Kết quả phân tích hồi quy ROA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 78 - 81)

Hệ số R là 0,807 nằm ở mức 0,7 < R < 0,9 nên mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là tương quan chặt chẽ. Hệ số Adjusted R square cho thấy độ tương thích của mô hình là 64,0%, nói cách khác 64,0% biến thiên của biến phụ thuộc (Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản) được giải thích bởi các biến VQT, QMO, TTK, CCV, TDT, TLT, chứng tỏ kết quả dữ liệu thu thập được giải thích khá tốt cho mô hình.

Bảng 4.9: Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ROA Mô hình (Model) Hệ số R Hệ số R2 (R Square) Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square)

Sai số chuẩn của ước lượng (Std. Error of the Estimate)

1 0,807a 0,651 0,640 0,0611145

a. Predictors: (Constant), VQT, QMO, TTK, CCV, TDT, TLT b. Dependent Variable: ROA

Sau khi xây dựng mô hình hồi quy, điều quan trọng là kiểm định mô hình đã xây dựng có đáng tin cậy hay không. Tác giả tiến hành kiểm định F, kết quả của kiểm định như sau:

Bảng 4.10: Các chỉ số kiểm định mô hình ROA

Mô hình (Model) Tổng bình phương (Sum of Squares) Bậc tự do (df) Trung bình bình phương (Mean Square) F Mức ý nghĩa (Sig.)

Hồi quy (Regression) 1.350 6 0,225 60,219 0,000a

Phần dư (Residual) 0,725 194 0,004

1

Tổng cộng (Total) 2,074 200

a. Yếu tố dự báo: Hằng số, VQT, QMO, TTK, CCV, TDT, TLT b. Biến phụ thuộc: ROA

Phân tích ANOVA cho thấy hệ số Sig. = 0, chứng tỏ rằng mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp với các dữ liệu thu thập được.

Các thành phần của mô hình ROA được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ROA Hệ số chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients) Hệ số chuẩn hóa (Standardized Coefficients) Thống kê đa cộng tuyến (Collinearity Statistics) Mô hình

(Model) B Error Std. Beta t

Mức ý nghĩa

(Sig.) (Tolerance) Hệ số tải

Hệ số phóng đại (VIF) Hằng số -0,270 0,063 -4,259 0,000 QMO 0,012 0,003 0,206 4,542 0,000 0,878 1,139 TDT 0,054 0,012 0,372 4,369 0,000 0,248 4,027 CCV -0,012 0,002 -0,439 -8,017 0,000 0,600 1,668 TTK 0,010 0,005 0,089 2,050 0,042 0,957 1,044 TLT -0,009 0,037 -0,021 -0,234 0,815 0,233 4,292 1 VQT 0,007 0,004 0,077 1,773 0,078 0,967 1,034

a. Dependent Variable: ROA

Để kiểm định mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không, tác giả tiến hành sử dụng phần mềm SPSS 18.0 thông qua hệ số VIF. Kết quả cho thấy, các hệ số VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, vì vậy theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Mô hình đề xuất trên cho thấy đó là một mô hình phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Có năm trong sáu giả thuyết đều được chứng minh.

*Giả thuyết 1 về mối quan hệ một tiêu cực giữa Cơ cấu vốn và Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản được chứng minh với mức ý nghĩa thống kê 1%. Từ kết quả này, khi Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp tăng lên thì một sự suy giảm về Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có thể xảy ra.

*Giả thuyết 2 về mối quan hệ tích cực giữa Tính thanh khoản và Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản được chứng minh với mức ý nghĩa thống kê 5%. Từ kết quả này, khi Tính thanh khoản của các doanh nghiệp tăng lên thì một sự gia tăng về Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp cũng có thể mong đợi.

*Giả thuyết 3 về mối quan hệ tiêu cực giữa Tỷ lệ tài sản cố định và Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản chưa được chứng minh (không có ý nghĩa thống kê).

*Tương tự, giả thuyết 4 về mối quan hệ tích cực giữa Quy mô doanh nghiệp và Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản được chứng minh với mức ý nghĩa thống kê 1%. Từ kết quả này, khi Quy mô doanh nghiệp của các doanh nghiệp tăng lên thì một sự gia tăng về Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp cũng có thể mong đợi.

*Giả thuyết 5 về mối quan hệ tích cực giữa Tốc độ tăng trưởng và Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản được chứng minh với mức ý nghĩa thống kê 5%. Từ kết quả này, khi Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tăng lên thì một sự gia tăng về Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản cũng có thể mong đợi.

*Giả thuyết 6 về mối quan hệ tích cực giữa Vòng quay vốn và Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản được chứng minh với mức ý nghĩa thống kê 10%. Từ kết quả này, khi Vòng quay vốn của các doanh nghiệp tăng lên thì một sự gia tăng về Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản cũng có thể mong đợi.

Như vậy, bằng cách tích hợp sáu giả thuyết, mô hình đề xuất gồm sáu giai đoạn để đo các nhân tố ảnh hưởng đến Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản hoàn thành. Quy mô doanh nghiệp, Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, Tính thanh khoản, Vòng quay tổng tài sản tác động tích cực đến Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản. Và Cơ cấu vốn của doanh nghiệp tác động tiêu cực đến Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản. Cụ thể, mô hình hồi quy tuyến tính có thể viết như sau:

ROA = -0,270 + 0,012 * QMO + 0,054 * TDT - 0,012 * CCV + 0,010 * TTK + 0,007 * VQT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân tố Tốc độ tăng trưởng là nhân tố tác động tích cực và mạnh nhất đến Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản với hệ số Beta = 0,054. Nhân tố Quy mô doanh nghiệp có hệ số Beta = 0,012 tác động tích cực đến Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản. Nhân tố Cơ cấu vốn doanh nghiệp có hệ số Beta = -0,012 tác động tiêu cực đến Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản. Tiếp theo, nhân tố Tính thanh khoản có hệ số Beta = 0,010 tác động tích cực đến Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản. Cuối cùng, nhân tố Vòng quay tổng tài sản có hệ số Beta = 0,007 tác động tích cực đến Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản. Do tác động của tất cả các nhân tố này là tương đương nhau. Như vậy, tất cả các nhân tố trên đều là nhân tố quan trọng và là nhân tố được chú ý tác động đến Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 78 - 81)