Điều chỉnh cơ cấu vốn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 86 - 88)

diễn biến nền kinh tế thế giới trong thời kỳ hội nhập

Kết quả thống kê cho thấy ngành CBTS Khánh Hòa có tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn ở mức khá cao, trung bình chung của các doanh nghiệp là trên 2,7 lần. Các doanh nghiệp có cơ cấu vốn quá cao hầu hết có tỷ số ROA và ROE thấp và ngược lại. Điều

này cho thấy, xây dựng một mức cơ cấu vốn tối ưu là điều rất bức thiết đối với các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa.

Còn theo kết quả phân tích hồi quy, ở cả hai mô hình ROA và ROE, cơ cấu vốn đều tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa.

Theo lý thuyết quản trị tài chính, cụ thể là phương trình Dupont, ta có mối quan hệ giữa ROA và ROE như sau (Brigham E. F. & Houston J. F., 2012):

ROE = ROA x Tổng tài sản / Vốn CSH Hay ROE = ROA x (1 + D/E)

Trong đó: D/E là tỷ lệ nợ trên vốn CSH

Theo phương trình trên ta có thế gia tăng ROE bằng cách: tăng ROA hoặc tăng mức độ sử dụng nợ. Trong đó, việc gia tăng ROA luôn là giải pháp tốt hơn so với tăng mức độ sử dụng nợ vì: (1) việc gia tăng ROA có lợi cho cả nhà đầu tư, người cho vay và cả doanh nghiệp, và (2) nếu chỉ gia tăng mức độ sử dụng nợ thì doanh nghiệp sẽ đối diện với rủi ro mất thanh khoản, tệ hơn là trình trạng phá sản.

Cơ cấu vốn tối ưu là phải phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và tình hình diễn biến của nền kinh tế. Để điều chỉnh được mức cơ cấu vốn tối ưu, nên căn cứ vào các điều kiện sau:

- Dựa vào vị thế tài chính của doanh nghiệp: vị thế tài chính của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trong những giai đoạn khó khăn của chính doanh nghiệp mình hay lúc nền kinh tế gặp khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp có sức mạnh tài chính, thương hiệu vững vàng, dễ dàng huy động vốn trong trường hợp khẩn cấp thì có thể duy trì tỷ lệ nợ cao và ngược lại.

- Dựa vào thuế suất thu nhập doanh nghiệp: Trong thực hành kinh doanh, một lợi thế của việc sử dụng vốn vay là tiết giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp. Người ta nói rằng vốn vay đã tạo ra một “Lá chắn thuế ” cho doanh nghiệp, nhờ đó tạo nên hiệu quả kinh doanh nói chung là cao hơn so với chỉ sử dụng vốn của chính doanh nghiệp, hay còn gọi là vốn chủ sở hữu. Vì vậy, thuế suất bị áp dụng càng cao thì doanh nghiệp nên duy trì tỷ lệ nợ cao.

- Dựa vào mức độ rủi ro kinh doanh của từng doanh nghiệp: về mặt lý thuyết, rủi ro càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. Bên cạnh đó, nếu xem xét với cơ cấu vốn thì các doanh nghiệp có hệ số rủi ro càng cao nên duy trì tỷ lệ nợ càng thấp và ngược lại.

- Dựa vào tình trạng của nền kinh tế: khi nền kinh tế gặp khó khăn hay đang trong tình trạng giảm phát, tình hình này ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn của doanh nghiệp. Trong giai đoạn kinh tế giảm phát, các thông tin như chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước, các ngành hàng hạn bị chế cho vay, sự thu hẹp thị trường xuất khẩu ra nước ngoài, tỷ giá ngoại tệ và giá dầu thế giới biến động… doanh nghiệp cần xem xét để có kế hoạch đối phó, đặc biệt các doanh nghiệp CBTS xuất khẩu. Các doanh nghiệp thâm dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn và khó tìm được nguồn tài trợ mới. Trong thời điểm này, việc cần làm của các doanh nghiệp là lựa chọn chiến lược huy động vốn thích hợp như: tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, tìm nguồn tài trợ thông qua hình thức tìm đối tác đầu tư thông qua liên doanh liên kết… như vậy có thể tận dụng nguồn vốn, bí kiếp công nghệ, kinh nghiệm quản lý và điều hành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)