4. Kết cấu luận văn
4.4.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp du lịch
4.4.2.1. Đẩy mạnh hoạt động Marketing
Trong nền kinh tế thị trƣờng, mỗi doanh nghiệp cần phải có một bộ phận làm Marketing. Số lƣợng nhân viên của bộ phận này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp song cần nhận thức rằng: Hoạt động Marketing không phải chỉ là công việc của nhân viên làm Marketing mà là của tất cả mọi ngƣời trong doanh nghiệp nhất là những nhân viên phục vụ trực tiếp. Marketing không chỉ ở bên ngoài mà cần phải tăng cƣờng ngay cả Marketing trong nội bộ doanh nghiệp. Chỉ nhận thức đƣợc nhƣ thế thì hoạt động marketing có hiệu quả.
Trong thời gian qua chi phí dành cho hoạt động Marketing của các doanh nghiệp du lịch ở Quảng Ninh còn ít, chủ yếu dừng lại ở một vài thông tin giới thiệu nhỏ về doanh nghiệp. Hầu hết các doang nghiệp chƣa có tập gấp giới thiệu về doanh nghiệp. Do vậy mà số ngƣời biết đến các doanh nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
này còn quá ít. Marketing chƣa thật sự trở thành một biện pháp để thúc đẩy, thu hút khách.
Trong hoạt động Marketing ở phạm vi doanh nghiệp cần chú ý thực hiện một số vấn đề sau:
- Tăng cƣờng hoạt động quảng cáo và các hình thức quảng cáo bằng cách in tài liệu giới thiệu về khách sạn hoặc hãng lữ hành trên chƣơng trình truyền hình, báo, tạp chí địa phƣơng và Trung ƣơng...
- Trong điều kiện có thể của một số doanh nghiệp du lịch nên thành lập bộ phận Marketing hoặc giao nhiệm vụ cho một số ngƣời làm nhiệm vụ này.
- Tăng cƣờng chi phí cho hoạt động Marketing.
- Tham gia tích cực vào các chiến dịch quảng bá du lịch của Tổng cục Du lịch và của tỉnh Quảng Ninh.
- Tăng cƣờng giao tiếp với các nguồn khách và trực tiếp với khách thông qua thƣ cảm ơn, thiếp chúc mừng, quà tặng lƣu niệm.
4.4.2.2. Nâng cao chất lượng phục vụ tại các doanh nghiệp du lịch
Biện pháp đẩy mạnh hoạt động thu hút khách du lịch của các doanh nghiệp du lịch có hiệu quả nhất đó là đảm bảo và nâng cao chất lƣợng phục vụ các khách hàng. Cần tăng cƣờng chất lƣợng phục vụ trên các góc độ: thái độ phục vụ của nhân viên, khả năng sẵn sàng phục vụ đón tiếp khách cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ hàng hoá.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở tỉnh Quảng Ninh, chất lƣợng phục vụ là một vấn đề còn tồn tại, chất lƣợng phục vụ chƣa cao làm cho khách không hài lòng, số lƣợng khách đến lần thứ hai thấp.
Việc nâng cao chất lƣợng phục vụ của doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề sau:
- Đảm bảo vệ sinh trong khâu ăn uống và phòng ngủ, kể cả vệ sinh bên ngoài khách sạn: tiền sảnh, sân, bãi đỗ xe..
- Qui trình công nghệ hợp lý áp dụng những qui trình phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp du lịch và trình độ của nhân viên nhằm rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi của khách. Vấn đề này các khách sạn phải đặc biệt lƣu tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nâng cao chất lƣợng các sản phẩm ăn uống và dịch vụ tƣơng xứng với giá cả để khách tiêu dùng nhiều lần hơn. Muốn vậy phải nâng cao công tác kiểm tra chất lƣợng các nguyên liệu đầu vào tạo mối quan hệ tốt với những ngƣời cung cấp các nguyên liệu đó để có thể mua đƣợc với giá rẻ hơn và chất lƣợng đảm bảo hơn.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan đến quá trình phục vụ khách: việc trang trí phòng ăn, quầy lễ tân, phòng đón tiếp khách của công ty lữ hành, việc bố trí sắp đặt bàn ghế hợp lý.
- Thái độ phục vụ của nhân viên phải nhiệt tình, ấm cúng, thân mật, tôn trọng khách. Đội ngũ hƣớng dẫn viên phải đƣợc đào tạo cơ bản, chính quy, am hiểu sâu về văn hoá, phong tục tập quán, di tích lịch sử...
4.4.2.3. Đảm bảo về số lượng và nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch
Nhân tố con ngƣời rất quan trọng trong kinh doanh du lịch. Hiện nay trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngành du lịch Quảng Ninh chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra.. Vì vậy, nhìn chung chất lƣợng và hiệu quả, năng suất lao động còn thấp.
Trong thời gian tới các doanh nghiệp du lịch phải có kế hoạch cụ thể trong việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp cần tập trung:
- Tổ chức phân tích lại công việc để đánh giá xem các bộ phận thừa, thiếu lao động nhƣ thế nào từ đó có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đúng với nghiệp vụ của từng bộ phận.
- Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên, giáo dục nhân viên tiết kiệm, sử dụng hợp lý, đúng mục đích những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm giảm phần nào mức chi phí. Thực hiện phƣơng thức trả lƣơng, thƣởng hợp lý gắn chặt với chất lƣợng và hiệu quả lao động, khuyến khích lao động tránh tình trạng không công bằng với nhân viên, đố kị giữa các nhân viên với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tăng cƣờng chuyên môn hoá, đồng thời chú ý đến tính toàn diện trong nghề nghiệp khi bố trí lao động theo quy trình công nghệ. Một số doanh nghiệp du lịch cần phải có sự thống nhất trong phục vụ của nhân viên, tạo ra tính đặc trƣng riêng của doanh nghiệp.
- Nên tổ chức kiểm tra tay nghề và chất lƣợng phục vụ. Tuy nhiên càng phải tạo không khí thoải mái, thân mật không gây ra áp lực đối với nhân viên
- Đầu tƣ nhiều hơn nữa cho việc đào tạo cả cán bộ quản lý và nhân viên bằng nhiều hình thức: gửi cán bộ đi đào tạo tại các trƣờng có chuyên ngành du lịch, mở các lớp học ngắn hạn để đào tạo lại nghiệp vụ cho nhân viên, mời các chuyên gia về du lịch, các cán bộ của ngành du lịch, cán bộ của doanh nghiệp bạn về nói chuyện, hội thảo với cán bộ và nhân viên của doanh nghiệp, khuyến khích nhân viên học ngoại ngữ, nhân viên phải đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và về các điểm du lịch nơi doanh nghiệp hoạt động vì nhân viên cũng chính là ngƣời làm Marketing cho doanh nghiệp và cho điểm đến du lịch.
4.4.2.4. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa khách sạn với công ty lữ hành và với các nguồn khách
Từ trƣớc đến nay quan hệ giữa khách sạn với công ty lữ hành chỉ thực hiện ở hợp đồng phục vụ khách với giá cả thoả thuận, thậm chí quan hệ còn không chặt chẽ do các khách sạn chỉ quan tâm đến khách chứ không quan tâm đến công ty lữ hành nào gửi đến. Thực tế thì nguồn khách từ các công ty lữ hành rất ổn định, vì vậy các khách sạn cần tận dụng và thắt chặt mối quan hệ này để đón đƣợc nhiều khách, ổn định sản xuất kinh doanh:
Các khách sạn phải coi mình là chỗ dựa vững chắc cho các công ty lữ hành tiến hành các hoạt động thu hút khách vào Quảng Ninhnói chung và nghỉ tại khách sạn nói riêng. Các thông tin phản hồi về chất lƣợng dịch vụ, chƣơng trình du lịch trong đó có chất lƣợng của khách sạn, lữ hành Các khách sạn phải đảm bảo chất lƣợng dịch vụ và giá cả, nhằm giữ uy tín cho khách sạn và các công ty lữ hành. Ngƣợc lại các hãng lữ hành cần có sự phối hợp chặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chẽ, tránh gây sức ép về giá đối với khách sạn, tăng cƣờng kiểm tra công tác kiểm tra đội ngũ hƣớng dẫn viên. cần thồng báo kịp thời cho nhau trên cơ sở xây dựng để rút kinh nghiệm. Các doanh nghiệp cần có sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong việc trao đổi kinh nghiệm quản lý, đáp ứng nhu cầu ăn ngủ của khách khi cần thiết trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Thực hiện đƣợc những điều này sẽ tạo đƣợc sự chủ động trong việc phục vụ khách, có kế hoạch kinh doanh trƣớc, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ đồng thời tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh
4.5. Một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn năm 2015 - 2020