Đánh giá, nhận định kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 83)

Biến Tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong cả 2 mô hình, với mức ý nghĩa 1% ở cả 2 mô hình ROA và mô hình ROE. Theo kết quả biến Tốc độ tăng trưởng trong mô hình ROA có tác động yếu hơn so với trong mô hình ROE. Kết quả hồi quy cho thấy, các công ty có tốc độ tăng trưởng lớn, có xu hướng tăng Hiệu quả hoạt động nhờ doanh thu tăng trưởng. Qua khảo sát các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa, một nhóm các doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng cao, thường có khuynh hướng có hiệu quả hoạt động cao như Công Ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods, Công Ty TNHH Hùng Dũng, Công Ty TNHH Hải Sản Bền Vững, Công Ty TNHH Hải Vương ….; bên cạnh đó cũng có một nhóm các công ty như Công ty TNHH Hải Hồng, Công ty TNHH Thuỷ Sản Hải Long Nha

Trang, Công Ty Cổ Phần Vịnh Nha Trang … mặc dùng có doanh thu tăng trưởng rất tốt, nhưng hiệu quả hoạt động thấp, do các doanh nghiệp này có doanh thu qua các năm thấp.

Biến Quy mô doanh nghiệp có tác động dương đến Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đối với cả hai mô hình với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho kết quả tương đồng với nghiên cứu của Weixu (2005), Zeitun & Titan (2007), Onaolapo & Kajola (2010)… đã chứng minh mối quan hệ đồng biến giữa nhân tố Quy mô doanh nghiệp và Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Kết quả trên được lý giải là do các doanh nghiệp có quy mô lớn với tiềm lực tài chính mạnh sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu lớn với các đối tác nước ngoài.

Biến Cơ cấu vốn có tác động âm đến Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong cả 2 mô hình với mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, biến Cơ cấu vốn trong mô hình ROE tác động đến Hiệu quả hoạt động mạnh hơn so với trong mô hình ROA, thể hiện thông qua giá trị hệ số Beta = -0,012 và Beta = -0,043. Các công ty có Cơ cấu vốn cao, có khuynh hướng có hiệu quả hoạt động thấp. Qua số liệu khảo sát các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa, hầu hết các công ty có Cơ cấu vốn cao thường có Hiệu quả hoạt động thấp như Công Ty TNHH Một Thành Viên Hoàng Long Nhị, Công Ty TNHH Huy Quang, Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang.

Tính thanh khoản có tác động đến Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong mô hình ROA với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Skandalis & Liargovas (2005). Qua khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa có ROA khá cao thì có Tính thanh khoản cao như Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam, Công Ty Cổ Phần Cafico Việt Nam, Công Ty TNHH Hải Vương, Công Ty Cổ Phần Đại Thuận, Công Ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods…

Biến Vòng quay tổng tài sản có tác động đến Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong mô hình ROA với mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Onaolapo Kaijola (2010). Qua khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa có ROA khá cao thì có Vòng quay tổng tài sản cao như Công Ty Cổ Phần Cafico Việt Nam, Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam, Công Ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trên cơ sở lý thuyết ở chương 1 và phương pháp nghiên cứu cụ thể ở chương 2, trong chương 4 tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa; và trước khi phân tích kiểm định mô hình lý thuyết, tác giả đã phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan; và cuối cùng là phân tích hồi quy để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.

CHƯƠNG 5 - MỘT SỐ GỢI Ý

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI KHÁNH HÒA 5.1 Gợi ý về chính sách

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng ta đã xác định được năm nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa, đó là Quy mô doanh nghiệp, Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, Cơ cấu vốn của doanh nghiệp, Tính thanh khoản, và Vòng quay tổng tài sản. Dựa vào kết quả nghiên cứu đã được chứng minh, tác giả mạnh dạng đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa như sau:

5.1.1 Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

Ngành CBTS có tốc độ tăng không đều, dao động từ -99,9% đến 348,6% và mức bình quân của các doanh nghiệp là trên 20%. Ngoài ra, theo kết quả hồi quy biến Tốc độ tăng trưởng tác động đồng biến đến Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa. Do đó, để tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa, cần tăng tốc độ tăng trưởng. Để thực hiện được đều này, doanh nghiệp cần thực hiện một số nột dung sau:

- Nghiên cứu mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới nhất là thị trường trong khu vực và trên thế giới, nhằm tăng cường mức độ quảng bá thương hiệu và tăng tốc độ tăng trưởng.

- Phát triển nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm CBTS.

- Tiếp tục đầu tư và phát triển hệ thống phân phối tại thị trường nội địa cũng như trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng và phát triển chuổi cung ứng nhằm nâng cao chất lượng săn phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế thương mại của thế giới.

5.1.2 Điều chỉnh cơ cấu vốn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và diễn biến nền kinh tế thế giới trong thời kỳ hội nhập diễn biến nền kinh tế thế giới trong thời kỳ hội nhập

Kết quả thống kê cho thấy ngành CBTS Khánh Hòa có tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn ở mức khá cao, trung bình chung của các doanh nghiệp là trên 2,7 lần. Các doanh nghiệp có cơ cấu vốn quá cao hầu hết có tỷ số ROA và ROE thấp và ngược lại. Điều

này cho thấy, xây dựng một mức cơ cấu vốn tối ưu là điều rất bức thiết đối với các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa.

Còn theo kết quả phân tích hồi quy, ở cả hai mô hình ROA và ROE, cơ cấu vốn đều tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa.

Theo lý thuyết quản trị tài chính, cụ thể là phương trình Dupont, ta có mối quan hệ giữa ROA và ROE như sau (Brigham E. F. & Houston J. F., 2012):

ROE = ROA x Tổng tài sản / Vốn CSH Hay ROE = ROA x (1 + D/E)

Trong đó: D/E là tỷ lệ nợ trên vốn CSH

Theo phương trình trên ta có thế gia tăng ROE bằng cách: tăng ROA hoặc tăng mức độ sử dụng nợ. Trong đó, việc gia tăng ROA luôn là giải pháp tốt hơn so với tăng mức độ sử dụng nợ vì: (1) việc gia tăng ROA có lợi cho cả nhà đầu tư, người cho vay và cả doanh nghiệp, và (2) nếu chỉ gia tăng mức độ sử dụng nợ thì doanh nghiệp sẽ đối diện với rủi ro mất thanh khoản, tệ hơn là trình trạng phá sản.

Cơ cấu vốn tối ưu là phải phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và tình hình diễn biến của nền kinh tế. Để điều chỉnh được mức cơ cấu vốn tối ưu, nên căn cứ vào các điều kiện sau:

- Dựa vào vị thế tài chính của doanh nghiệp: vị thế tài chính của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trong những giai đoạn khó khăn của chính doanh nghiệp mình hay lúc nền kinh tế gặp khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp có sức mạnh tài chính, thương hiệu vững vàng, dễ dàng huy động vốn trong trường hợp khẩn cấp thì có thể duy trì tỷ lệ nợ cao và ngược lại.

- Dựa vào thuế suất thu nhập doanh nghiệp: Trong thực hành kinh doanh, một lợi thế của việc sử dụng vốn vay là tiết giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp. Người ta nói rằng vốn vay đã tạo ra một “Lá chắn thuế ” cho doanh nghiệp, nhờ đó tạo nên hiệu quả kinh doanh nói chung là cao hơn so với chỉ sử dụng vốn của chính doanh nghiệp, hay còn gọi là vốn chủ sở hữu. Vì vậy, thuế suất bị áp dụng càng cao thì doanh nghiệp nên duy trì tỷ lệ nợ cao.

- Dựa vào mức độ rủi ro kinh doanh của từng doanh nghiệp: về mặt lý thuyết, rủi ro càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. Bên cạnh đó, nếu xem xét với cơ cấu vốn thì các doanh nghiệp có hệ số rủi ro càng cao nên duy trì tỷ lệ nợ càng thấp và ngược lại.

- Dựa vào tình trạng của nền kinh tế: khi nền kinh tế gặp khó khăn hay đang trong tình trạng giảm phát, tình hình này ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn của doanh nghiệp. Trong giai đoạn kinh tế giảm phát, các thông tin như chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước, các ngành hàng hạn bị chế cho vay, sự thu hẹp thị trường xuất khẩu ra nước ngoài, tỷ giá ngoại tệ và giá dầu thế giới biến động… doanh nghiệp cần xem xét để có kế hoạch đối phó, đặc biệt các doanh nghiệp CBTS xuất khẩu. Các doanh nghiệp thâm dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn và khó tìm được nguồn tài trợ mới. Trong thời điểm này, việc cần làm của các doanh nghiệp là lựa chọn chiến lược huy động vốn thích hợp như: tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, tìm nguồn tài trợ thông qua hình thức tìm đối tác đầu tư thông qua liên doanh liên kết… như vậy có thể tận dụng nguồn vốn, bí kiếp công nghệ, kinh nghiệm quản lý và điều hành.

5.1.3 Duy trì tính thanh khoản hợp lý

Trong quan hệ thanh toán, hầu hết các doanh nghiệp đều có xu hướng thực hiện việc tài trợ vốn thông qua vay nợ ngắn hạn. Vấn đề đặt ra là liệu DN có khả năng thanh toán và thanh toán đúng hạn các khoản nợ? Đây là câu hỏi, không chỉ bản thân doanh nghiệp mà các ngân hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, ... cũng rất quan tâm. Tính thanh khoản luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không có khả năng thanh khoản cũng đồng nghĩa với không còn khả năng để hoạt động và doanh nghiệp sẽ rơi vào đình trệ, phá sản. Theo kết quả nghiên cứu định lượng thông qua phân tính hồi quy, tính thanh khoản tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa, nên muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cần phải duy tính thanh khoản hợp lý và ổn định, cụ thể như sau:

- Quản trị vốn lưu động: đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để đảm bảo tính thanh khoản tốt, điều đầu tiên là phải quản trị vốn lưu động tốt. Để quản trị vốn lưu động, doanh nghiệp cần chú ý tới những thay đổi trong vốn luôn chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, các bộ phận cấu thành vốn lưu động của doanh nghiệp nên được xem xét và quản lý chặc chẽ như sau:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: để dự phòng những tình huống xấu và đảm bảo năng lực thanh toán cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa nên duy trì một lượng tiền mặt ở mức lớn hơn so với mức tiền mặt trong điều kiện kinh tế sản xuất ổn định.

+ Các khoản phải thu: để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn, các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa cần hạn chế số dư nợ, khoản phải thu cao, tăng cường thu hồi nợ, thực hiện chính sách chiết khấu thương mại, thực hiện bao thanh toán khi cần thiết, cũng như đánh giá phân loại khách hàng để sớm có chính sách đối phó.

+ Tồn kho: hàng tồn kho là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữ trong kho. Có 3 lý do chính khiến các doanh nghiệp phải có nhu cầu về hàng tồn kho.

Một là, độ trễ về thời gian trong chuỗi cung ứng, từ người cung ứng đến người sử dụng ở mọi khâu, đòi hỏi doanh nghiệp phải tích trữ một lượng hàng nhất định để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người mua.

Hai là, những bất trắc nhất định trong nguồn cung, nguồn cầu, trong giao nhận hàng khiến doanh nghiệp muốn trữ một lượng hàng nhất định để dự phòng. Trong trường hợp này, hàng tồn kho giống như một cái giảm shock.

Ba là, để khai thác tính kinh tế nhờ quy mô. Nếu không có hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt động logistics để nhận hay giao hàng. Điều này khiến cho chi phí logistics tăng lên. Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn trữ hàng đợi đến một lượng nhất định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí logistics.

Việc kiểm soát lượng hàng tồn kho sao cho vừa đủ tại mỗi thời điểm là điều rất cần thiết. Nếu lượng tồn kho không đủ thì doanh nghiệp có thể gặp những khó khăn nhất định vì 3 lý do trên. Nhưng nếu lượng tồn kho nhiều quá thì doanh nghiệp sẽ tốn chi phí để lưu hàng và chậm thu hồi vốn.

Khoản tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Rút ngắn thời gian hàng lưu kho, kiểm soát tồn kho cẩn thận và chấp nhận bán hòa vốn hàng tồn kho khi quá mùa vụ để giảm hàng tồn kho, tăng lượng tiền mặt là điều cần thực hiện. Nếu gặp thời kỳ khó khăn, một khi doanh nghiệp nhận ra mình không có đủ tiền để thanh toán các hóa đơn, đến hạn, nhiệm vụ đầu tiên là giảm tỷ lệ suy giảm tiền mặt ngay lập tức bằng những cách sau:

(1) Thực hiện giảm các khoản chi phí không cần thiết đến mức thấp nhất như chi phí thuê mướn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng…

(2) Đẩy nhanh tiến độ thanh toán hợp đồng thực hiện với khách hàng, có chính sách ưu đãi cho khách hàng thanh toán sớm và đều đặng để đảm bảo dòng tiền mặt cho doanh nghiệp.

(3) Những tài sản không còn được sử dụng cho các mục đích sinh lời, phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung cần được thanh lý. Chỉ đầu tư, trang bị cho những tài sản như nhà cửa, thiết bị và dụng cụ sản xuất.. phục vụ cho mục đích sinh lời.

(4) Các khoản tiền bị rút ra khỏi doanh nghiệp cho những mục đích không liên quan đến hoạt động kinh doanh cần được giám sát và quản lý chặc chẽ.

(5) Đàm phán để có điều khoản kéo dài thời hạn thanh toán với nhà cung cấp. (6) Định kỳ xem xét các yếu tố lợi nhuận đối với các sản phẩm và dịch vụ khác nhau của doanh nghiệp. Đánh giá xem nơi nào có thể tăng giá trị sản phẩm dịch vụ nhằm duy trì hoặc nâng cao doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp.

(7) Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên, phải có kế hoạch thu hồi vốn nhanh, ưu tiên cho các dự án ngắn hạn, an toàn, hiệu quả và thu hồi tiền nhanh.

- Nợ ngắn hạn: là một bộ phận cấu thành của tính thanh khoản. Doanh nghiệp nên chuyển đổi nợ không thường xuyên thành các khoản nợ thường xuyên bằng cách ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp, đây là điều rất cần thiết vì doanh nghiệp sử dụng mà không cần trả phí sử dụng vốn.

Mặc khác để giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn hiện tại, doanh nghiệp phải tích cực thu hồi các khoản phải thu và dự trữ hàng tồn kho thích hợp, lúc đó doanh nghiệp mới có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)