Chế biến thủy sản là một ngành công nghiệp chế biến quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nói về kinh tế biển không thể không nhắc đến vai trò, vị trí của ngành chế biến thủy sản. Những bước thăng trầm của ngành này luôn gắn liền với nhịp sống chung của nền kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Với một đất nước có nhiều sản lượng thủy sản đa dạng, nguồn nguyên liệu phong phú, chế biến thủy sản tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đặc biệt trong xuất khẩu.
Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản đi trước một bước ở các nước công nghiệp sẽ sử dụng được tối ưu nguồn nguyên liệu thủy sản, giảm thất thoát lớn sau khi thu hoạch đối với loại nguyên liệu mau hỏng này, đồng thời vừa tiết kiệm nguyên liệu, không phải đi bán sản phẩm thô và có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.
Ngành thủy sản có 4 lĩnh vực hoạt động chủ yếu, quan trọng, cơ hữu quan hệ hữu cơ với nhau:
Khu vực sản xuất nguyên liệu (Khai thác, nuôi trồng)
Khu vực chế biến
Khu vực lưu thông
Dịch vụ hậu cần
Khu vực lưu thông là khâu quan trọng nhất trong thị trường thủy sản. Lưu thông có trôi chảy thì khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần mới sôi động được. Muốn vậy, khu vực chế biến phát triển mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sản xuất nguyên liệu nhiều hơn, tạo ra áp lực cung đối với lưu thông, đòi hỏi lưu thông năng động hơn, mở rộng hơn, đồng thời cùng với nó là tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho xã hội.