chính – biến HQKD được đại diện bởi: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Trên phương diện thị trường – biến HQKD được đại diện bởi: tỷ số giữa giá trị thị trường của vốn cổ phần và giá trị sổ sách của nợ trên giá trị sổ sách của tổng tài sản (Tobin’s Q): tỷ số giữa giá trị thị trường của vốn cổ phần trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần (MBVR). Biến yếu tố tác động cũng tương tự cũng như những nghiên cứu trước và có đưa thêm một số biến vào mô hình như: mức sai lệch của dòng tiền trong 3 năm qua (STDVCF), thuế thu nhập (Tax), tỷ trọng tài sản cố định (Tang), khủng hoảng chính trị (Political Crisis) và ngành nghề kinh doanh (Indust).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố có tác động đến HQKD bao gồm: tỷ lệ nợ (D), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (Growth), quy mô công ty (Size), thuế (Tax), ngành nghề kinh doanh (Indust), tỷ trọng tài sản cố định (Tangibility). Trong đó, biến tỷ lệ nợ có tác động mạnh nhất, kết quả lần này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó; các yếu tố có tác động dương (+) đến HQKD gồm: Growth, Size, Tax; tỷ trọng tài sả cố định có tác động (-) đến HQKD. Công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao thì HQKD thấp do các công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến được HQKD; yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động mạnh đến yếu tố HQKD ở một số lĩnh vực sau: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc lá.

- Vào năm 2010, Onaolapo & Kajola thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQKD. Nghiên cứu của tác giả cũng giống những nghiên cứu trước đó của Weixu, Dimitris Margaritis & Maria Psillakivaf chỉ nghiên cứu biến HQKD dước góc độ tài chính, được đại diện bởi chỉ số ROA, ROE. Yếu tố tác động cũng tương tự, gồm: Size, Tang, Growth, vòng quay tài sản (Turn), số năm thành lập của công ty (Age), ngành nghề kinh doanh (Indust). Dữ liệu nghiên cứu gồm 30 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ nợ tác động âm (-) với HQKD; Turn tác động dương (+) tới ROA, ROE; Size và Age tác động dương (+) đến ROE; Tang tác động âm (-) tới ROA, tức là công ty có tỷ lệ TSCĐ càng cao thì hiệu HQKD càng thấp; yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến HQKD.

- Skandalis & Liargovas (2005) thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: trường của Hy Lạp” vào năm 2005. Hai ông đã khảo sát 102 công ty thuộc 15 ngành công nghiệp trên sàn chứng khoán Athens. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo bằng ROA, ROE, ROS. Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được chia làm 2 loại: (1) các yếu tố tài chính gồm: cơ cấu vốn (Leverage): được đo bằng tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản; tính thanh khoản (Liquidity): được đo bằng tỉ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn; tỉ lệ vốn (Capitalization): được đo bằng tỉ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản; đầu tư ròng (Net_investment): được đo bằng tỉ lệ đầu tư ròng trên tổng tài sản; (2) các yếu tố phi tài chính gồm: quy mô của doanh nghiệp (Size): được đo bằng số lượng nhân viên trong công ty; tuổi của doannh nghiệp (Age): được đo bằng số năm thành lập công ty; vị trí của công ty (Location): là biến giả, nếu doanh nghiệp nằm ở 2 thành phố lớn của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)