4. Kết cấu luận văn
4.4.1. Giải pháp chung
4.4.1.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của ngành du lịch nói chung, du lịch Quảng Ninh nói riêng
Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay đối với các cấp, các ngành và cộng đồng, cần tạo ra sự đồng bộ từ nhận thức tới hành động trong việc phát triển du lịch nhanh và bền vững. Để làm đƣợc điều này một cách có hiệu quả, các cấp, các ngành cần có những hình thức tuyên truyền thiết thực nhằm chuyển biến nhận thức sâu rộng trong cộng đồng về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển du lịch, đặc biệt chú trọng vào các nội dung: phát triển du lịch bảo tồn, tôn tạo, hình thức khai thác, đầu tƣ và sử dụng tài nguyên du lịch hiệu quả, bền vững.
Các ban ngành chức năng cần có chủ trƣơng khuyến khích thu hút đầu tƣ phát triển các khu du lịch, đặc biệt tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trƣng ở từng khu vực gắn với cảnh quan, môi trƣờng, đặc sản vùng, phù hợp với từng đối tƣợng khách nhƣ khu du lịch cao cấp hoặc khu du lịch đại chúng…và có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chính sách thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong việc phát triển du lịch, cần hƣớng tới mục tiêu hỗ trợ cộng đồng trong công tác bảo tồn tài nguyên, hệ sinh thái, phát triển các sản phẩm, dịch vụ đi kèm theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng, nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tài nguyên và tăng cƣờng đầu tƣ hạ tầng cho du lịch nhƣ nƣớc sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử lí nƣớc thải, rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên trên các tuyến, điểm du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy chúng ta chỉ có thể phát triển du lịch khi có sự liên kết, giúp đỡ của các ngành các cấp và toàn xã hội, góp phần tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho du lịch phát triển, đồng thời góp phần giữ gìn môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội an toàn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, có nhƣ thế mới thu hút đƣợc nguồn khách du lịch đến Quảng Ninh.
4.4.1.2. Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch
Sản phẩm du lịch khác với các sản phẩm hàng hoá là sản phẩm du lịch không thể đem đến nơi khác trƣng bày đƣợc, vì vậy việc quảng bá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để góp phần cùng với các hoạt động khác nhằm phát triển nguồn khách trong thời gian tới Quảng Ninh cần đầu tƣ nhiều hơn nữa cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm tác động trực tiếp đến khách hàng và thị trƣờng.
Trong thời gian qua công tác quảng bá du lịch ở Quảng Ninh tuy có đƣợc tiến hành nhƣng còn ở mức độ thấp, chƣa đồng đều, hiệu quả chƣa cao. Để góp phần tạo lập các mối quan hệ, khơi thông nguồn khách, công tác quảng bá du lịch ở Quảng Ninhcần phải đƣợc nâng lên một bƣớc, phải đƣợc đầu tƣ thích đáng.
Ngành du lịch Quảng Ninh, các đơn vị kinh doanh du lịch nên tăng cƣờng nguồn kinh phí đầu tƣ nâng cao chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ du
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lịch, công tác tổ chức, lƣu trữ và phát triển nguồn lực thông tin phục vụ hoạt động du lịch, chú trọng thông tin tuyên truyền quảng bá tới du khách. Trung tâm xúc tiến du lịch Quảng Ninh đóng vai trò là cơ quan chủ quản điều hành quản lí và kết nối thông tin du lịch, liên kết, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch dùng chung, kiểm tra giám sát thông tin tuyên truyền, quảng bá của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.
Phát huy tối đa vốn tài liệu hiện có tại các thƣ viện tới ngƣời dùng tin du lịch bằng việc liên kết phối hợp giữa ngành du lịch và ngành thƣ viện trong việc xây dựng kho cơ sở dữ liệu du lịch, lựa chọn các thông tin quảng cáo và phổ biến thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tại khách sạn - nhà hàng và các điểm du lịch. Các thƣ viện có chính sách ƣu tiên bổ sung nguồn lực thông tin du lịch một cách hợp lí; xây dựng kho dữ liệu toàn văn về du lịch; hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện có, phát triển các dịch vụ hỏi đáp, tƣ vấn thông tin du lịch qua mạng… với tiêu chí “Đƣa thông tin đến đúng ngƣời dùng tin một cách đầy đủ - chính xác - kịp thời”.
Trang web của các doanh nghiệp du lịch phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, đảm bảo sự đa dạng phong phú về nội dung, hình thức mang tính mỹ thuật. Thông tin phải đầy đủ, chính xác, hình ảnh, ngôn ngữ dễ hiểu, dễ gây ấn tƣợng. Tiêu đề thông tin về sản phẩm và dịch vụ du lịch nên sắp xếp theo chủ đề, và đƣợc tối ƣu hóa bằng các từ khóa, các từ khóa đƣợc sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái. Mỗi doanh nghiệp phải luôn xác định khách hàng (khách du lịch) là mục tiêu, là điều kiện sống còn không chỉ của ngành du lịch, mà cũng là điều kiện tồn tại của bản thân doanh nghiệp; tự xây dựng cho mình một mô hình kết hợp kinh doanh trên mạng với kinh doanh truyền thống; tăng cƣờng việc giao dịch và thanh toán trực tuyến trên mạng; trao đổi, kết nối các trang web trong cùng lĩnh vực.
“Thông tin báo chí cần tạo niềm hứng khởi, sức hút cho mọi ngƣời đến Quảng Ninh” bằng việc tuyên truyền sâu hơn nữa về các điểm di tích, danh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa độc đáo cũng nhƣ các chƣơng trình du lịch của Quảng Ninh. Tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền quảng bá du lịch trên báo điện tử, phát thanh truyền hình bằng những thông tin mang đậm nét văn hóa, ngoài việc giới thiệu các điểm du lịch nổi tiếng Vịnh Hạ Long, khu di tích YênTử, cũng nên đi sâu giới thiệu một số điểm di tích khác nhƣ: cụm di tích Bạch Đằng, trận chiến thƣơng cảng Vân Đồn… đồng thời giới thiệu tất cả các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phƣơng lên mạng để du khách trong và ngoài nƣớc biết đến Quảng Ninh không chỉ có Vịnh Hạ Long mà còn có hàng trăm di tích lịch sử, cách mạng, di tích thiên nhiên v.v... mà họ nên đến, có nhƣ vậy du lịch Quảng Ninh mới trở thành điểm du lịch hấp dẫn và bền vững.
Bên cạnh việc tăng cƣờng các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch hƣớng tới khách du lịch, ngành du lịch cần có sự phối kết hợp giữa các sở, ngành, tổ chức xã hội tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời dân địa phƣơng về giá trị các điểm du lịch, giá trị phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngƣỡng, bản sắc văn hóa địa phƣơng… trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, tìm hiểu về lịch sử địa phƣơng, bồi dƣỡng kiến thức văn hóa du lịch, tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch, quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời dân từ hoạt động du lịch… Từ đó ngƣời dân có ý thức hơn trong việc bảo tồn, giữ gìn tài nguyên du lịch, giữ gìn cảnh quan môi trƣờng, tích cực tham gia công tác xã hội hóa du lịch, phát triển du lịch theo hƣớng bền vững.
4.4.1.3. Phát triển mạnh các khu vui chơi giả trí, khu du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái phục vụ du lịch
Để thu hút đƣợc khách du lịch đến Quảng Ninh, tỉnh cần đầu tƣ để triển khai sớm các dự án trong lĩnh vực du lịch dịch vụ theo hƣớng đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, ƣu tiên đầu tƣ vào địa bàn trọng - Cần ƣu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiên vốn cho các dự án quốc gia, hàng năm dành một phần vốn nhất định để đầu tƣ cơ sở hạ tầng vào các điểm du lịch theo thứ tự ƣu tiên.
- Lập dự án tôn tạo, khai thác các điểm, khu du lịch ở các huyện để kêu gọi vốn đầu tƣ.
- Hoàn chỉnh qui hoạch chi tiết về các hạng mục công trình xây dựng, số vốn đầu tƣ cần thiết để từ đó có kế hoạch cụ thể cho thu hút vốn đầu tƣ.
- Có biện pháp cụ thể để quản lý, phát triển cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, coi đây là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động du lịch của tỉnh.
- Khuyến khích các cơ sở lƣu trú hiên có đầu tƣ nâng cao chất lƣợng phục vụ góp phần cải thiện và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ du lịch.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ khôi phục, tôn tạo cảnh quan ở các điểm, khu du lịch, bảo vệ nghiêm ngặt rừng nguyên sinh.
- Cần dành một phần chi phí thoả đáng đầu tƣ cho hệ thống xử lý môi trƣờng, tránh tình trạng ô nhiễm ở các điểm du lịch, giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng bằng việc sử dụng các khẩu hiệu, bảng hiệu đơn giản đồng thời hƣớng dẫn cụ thể tại các điểm du lịch.
4.4.1.4. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực
Ngoài việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cấp chất lƣợng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về trình độ ngoại ngữ, trình độ giao tiếp, ứng xử, cần có các dự án đào tạo ngoại ngữ, nâng cao kiến thức làm rõ nguồn lợi cho cộng đồng, cho dân cƣ địa phƣơng.
Tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch, định hƣớng chính sách, hình thành khung pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực du lịch, đồng thời cần tăng cƣờng liên kết đào tạo về du lịch với các trƣờng và tổ chức quốc tế nhằm đƣa chất lƣợng đội ngũ lao động du lịch tiến kịp với tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế.
Ngoài ra, cần tăng cƣờng đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, áp dụng phƣơng pháp mới trong đào tạo, phát triển nhân lực du lịch, từng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bƣớc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trong đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch; phối hợp giữa các cơ sở đào tạo du lịch với các doanh nghiệp du lịch trong giảng dạy, đảm bảo kiến thức lý thuyết phù hợp với thực tế làm việc. Các doanh nghiệp cần đặt ra các yêu cầu cụ thể liên quan đến các kỹ năng về ngoại ngữ và chuyên môn của ngƣời lao động đối với các cơ sở đào tạo.
Trên cơ sở lực lƣợng cán bộ công nhân viên hiện có để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong những năm tới cần tập trung:
- Sở Văn hoá, Thông tin và Du lịch Quảng Ninh phối hợp với trƣờng đào tạo chuyên ngành du lịch thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng, cấp chứng chỉ cho cán bộ quản lý, công nhân viên nghiệp vụ. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các doang nghiệp du lịch.
- Cung cấp tài liệu về nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ phục vụ cho các khách sạn, công ty lữ hành. Tổ chức báo cáo, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia doanh nghiệp quản lý giỏi.Tổ chức các hội thi, kiểm tra nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ hƣớng dẫn viên.