Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 51 - 55)

thủy sản tại Khánh Hòa

Nhờ thiên nhiên ưu đãi, Khánh Hòa có điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản, trong đó có ngành công nghiệp CBTS, do đó Khánh Hòa là tỉnh có ngành CBTS phát triển khá mạnh trong cả nước. Những năm gần đây, mặc dù liên tục gặp nhiều khó khăn nhưng ngành CBTS của tỉnh không ngừng phát triển, góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh nhà. Cho đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng trên 30 DN xuất khẩu thủy sản. Trong đó, 23 DN xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa có qui mô lớn, số còn lại có quy mô vừa và nhỏ, hơn 25 nhà máy đông lạnh và tổng công suất cấp đông là 400 tấn/ngày, 4 nhà máy được cấp code xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, 11 nhà máy được cấp giấy chứng nhận HACCP (hệ thống phân tích, xác định và tổ chức

kiểm soát các mối nguy hiểm trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm) và nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn xuất khẩu cho thị trường các nước trên thế giới.

Hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản trên thị trường thế giới ngày càng gia tăng, các công ty CBTS xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên việc có đủ nguồn nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu là một vấn đề bức xúc đối với các DN hiện nay. Trước tình hình này, hầu hết các DN CBTS Khánh Hòa đều tự tổ chức mạng lưới mua nguyên liệu khắp nơi trong cả nước và thậm chí nhập nguyên liệu từ nước ngoài về như cá bò da, cá hồi, cá đen, cá ngừ đại dương, tôm chân trắng, mực... vì nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đáng kể. Do đó giá sản phẩm thủy sản tăng từ 10 đến 15% và giá mua nguyên liệu cũng tăng tương ứng (Phan Thị Dung, 2014)

Về cơ cấu sản phẩm, mặt hàng xuất khẩu thủy sản chính của Khánh Hòa chủ yếu hiện nay vẫn là các sản phẩm đông lạnh (cá, tôm, mực, ghẹ), sản phẩm chế biến khô (mực khô, cá khô, ruốc khô), sản phẩm sống và tươi sống (tôm hùm, cá mú, cá ngừ đại dương), sản phẩm đồ hộp đã đầu tư tại 5 đơn vị, tuy nhiên trong thời gian qua sản lượng chưa đáng kể, chưa phát huy được hiệu suất đầu tư. Hàng thủy sản chế biến đông lạnh là hàng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản; trong đó nhiều nhất là cá nguyên con và phi lê đông lạnh. Tiếp đến tôm, mực chế biến các dạng đông lạnh. Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2014, mặt hàng xuất khẩu tôm tăng 52,8% đạt giá trị 2,34 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Riêng tăng trưởng xuất khẩu tôm chân trắng đạt mức rất cao, tăng 100,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,39 tỷ USD, trong khi xuất khẩu tôm sú duy trì mức tăng nhẹ (10,3%), đạt 806,4 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm đã góp phần quan trọng để duy trì nhịp độ tăng trưởng khá trong xuất khẩu thủy sản của toàn ngành, khi vẫn còn nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác có xu hướng giảm. Các mặt hàng cua, ghẹ cũng được chế biến nhiều dạng như nguyên con, ghẹ mãnh, ghẹ thịt rất phong phú. Các mặt hàng đông lạnh vẫn còn chế biến nhiều ở dạng block, các dạng chế biến tinh, hàng giá trị gia tăng đã phát triển mạnh trong thời gian qua, tuy nhiên cũng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 25-30% sản lượng đông lạnh chung, đây cũng là một vấn đề cần phải quan tâm trong thời gian tới.

Về cơ cấu thị trường, qua theo dõi sản phẩm thủy sản của Khánh Hòa cũng mang những đặc thù chung của cả nước và chịu những chi phối chung của những biến động về tình hình thủy sản xuất khẩu thế giới, về giá cả, rào cản kỹ thuật... Thị trường xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa tập trung chủ yếu vào các thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu, Nga, Đông Âu, Úc, Châu Phi, Trung Đông... 6 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã đạt 1,09 tỷ USD. EU đứng vị trí thứ hai với giá trị xuất khẩu vào thị trường này đạt 855,7 triệu USD, tăng khá ở mức 28,2%, tiếp đến là thị trường Nhật Bản đạt 678,8 triệu USD, tăng nhẹ 3,4%. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu có mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm 2013, tới 51,6%, đạt 379,8 triệu USD. Ngoài ra, một số thị trường quan trọng khác cũng có mức tăng khá như Trung Quốc và Hồng Kông (tăng 25,4%), Australia (tăng 31,6%), Canađa (36,8%) và ASEAN (17,5%)

Về công nghệ, Khánh Hòa được đánh giá là địa phương phát triển khá tốt theo kịp với sự phát triển chung của thị trường. Với yêu cầu chất lượng sản phẩm phải nâng cao phù hợp thị trường xuất khẩu, các DN phải nhanh nhạy thích nghi đầu tư nhiều thiết bị mới. Các DN như: Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17, Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang, Công ty TNHH Trúc An, Công ty TNHH Thủy sản Nha Trang, Công ty TNHH Hải Vương, Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam, Công ty TNHH Phillip Sefood Việt Nam... đã đầu tư nhiều thiết bị mới phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay như thiết bị nhập nguyên liệu, rửa nguyên liệu, phân cờ, luộc, cấp đông rời qua băng truyền tự động...

Những năm gần đây, mặc dù liên tục gặp nhiều khó khăn nhưng ngành CBTS của tỉnh không ngừng phát triển, góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh nhà. Cho đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng trên 30 DN xuất khẩu thủy sản trong tổng số hơn 100 DN thủy sản. Trong đó, 23 DN xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa có qui mô lớn, số còn lại có quy mô vừa và nhỏ, hơn 25 nhà máy đông lạnh và tổng công suất cấp đông là 400 tấn/ngày, 4 nhà máy được cấp code xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, 11 nhà máy được cấp giấy chứng nhận HACCP (hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy hiểm trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm) và nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn xuất khẩu cho thị trường các nước trên thế giới. (Nguồn: Báo Khánh Hòa online, 2014).

Bảng 3.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Đơn vị tính: 1000USD Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Bình quân Giá trị XKTS 229.685 273.826 253.850 278.856 326.130 356.770 421.017 11% Tổng giá trị XK 358.667 388.294 477.700 682.567 921.789 1.121.326 1.055.486 20% % giá trị XKTS 64% 71% 53% 41% 35% 32% 40% Số lượng TSXK (tấn) 56.957 61.373 55.289 59.865 56.459 64.321 68.68 3%

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa) Hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản trên thị trường thế giới ngày càng gia tăng, các công ty CBTS xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên việc có đủ nguồn nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu là một vấn đề bức xúc đối với các DN hiện nay. Trước tình hình này, hầu hết các DN CBTS Khánh Hòa đều tự tổ chức mạng lưới mua nguyên liệu khắp nơi trong cả nước và thậm chí nhập nguyên liệu từ nước ngoài về như cá bò da, cá hồi, cá đen, cá ngừ đại dương, tôm chân trắng, mực... vì nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đáng kể. Do đó giá sản phẩm thủy sản tăng từ 10 đến 15% và giá mua nguyên liệu cũng tăng tương ứng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã trình bày về đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến thủy sản, vị trí, vai trò của ngành CBTS đặc biệt là tổng quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CBTS tại Khánh Hòa để có cái nhìn tổng quát hơn về ngành chế biến thủy sản tại Khánh Hòa.

CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)