- Dựa trên lý thuyết về cơ cấu vốn của doanh nghiệp, cơ cấu vốn có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì tác động của cơ cấu vốn còn phụ thuộc vào tỷ lệ nợ cao hay thấp của doanh nghiệp, ngành kinh doanh có chiếm dụng vốn nhiều hay ít, và tình trạng nền kinh tế (thể hiện qua lãi suất). Còn theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm, cụ thể là nghiên cứu của Skandalis và Liargovas (2005), hai tác giả này cho rằng cơ cấu vốn tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H1 dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Skandalis và Liargovas (2005) như sau:
H1: cơ cấu vốn tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa
- Về lý thuyết và thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tính thanh khoản có thể giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh trong tình huống khó khăn về tài chính. Doanh nghiệp sẽ có nguy cơ dừng hoạt động hoặc hoạt động trì trệ nếu lượng tiền mặt hoặc tương đương tiền không đủ để trang trải cho các khoản chi thường xuyên như lương công nhân, chi phí mua nguyên vật liệu… Và theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm, cụ thể là nghiên cứu của Skandalis & Liargovas (2005) và Prasetyantoko & Parmono (2008), hai nghiên cứu này đã chứng minh mối quan hệ đồng biến giữa tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, tác
giả đề xuất giả thuyết H2 như sau:
Doanh thu Tổng tài sản Tài sản dài hạn Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
H2: tính thanh khoản tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa
- Đầu tư tài sản cố định để tăng năng suất là điều đương nhiên mà mỗi doanh nghiệp đều tiến hành khi mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, Skandalist và Liargovas (2005) cho rằng, tỉ lệ tài sản cố định cao sẽ khiến doanh nghiệp bị ứ động vốn, giảm nguồn lực để phát triển. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H3 dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Skandalis và Liargovas (2005) như sau:
H3: tỷ lệ tài sản cố định tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa
- Wei Xu cho rằng quy mô doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả họat động khi nghiên cứu các công ty ở Trung Quốc. Khi doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí nhờ lợi ích kinh tế theo quy mô. Hơn nữa, công ty quy mô lớn còn có lợi thế về thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính… có thể làm tăng hoạt động của công ty. Parasetyantoco và Parnomo (2008), cũng cho rằng quy mô doanh nghiệp tác động nhiều đến giá trị cơ bản của doanh nghiệp. Dựa vào mô hình này, tác giả đề xuất giả thiết H4 như sau:
H4: quy mô doanh nghiệp tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp CBTS tại Khánh Hòa
- Safarova (2008) cho rằng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả hoạt động. Tốc độ tăng trưởng cao cho thấy công ty bán được nhiều hàng hóa, thu được nhiều lợi nhuận và có triển vọng phát triển cao hơn nữa trong tương lai. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H5 dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Safarova (2008) như sau:
H5: tốc độ tăng trưởng tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa
- Vòng quay tổng tài sản cho thấy hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp. Vòng quay tài sản càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Oraolapo và Kajola (2010) cho rằng vòng quay tổng tài sản tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Giả thuyết H6 được tác giả xây dựng trên kết quả nghiên cứu của Oraolapo và Kajola (2010) như sau:
H6: vòng quay tài sản tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa
Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thiết
Biến độc lập Tên biến Chiều hướng tác động
QMO Quy mô doanh nghiệp +
TĐT Tốc độ tăng trưởng + CCV Cơ cấu vốn - TTK Tính thanh khoản + TLT Tỷ lệ tài sản cố định - VQT Vòng quay tài sản + 2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu được tiến hành cụ thể sau:
- Nhập dữ liệu và xử lý số liệu thô: tác giả nhập dữ liệu, sau đó tiến hành xử lý số liệu thô như kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu, kiểm tra dữ liệu trống (missing data)… thông qua phần mềm Microsoft Excel 2003.
- Phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi qui: từ dữ liệu đã được xử lý thô, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày các vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đầu tiên tác giả mô tả các bước nghiên cứu thông qua qui trình nghiên cứu. Nguồn số liệu được sử dụng của luận văn là số liệu thứ cấp, do đó tiếp theo tác giả đã mô tả dữ liệu dùng để phân tích, nghiên cứu. Trong chương này, tác giả tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến các biến, mô hình và giả thuyết nghiên cứu của đề tài, từ đó làm cơ sở để đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp CBTS tại Khánh Hòa ở chương 4.
CHƯƠNG 3 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN TẠI KHÁNH HÒA 3.1 Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến thủy sản
Chế biến thủy sản là khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Những sản phẩm thủy sản chế biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, đem về ngoại tệ cho đất nước. Những bước thăng trầm của ngành này luôn gắn liền với nhịp sống chung của nền kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Công nghiệp chế biến thuỷ sản có những đặc điểm của sau:
Hình 3.1: Quá trình chế biến thủy sản tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 3.1.1 Đặc điểm nguyên liệu chế biến
Nguyên liệu thủy sản đa dạng về chủng loại, mang tính chất thời vụ rõ ràng và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì thế ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất của ngành cả về không gian và thời gian.
Nguyên liệu thủy sản tươi sống, dễ ươn thối nhanh hư hỏng vì vậy nên công nghệ lạnh được sử dụng phổ biến cho bảo quản nguyên liệu thủy sản.
3.1.2 Đặc điểm của thủy sản chế biến
Sản phẩm đa dạng phong phú về chủng loại, dạng chế biến và có yêu cầu cao về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Sản phẩm thuỷ sản sau chế biến có giá trị gia tăng nhờ vào chất lượng cao và phù hợp với thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Sản phẩm chế biến đạt chất lượng cao phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn bảo quản ban đầu sau thu hoạch. Về mặt cơ học, thuỷ sản (tôm, cua, cá, nhuyễn thể) phải không bị sây sát, nguyên con và tươi sống. Sau khi phân loại thông thường được bảo quản bằng nước đá và phải có quy trình công nghệ bảo quản đối với từng loại nguyên liệu nhất định. Thuỷ sản thuộc loại hàng dễ ôi thiu, đặc biệt nhanh hư hỏng khi nhiệt độ không khí tăng cao ở các xứ nhiệt đới như nước ta. Bảo quản ban đầu bằng đá lạnh (đá xay, đá vẩy) đối với thuỷ sản là bắt buộc. Do đó phải có đủ nước đá với số lượng lớn. Công nghệ lạnh luôn đi liền với chế biến thuỷ sản.
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thế giới và trong từng quốc gia ngày càng tăng. Đối với số lượng, chất lượng sản phẩm cũng đòi hỏi ngày càng cao do đó vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản phải được bảo đảm nghiêm ngặt. Công nghiệp chế biến thuỷ sản bao gồm các công ty chế biến có nhà máy, kho tàng, thiết bị. Cần phải duy trì hoạt động trong mọi tình huống, đảm bảo sản xuất do đó cần có nguồn nguyên liệu ổn định.
3.1.3 Đặc điểm công nghệ chế biến
Sản phẩm chế biến thuỷ sản rất đa dạng do sự đa dạng về nguyên liệu, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu rất khác nhau của người tiêu dùng. Thiết bị và quy trình công nghệ bảo quản, chế biến do vậy cũng rất đa dạng: xử lý cá và tôm là khác nhau, nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc) và nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng khác nhau. Mặt hàng chế biến thuỷ sản có từ cách ăn truyền thống cho đến hiện đại: tươi sống, khô, hun khói, muối đến đông lạnh, đồ hộp, sản phẩm ăn liền, nấu liền, dạng philê hoặc surimi.
Công nghệ chế biến đa dạng (chế biến truyền thống, chế biến công nghiệp) nên có khả năng sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu và liên quan trực tiếp đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước và mùi độc hại. Khi nguyên liệu không được bảo quản tốt hoặc các nội tạng loại bỏ không được thu dọn cẩn thận sẽ bốc mùi ô nhiễm. Bởi vậy các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản cần có quy trình xử lý chất gây ô nhiễm môi trường, coi đó là một yêu cầu bắt buộc trong sản xuất của doanh nghiệp (Nguyễn Thị Thu Hương, 2008).
3.1.4 Vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô phát triển của ngành ngày càng được mở rộng và vai trò của ngành thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây Nguyên.
Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thuỷ sản cao hơn các ngành kinh tế khác và là ngành đóng góp hàng đầu cho tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Trong giai đoạn 5 năm 1995-2000, GDP của ngành đã tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 14.906 tỷ đồng, tức là gấp 2 lần và năm 2003 ước tính đạt 24.327 tỷ đồng (theo giá thực tế). Tỷ trọng GDP của ngành trong GDP của toàn bộ nền kinh tế năm 1990 chưa đến 3%, năm 2000 tỷ lệ đó là 4% và tỷ lệ này vẫn tiếp tục được giữ vững. Có thể nói đây là một ngành kinh tế mũi nhọn và có sản lượng xuất khẩu lớn của Việt Nam với sản lượng thủy sản năm 2010 ước tính tăng 37,8 % so với năm 2006, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006 – 2010 tăng 8,1 % (Tổng cục Thống kê, 2012). Là ngành có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước bình quân tăng 20%/ năm đưa giá trị xuất khẩu của ngành thuỷ sản trong 20 năm qua tăng hơn 100 lần, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.760 triệu USD, đứng thứ 3 sau ngành xuất khẩu dầu thô và dệt may mang lại ngoại tệ cho đất nước, góp phần tăng tích luỹ cho quốc gia. Thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành thủy sản đã triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu: Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản và chủ trương phát triển khai thác xa bờ và ổn định khai thác vùng ven bờ. Cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là chế biến sản phẩm xuất khẩu. Sự tăng trưởng ổn định của ngành thủy sản trong giai đoạn này đã giữ vững vị thế của Việt Nam là một cường quốc thủy sản trên thế giới.
Chế biến thủy sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Đây là lĩnh vực phát triển rất nhanh và đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và trên thế giới. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở
sản xuất không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới. Năm 1995, Việt Nam gia nhập các nước Asean và ngành thủy sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á SEAFDEC, cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp CBTS có chiều hướng phát triển tốt. Chất lượng sản phẩm thủy sản không ngừng được nâng cao do các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đến nay, theo Cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), cả nước có 300 cơ sở CBTS và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu, có tổng công suất 200 tấn/ngày. Cũng theo thống kê của Nafiqad, tính đến thời điểm này, cả nước có 300 DN được phép xuất khẩu thủy sản sang EU, hơn 440 DN sang Hàn Quốc, hơn 440 DN sang Trung Quốc, 30 DN sang Liên bang Nga, 60 doanh nghiệp sang Brazil và gần 450 DN sang Nhật Bản. Tính đến cuối năm 2009, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản đạt 4,2 tỷ USD.
Chiến lược đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Ngành CBTS cũng sẽ phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mình, tạo động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển. (Nguồn: Website Hội nghề cá Khánh Hòa, 2014)
3.1.5 Vị trí của ngành chế biến thủy sản
Chế biến thủy sản là một ngành công nghiệp chế biến quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nói về kinh tế biển không thể không nhắc đến vai trò, vị trí của ngành chế biến thủy sản. Những bước thăng trầm của ngành này luôn gắn liền với nhịp sống chung của nền kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Với một đất nước có nhiều sản lượng thủy sản đa dạng, nguồn nguyên liệu phong phú, chế biến thủy sản tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đặc biệt trong xuất khẩu.
Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản đi trước một bước ở các nước công nghiệp sẽ sử dụng được tối ưu nguồn nguyên liệu thủy sản, giảm thất thoát lớn sau khi thu hoạch đối với loại nguyên liệu mau hỏng này, đồng thời vừa tiết kiệm nguyên liệu, không phải đi bán sản phẩm thô và có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.
Ngành thủy sản có 4 lĩnh vực hoạt động chủ yếu, quan trọng, cơ hữu quan hệ hữu cơ với nhau:
Khu vực sản xuất nguyên liệu (Khai thác, nuôi trồng)
Khu vực chế biến
Khu vực lưu thông
Dịch vụ hậu cần
Khu vực lưu thông là khâu quan trọng nhất trong thị trường thủy sản. Lưu thông có trôi chảy thì khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần mới sôi động được. Muốn vậy, khu vực chế biến phát triển mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sản xuất nguyên liệu nhiều hơn, tạo ra áp lực cung đối với lưu thông, đòi hỏi lưu thông năng động hơn, mở rộng hơn, đồng thời cùng với nó là tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho xã hội.
3.1.6 Một số công nghệ chế biến thủy sản chủ yếu ở nước ta