Đánh giá tổng quát về việc thu hút khách du lịch của tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút khách du lịch đến tỉnh Quảng Ninh (Trang 93)

4. Kết cấu luận văn

3.4. Đánh giá tổng quát về việc thu hút khách du lịch của tỉnh Quảng

3.4.1. Những tiến bộ và kết quả đạt được

Trong những năm qua, du lịch Quảng Ninh có những cố gắng đáng đƣợc ghi nhận để thu hút khách du lịch đến tỉnh và tăng doanh thu cho ngành du lịch nói riêng và cho tỉnh Quảng Ninh nói chung. Các vấn đề về quản lý Nhà nƣớc, quản lý sản xuất kinh doanh, mối quan hệ liên ngành đƣợc quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tâm có tác động tích cực đến phát triển du lịch của cả nƣớc nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

- Nhận thức về du lịch đƣợc nâng lên, xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động kinh doanh có liên quan đến rất nhiều ngành, nhiều vùng, từ hoạt động kinh doanh du lịch đã lôi cuốn đƣợc sự tham gia đông đảo của cộng đồng, có ý thức bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên, môi trƣờng tạo cho thị trƣờng du lịch sôi động hơn.

-Tốc độ tăng doanh thu từ du lịch đã cao hơn so với chỉ số tăng về khách du lịch. Điều đó chứng tỏ sự tăng trƣởng của du lịch Quảng Ninh đã có sự chuyển biến về chất lƣợng. Đặc biệt, các sản phẩm du lịch nhƣ: Dịch vụ vui chơi giải trí tại các khu du lịch Tuần Châu, Hoàng Gia, Lợi Lai; các cơ sở lƣu trú có chất lƣợng cao, tàu thuyền phục vụ khách nghỉ đêm trên Vịnh v.v... trong những năm gần đây đã đƣợc ngành du lịch Quảng Ninh đƣa vào khai thác. Thêm vào đó, một số sản phẩm du lịch mới có tính chuyên nghiệp nhƣ: Lễ hội Carnaval Hạ Long, các cuộc thi văn hóa, thể thao v.v... trong mùa du lịch đã thu hút đƣợc khách du lịch.

- Cùng với sự tăng trƣởng về doanh thu, các khoản thu nộp ngân sách từ các hoạt động du lịch nhƣ thuế, phí xuất nhập cảnh, lệ phí tham quan Vịnh Hạ Long... hàng năm đều tăng trƣởng khá, bƣớc đầu đã có đóng góp quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách của tỉnh. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch tại các trung tâm du lịch Bãi Cháy, Tuần Châu, Hùng Thắng, Trà Cổ, Vân Đồn, Yên Tử... đã đƣợc đầu tƣ mới, hiện đại. Nhiều dự án đầu tƣ vào cơ sở lƣu trú và dịch vụ vui chơi giải trí đã tạo ra những điểm du lịch mới có sức hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo cảnh quan đô thị, không gian du lịch đƣợc mở rộng. Sau 10 năm, tổng nguồn lực đầu tƣ trực tiếp cho hoạt động du lịch đạt khoảng 15.000 tỷ đồng. Trong đó, có khoảng 7.000 tỷ đồng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã triển khai. Các dự án đầu tƣ về hạ tầng du lịch bằng nguồn vốn chƣơng trình hành động quốc gia với hơn 70 tỷ đồng đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đầu tƣ đúng hƣớng, đúng quy hoạch nên đã phát huy đƣợc hiệu quả, nhƣ: Dự án nâng cấp tuyến đƣờng du lịch Dốc Đỏ - Yên Tử, dự án đƣờng du lịch Ngọc Vừng... Việc thu hút nguồn lực trong và ngoài nƣớc, với sự tham gia của các thành phần kinh tế đạt kết quả, ở một số khu du lịch trọng điểm đã bƣớc đầu hình thành xu hƣớng ngƣời dân địa phƣơng tham gia làm du lịch. Hoạt động du lịch có những bƣớc phát triển mới, tạo nên một hệ thống doanh nghiệp du lịch có thƣơng hiệu, tạo ra cơ hội, động lực cho nhiều ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nhân dân. Theo số liệu thống kê của ngành du lịch, đến nay số lao động trực tiếp trong ngành du lịch đạt khoảng 22.500 và khoảng 35.000 lao động gián tiếp phục vụ du lịch. Nhìn chung, hoạt động du lịch phát triển đã tác động tích cực đến sự phát triển của một số ngành kinh tế khác, đóng góp ngày càng lớn vào GDP của tỉnh.

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay đƣợc xác định là yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp. Do vậy trong những năm qua ngành đã quan tâm đến công tác đào tạo bằng nhiều hình thức (bồi dƣỡng, tại chức …), đến nay số lƣợng cán bộ công nhân viên trong ngành là 4430 trong đó: đại học và trên đại học chiếm 16.9%, cao đẳng và trung cấp chiếm 34%, còn lại chƣa qua đào tạo.

- Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, chất lƣợng đƣợc quan tâm; du lịch sinh thái là trọng tâm để xây dựng các tour, tuyến du lịch đối với khách quốc tế; du lịch tham gia lễ hội; nghỉ dƣỡng, cuối tuần… lôi cuốn khách nội địa góp phần khắc phục đƣợc tính đơn điệu trùng lặp của sản phẩm du lịch giảm bớt tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Nâng cao chất lƣợng các cơ sở lƣu trú và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách.

Hoạt động du lịch trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, bƣớc đầu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng và chuyển dịch cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cấu kinh tế. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.

Nguyên nhân của những kết quả

- Đảng và Nhà nƣớc có những chủ trƣơng chính sách phát triển du lịch phù hơp đƣợc thể hiện qua Nghị quyết của Bộ Chính trị, chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch.

- Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, XIII đã đề ra những định hƣớng quan trọng về phát triển du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo du lịch của tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ, có sự quan tâm của các cấp Đảng uỷ, chính quyền, các cấp sự phối kết hợp của các ban ngành trong tỉnh tạo môi trƣờng thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch .

- Vai trò tham mƣu của ngành Thƣơng mại- Du lịch đã có cố gắng hƣớng dẫn chỉ đạo, kiểm tra tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động du lịch ổn định và phát triển. Vai trò quản lý Nhà nƣớc đã đƣợc nâng lên.

- Sự cố gắng vƣơn lên của cán bộ công nhân viên lao động trong ngành du lịch, hoạt động thích ứng với cơ chế thị trƣờng kinh doanh đạt hiệu quả.

3.4.2. Những yếu kém tồn tại

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thực tế cho thấy, trong những năm qua, mặc dù, du lịch Quảng Ninh vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Tỷ trọng khách sử dụng các dịch vụ du lịch chất lượng cao và chi tiêu còn thấp, thời gian lưu trú ngắn

Thời gian lƣu trú bình quân 1,5 đến 2 ngày. Kết quả này còn quá thấp so với một số tỉnh có ngành du lịch phát triển so với cả nƣớc. Riêng năm 2013 số ngày lƣu trú bình quân là 2,15 ngày, tăng hơn so với năm 2009 là 0,5 ngày nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh. Nếu xét theo 6 tiêu chí (gồm: Giá cả, cơ sở hạ tầng, chất lƣợng môi trƣờng, du lịch nhân văn, tiến bộ công nghệ, nguồn nhân lực), thì năng lực cạnh tranh của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

du lịch Quảng Ninh còn thấp. Tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du lịch của Quảng Ninh chƣa cao, phát triển chƣa bền vững. Lƣợng khách tăng (giảm) qua các năm không ổn định, lƣợng khách tăng không đều thậm chí năm 2011 giảm 114.834 lƣợt khách.

Sức hấp dẫn của du lịch Quảng Ninh chủ yếu dựa vào những lợi thế tự nhiên sẵn có

Sản phẩm và dịch vụ tại các điểm đến du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chƣa tạo đƣợc tính đặc thù, chất lƣợng của nhiều dịch vụ chƣa đƣợc đảm bảo. Thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ nhƣ: Dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ văn hoá, dịch vụ mua sắm... Các cơ sở vui chơi giải trí của tỉnh còn chƣa thực sự phong phú nên khách đến đây chủ yếu đi tham quan các danh lam thắng cảnh, xem biểu diễn ca nhạc nên chi cho vui chơi giải trí thấp chủ yếu là vé tham quan và vé xem ca nhạc. Mục đích chuyến đi của khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh chủ yếu là du lịch thuần tuý, nghỉ ngơi, tìm hiểu bản sắc dân tộc, số lƣợng khách đi với những mục đích trên chiếm hơn 95% còn lại khách đi dự hội thảo, hội nghị, nghiên cứu thị trƣờng đầu tƣ và các mục đích khác.

Công tác quy hoạch và đầu tư sản phẩm du lịch còn hạn chế

Việc lập quy hoạch phát triển du lịch còn chậm và chất lƣợng quy hoạch chƣa cao. Do vậy, nhìn chung các khu du lịch trên địa bàn tỉnh còn đầu tƣ rời rạc, chắp vá gây lãng phí tài nguyên, đất đai. Tình trạng xây dựng không đảm bảo theo quy hoạch đƣợc duyệt vẫn còn xảy ra ở một số điểm du lịch. Phần lớn các sản phẩm du lịch đƣợc xây dựng một cách tự phát, không dựa trên một chiến lƣợc phát triển đồng bộ nên hay bị trùng lặp không thể hiện đƣợc bản sắc đặc trƣng, độc đáo của Quảng Ninh.

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tính chuyên nghiệp chưa cao.

Lao động trong khách sạn quốc doanh có đặc điểm là thiếu lao động trẻ, tỷ lệ biết ngoại ngữ chƣa cao. Lao động trong các khách sạn tƣ nhân chủ yếu là những ngƣời trong gia đình mặc dù số lao động trẻ chiếm tỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trọng cao nhƣng hầu hết chƣa đƣợc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn chỉ đƣợc tập trung vào một số lao động quản lý. Do đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng hục vụ. Lao động trong du lịch Quảng Ninh hầu hết không phải đƣợc đào tạo chính quy về du lịch, chủ yếu họ làm trái ngành mình đƣợc đào tạo.

Doanh nghiệp du lịch của Quảng Ninh còn yếu

Đa phần có quy mô nhỏ, thiếu tính hợp tác, liên kết, chƣa hình thành hệ thống cung ứng dịch vụ liên hoàn, năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung khai thác thị trƣờng khách Trung Quốc, chƣa có khả năng vƣơn tới các thị trƣờng khác...

Nguyên nhân của những tồn tại

Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, song tập trung vào một số nguyên nhân chính sau:

- Nhận thức về du lịch của chính quyền, cơ quan, ban ngành, hữu quan còn hạn chế, chƣa quan tâm chỉ đạo công tác du lịch .

- Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc từ tỉnh xuống cấp huyện, thị xã còn hạn chế về số lƣợng và chất lƣợng chuyên môn, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển du lịch. Một số huyện có tiềm năng du lịch lớn nhƣng chƣa thực sự quan tâm, tìm biện pháp phát triển du lịch tại địa phƣơng mình.

- Ngân sách đầu tƣ cho hoạt động phát triển du lịch còn quá ít, chƣa tƣơng xứng với vị trí của ngành. Đặc biệt là đầu tƣ cơ sở hạ tầng xã hội (đƣờng, điện, thông tin liên lạc) đến các điểm du lịch vẫn chƣa tạo đƣợc điều kiện thuận lợi để kêu gọi vốn đầu tƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN NĂM 2015-2020 4.1. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh

Tiếp tục quán triệt và thực hiện Pháp lệnh du lịch và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII về phát triển du lịch, kinh tế du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, quan tâm phát triển du lịch dựa trên những ƣu thế của tỉnh nhƣ: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh ... Hoàn thành qui hoạch tổng thể phát triển Du lịch đến năm 2020, hoàn thành các dự án huy động vốn đầu tƣ cho du lịch tập trung vào các trọng điểm du lịch tỉnh

Các hoạt động du lịch phải đạt hiệu quả kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, tăng cƣờng mở rộng dịch vụ trong các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở địa phƣơng, tạo nguồn thu nhập ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020.

4.2. Định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh

Những định hƣớng phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh

- Phát triển ngành du lịch thành một ngành công nghiệp trong chiến lƣợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, sự phát triển này càng cần đảm bảo tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng, ổn định và có hiệu quả. Trong quá trình phát triển trú trọng đến việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đảm bảo sự phát triển lâu dài và kinh doanh có hiệu quả.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với tổ chức quản lý đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Du lịch Quảng Ninh cần phải phát triển mạnh mẽ hơn để xứng đáng với sự phát triển du lịch ở Việt nam nói chung và với một số vùng có ngành du lịch phát triển.

4.3. Các mục tiêu của ngành du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn năm 2015-2020 2015-2020

Trong những năm tới cần đẩy nhanh tốc độ phát triển Du lịch đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mục tiêu cụ thể của du lịch Quảng Ninhtrong giai đoạn này nhƣ sau:

- Đến năm 2020, sẽ thu hút khoảng 10,2 triệu lƣợt khách du lịch (trong đó, từ 3,7 - 4,5 triệu lƣợt khách quốc tế) và phấn đấu doanh thu đạt trên 5.000 tỷ đồng. Tập trung phát triển 4 khu du lịch chính là: Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái - Trà Cổ, Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên thành trung tâm du lịch lớn tƣơng xứng với vị thế của Tỉnh. Tổ chức các tuyến du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh và du lịch nƣớc ngoài. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao và các sản phẩm du lịch bổ trợ, sản phẩm lƣu niệm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực.

+ Tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính truyền thống mang đặc trƣng văn hoá của địa phƣơng đã đƣợc xác định ở các vùng du lịch trọng điểm trong qui hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh.

+ Đầu tƣ nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và đầu tƣ phát triển cơ sở lƣu trú, vận chuyển và các dịch vụ vui chơi giải trí.

+ Xây dựng các tour du lịch, tuyến du lịch gắn liền với các di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, làng cổ.

+ Nâng cao chất lƣợng các hoạt động du lịch, dịch vụ.

+ Tạo đƣợc sản phẩm thủ công đặc trƣng làm hàng lƣu niệm cho khách du lịch, tổ chức các cơ sở sản xuất hàng thủ công gắn với các khu điểm du lịch.

+ Phấn đấu đến năm 2015 đƣa thời gian lƣu trú bình quân lên đến 2,5 ngày và công suất sử dụng phòng trên 60%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Nâng cao chất lƣợng quản lý Nhà nƣớc về du lịch, làm rõ chức năng giữa ngành với cấp, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành với chính quyền và cƣ dân địa phƣơng.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lực lƣợng lao động trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch phấn đấu đến năm 2005 thu hút thêm 200 lao động vào lĩnh vực này, số lao động đƣợc đào tạo đúng ngành chiếm trên 80%.

4.4. Những giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút khách du lịch đến tỉnh Quảng Ninh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)