Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 26)

1.5.1 Cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn là sự kết hợp số lượng nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Cơ cấu vốn được đo bằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), nó cho thấy việc kinh doanh của công ty đang phải vay tiền nhiều hay ít. Nợ không phải lúc nào cũng xấu, nó có thể làm tăng lợi nhuận cho cổ đông nhờ sử dụng lợi ích của lá chắn thuế.

Năm 1963, M&M tiếp tục nối tiếp công trình vĩ đại này, nghiên cứu mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị của doanh nghiệp trong sự ảnh hưởng của thuế. Lý thuyết M&M cho rằng, trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ cấu vốn liên quan đến giá trị của doanh nghiệp (Modigliani & Miller, 1963). Vì lãi vay là một khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, việc sử dụng nợ tạo nên một khoản lợi ích, hay

nói khác hơn là tạo nên một tấm chắn thuế. Tấm chắn thuế này thường được tính bằng một phép nhân giữa thuế suất biên tế và lãi vay. Ưu điểm của việc sử dụng nợ là có thể tiết kiệm được thuế bởi vì chi phí nợ là chi phí được khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, chi phí vốn chủ sở hữu không có được ưu điểm này vì cổ tức là yếu tố chi phí sau thuế. Chính vì vậy, giá trị doanh nghiệp được tăng lên khi sử dụng nợ vay nhờ lợi ích của tấm chắn thuế.

Với lợi thế tương đối của nợ, việc vay nợ sẽ là một hành vi khôn ngoan nếu như doanh nghiệp có đủ khả năng để trả nợ. Tuy nhiên, không phải vì lợi ích này mà gia tăng tỉ lệ nợ trong cơ cấu vốn. Khi một doanh nghiệp bắt đầu vay nợ, doanh nghiệp có lợi thế về thuế. Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về thuế sẽ làm cho chi phí vốn bình quân giảm khi nợ tăng. Hơn nữa, khi tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu tăng, chi phí nợ cũng tăng bởi khả năng doanh nghiệp ko trả được nợ là cao hơn. Công ty có tỷ lệ nợ cao có nguy cơ phá sản nếu ko thể trả nợ, công ty cũng không thể tìm được nguồn vốn mới trong tương lai. Đó là nhược điểm của việc sử dụng nợ vay. Đặc biệt, trong thời kỳ suy thoái, khi mà lãi suất tăng cao còn việc kinh doanh khó khăn, việc vay nợ là vô cùng nguy hiểm. Các công ty có tỷ lệ nợ cao dễ bị tổn thương và gặp nguy hiểm (Safarova,2008). Chi phí gia tăng trong khi việc kinh doanh không tăng vọt, gánh nặng lãi vay sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Các nhà đầu tư sẽ ít mặn mà với các doanh nghiệp đang gặp khủng hoảng. Giá cổ phiếu giảm, khó tìm nguồn tài trợ mới, không thể duy trì và mở rộng sản xuất, làm cho lợi nhuận giảm thêm, dẫn đến giá cổ phiếu càng giảm. Đây là vòng tuần hoàn ác tính mà các doanh nghiệp có tỉ lệ nợ trên trung bình phải đối mặt khi nền kinh tế gặp khó khăn.

Như vậy, nên vay nợ như thế nào cho hợp lý, để tận dụng được ưu điểm của nợ mà vẫn tránh được khủng hoảng nếu nền kinh tế thay đổi. Lý thuyết đánh đổi cho rằng mỗi một công ty có một tỷ lệ nợ tối ưu cụ thể, xác định bởi sự cân bằng giá trị lợi nhuận biên của nợ . Theo lý thuyết này, mỗi công ty nên vay ở mức tiến dần đến cơ cấu vốn tối ưu (tối đa hóa lợi nhuận nhờ nợ vay và tấm chắn thuế).

Tóm lại, nợ có thể tác động tiêu cực hoặc tích cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tùy thuộc vào cơ cấu vốn của doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao hay thấp, ngành kinh doanh có chiếm dụng vốn nhiều hay không và đặc biệt tùy thuộc vào sự tình trạng của nền kinh tế thể hiện qua lãi suất.

1.5.2 Tính thanh khoản

Yếu tố quyết định khả năng trả nợ cho các công ty là tính thanh khoản của các tài sản công ty. Một tài sản có tính thanh khoản là một tài sản dễ dàng chuyển thành tiền mặt. Một món nợ có tính thanh khoản là khoản nợ sẽ phải thanh toán trong một tương lai gần. Một công ty có hệ số ngắn hạn thấp sẽ thiếu tính thanh khoản.

Trong quan hệ thanh toán, hầu hết các doanh nghiệp đều có xu hướng thực hiện việc tài trợ vốn thông qua vay nợ ngắn hạn. Vấn đề đặt ra là liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán và thanh toán đúng hạn các khoản nợ? Đây là câu hỏi không chỉ bản thân doanh nghiệp mà các ngân hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, ... cũng rất quan tâm. Tính thanh khoản thể hiện khả năng trả nợ bằng tiền hoặc các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 12 tháng của doanh nghiệp. Nó được đo bằng khả năng thanh toán hiện hành (tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn). Tính thanh khoản cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng và khả năng quản lý vốn lưu động của công ty.

Về khía cạnh kinh tế tài chính, doanh nghiệp duy trì tính thanh khoản cao với hai mục đích: đầu cơ và phòng ngừa. Mục đích đầu cơ, công ty có thể sử dụng tài sản lưu động để đầu tư cho hoạt động tài chính khi các nguồn lực bên ngoài không có hoặc quá mắc. Mục đích dự phòng, tính thanh khoản cao sẽ cho phép công ty đối phó với các tình huống bất ngờ và duy trì hoạt động của mình trong thời gian doanh thu thấp.

Bên cạnh đó, Skandalis & Liargovas (2005) cho rằng một lượng vừa phải tài sản lưu động có thể thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, nhưng một lượng lớn tài sản lưu động có thế có hại nhiều hơn, vì nó cho thấy dòng tiền của công ty không đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp bị ứ đọng vốn. Tuy vậy, hiếm có doanh nghiệp nào giữ nhiều vốn lưu động trừ trường hợp đặc biệt.

Do vậy, tính thanh khoản có tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

1.5.3 Tỷ lệ tài sản cố định

Tỷ lệ tài sản cố định được đo bằng tỉ số tài sản cố định trên tổng tài sản, đo lường phạm vi tài sản cố định được tài trợ bởi vốn.

Một doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định hữu hình thì có khả năng vay nợ nhiều hơn do các ngân hàng thường đòi hỏi tài sản thế chấp. Tỷ lệ tài sản cố định cao có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng sử dụng đòn bẩy nợ cao, điều này có thể giúp

doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận khi nền kinh tế trong đà phát triển. Hơn nữa, tài sản cố định cũng bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông và chủ nợ tránh khỏi rủi ro khi công ty gặp nguy cơ phá sản (Onaolapo & Kajola, 2010).

Tuy nhiên, một tỷ lệ tài sản cố định cao cho thấy vốn lưu động thấp, các khoản phải thu thấp, tồn kho thấp và tiền mặt duy trì cũng thấp. Điều này làm hạn chế khả năng của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu tăng về sản phẩm và dịch vụ. Việc giảm tài sản hiện tại (tài sản cố định cao) sẽ làm giảm doanh số bán hàng, do giảm các nguyên vật liệu, chi phí bán hàng …dẫn đến làm giảm hiệu quả tổng thể (Skandalis & Liargovas, 2005). Hơn nữa, trong thời kỳ khủng hoảng, việc giữ nhiều tài sản cố định khiến doanh nghiệp bị thiếu vốn, khó linh hoạt thay đổi quy mô và cơ cấu để cải thiện hiệu quả hoạt động.

Vì vậy, tỉ lệ tài sản cố định có mối quan hệ âm với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.5.4 Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp được đo lường bằng quy mô của tổng tài sản, quy mô của doanh thu hoặc số lượng nhân viên trong doanh nghiệp (Skandalis & Liargovas, 2005). Mô hình lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô (hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô) cho thấy chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lượng sản phẩm. Lợi thế kinh tế theo quy mô có được bởi các lý do sau:

- Giảm thiểu chi phí cố định: chi phí cố định là các chi phí máy móc thiết bị và một số yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí cố định phụ thuộc vào doanh nghiệp có sản xuất hay không. Chi phí cố định không thay đổi theo mức sản lượng, nó bắt đầu từ những sản lượng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng. Vì vậy, khi sản lượng tăng, doanh nghiệp sẽ đạt được tính kinh tế theo quy mô. Vì chi phí cố định này có thể chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản phẩm và như vậy nó làm giảm chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm.

- Hiệu quả của tính chuyên môn hóa: khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng thì doanh nghiệp sẽ tăng thêm lao động và máy móc chuyên dụng. Mỗi công nhân có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc đó hiệu quả hơn. Đồng thời, do chuyên môn hóa nên việc đào tạo người lao động cũng tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo hơn. Tất cả những điều này góp phần làm giảm chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm.

- Hiệu quả của việc mua nguyên vật liệu và phụ tùng với số lượng lớn: Khi quy mô doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn nên sẽ mua nguyên vật liệu với số lượng lớn nên được chiết khấu, nhờ đó giảm chi phí.

Ngoài ra, quy mô công ty còn có thể tác động đến hiệu quả hoạt động theo nhiều cách. Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính. Họ có thể tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (dễ dàng huy động vốn hơn, mức vay cao hơn, lãi suất thấp hơn). Nhờ sức mạnh thương hiệu, uy tín, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm cao hơn, có nhiều phân khúc thị trường hơn,…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn cũng có nhược điểm, đó là với quy mô lớn, cơ cấu doanh nghiệp sẽ cồng kềnh hơn, quan liêu hơn, ít linh hoạt hơn. Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp khi môi trường kinh tế thay đổi, nó ngăn cản doanh nghiệp thích ứng nhanh với thị trường mới, từ đó giảm hiệu quả doanh nghiệp.

Vì vậy, quy mô của doanh nghiệp tác động dương hay âm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là còn tùy thuộc vào ngành kinh doanh, môi trường kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Theo Onaolapo và Kajola, biến quy mô của doanh nghiệp được đo bằng Logarith tự nhiên của tổng tài sản (2010).

1.5.5 Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng của công ty là tốc độ tăng doanh thu, được đo bằng doanh thu năm t trừ cho doanh thu năm t-1, tất cả chia cho doanh thu năm t-1.

Tốc độ tăng trưởng =

Các công ty có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng cao, vì các công ty tăng trưởng có thể tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình. Giải thích điều này là do tốc độ tăng trưởng cao của doanh nghiệp là một chỉ số tốt để dự đoán tương lai thành công. Do đó, cổ phiếu của các công ty này được nhà đầu tư đánh giá cao và hoạt động trong các năm tới của công ty cũng được các ngân hàng cho rằng lạc quan. Vì vậy, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng cao cũng giúp công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, đạt được hiệu quả theo quy mô, nên các khoản đầu tư này có lợi nhuận cao hơn.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tăng dần đều ngày càng tăng được lợi nhuận, trong khi các công ty có tốc độ tăng trưởng giảm dần dễ làm thiệt hại hợp đồng và cuối cùng thoát khỏi thị trường (Safarova, 2008).

Như vậy, tốc độ tăng trưởng của công ty tác động dương đến hiệu quả hoạt động. 1.5.6 Vòng quay tổng tài sản

Hiệu quả quản lý tài sản của một công ty có thế được đo bằng vòng quay tổng tài sản, được tính bằng tỉ lệ doanh thu trên tổng tài sản. Nó thể hiện tài sản của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp ở mức độ nào.

Vòng quay tài sản cao có nghĩa là một đồng tài sản đem lại nhiều doanh thu hơn. Điều này có nghĩa là lợi nhuận thu được nhiều hơn, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Do vậy, vòng quay tổng tài sản tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

1.5.7 Các nhân tố tác động khác 1.5.7.1 Môi trường kinh doanh 1.5.7.1 Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh chung là môi trường bao trùm lên mọi hoạt động của các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô như: chính trị, hệ thống pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ…Môi trường kinh doanh chung có ảnh hưởng lâu dài đến các doanh nghiệp và nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh sẽ dẫn đến biến động của thị trường cũng như các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ tác động và tính chất tác động của loại môi trường này khác nhau theo từng ngành, từng doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp một cách cách độc lập hoặc trong mối quan hệ liên kết với các nhân tố khác. Vai trò chủ yếu trong việc hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả sản xuất – kinh doanh là Nhà nước. Nhưng các doanh nghiệp cũng cần chủ động điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với tình hình thực tế, phải dự báo những thay đổi của môi trường và kiến nghị với Nhà nước giải quyết những vấn đề gây khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

1.5.7.2 Môi trường cạnh tranh

Nghiên cứu yếu tố môi trường cạnh tranh là nội dung quan trọng nhất trong quá trình kiểm soát môi trường bên ngoài. Đây là yếu tố gắn trực tiếp với mỗi doanh nghiệp và phần lớn các hoạt động của doanh nghiệp cũng như sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xảy ra trực tiếp tại đây.

Michael Porter trong tác phẩm “Cometitive Strategy” đã đề xuất mô hình 5 yếu tố cạnh tranh tạo thành bối cảnh cạnh tranh trong bất cứ ngành nào. Mô hình này bao gồm:

 Khách hàng

Doanh nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ trên thị trường. Trong mối quan hệ đó khách hàng có thể tạo ra áp lực đối với doanh nghiệp như đòi hỏi về giá và chất lượng, mẫu mã sản phẩm, điều kiện giao hàng, chiết khấu…Từ đó tác động không nhỏ đến lợi ích của nhà sản xuất. Khi người tiêu dùng yếu thế thì doanh nghiệp có cơ hội tăng giá và đạt lợi nhuận nhiều hơn.

 Người cung ứng

Người cung ứng được xem là sự đe dọa đối với doanh nghiệp khi họ có thể đẩy mức giá hàng cung cấp cho công ty lên, ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Các công ty thường xuyên liên hệ với các tổ chức cung ứng những nguồn hàng khác nhau như: vật tư thiết bị, nguồn lao động, vốn…Yếu tố làm tăng thế mạnh của các tổ chức cung ứng hàng hóa cũng tương tự như các yếu tố làm tăng thế mạnh của người tiêu dùng.

 Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là yếu tố quyết định tạo ra cơ hội hoặc mối đe dọa cho các doanh nghiệp. Nếu sự cạnh tranh trên là yếu thì các doanh nghiệp sẽ nâng giá nhằm thu lợi nhuận cao hơn và ngược lại nếu sự cạnh tranh là gay gắt thì sẽ dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt về giá và chất lượng, có nguy cơ làm giảm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khánh hòa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)