4. Kết cấu luận văn
3.2.4. Sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh
Sản phẩm du lịch Quảng Ninh hiện nay đƣợc khái quát trên 5 mảng chính: Du lịch biển, du lịch nghỉ dƣỡng - ẩm thực, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch biên giới - thƣơng mại.
Sản phẩm du lịch biển: Quảng Ninh có nhiều tài nguyên du lịch biển có
giá trị nhƣ Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, các bãi biển trên đảo Vĩnh Thực (thành phố Móng Cái), các bãi biển Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn), các bãi biển tại huyện đảo Cô Tô,… trở thành nhân tố quan trọng trong phát triển sản phẩm du lịch biển của tỉnh. Trong đó, sản phẩm du lịch biển đặc trƣng, điển hình và có quy mô lớn nhất tại Quảng Ninh hiện nay là hoạt động tàu du lịch tham quan và nghỉ đêm trên Vị Hạ Long chính là điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc tham gia.
Tuy nhiên, sở hữu nhiều tài nguyên du lịch biển nhƣng Quảng Ninh chƣa xây dựng đƣợc các sản phẩm, dịch vụ du lịch có thƣơng hiệu tƣơng xứng với vị thế, danh tiếng và đẳng cấp quốc tế của Vịnh Hạ Long. Vì vậy, các sản phẩm, dịch vụ du lịch biển Quảng Ninh chƣa thật sự chiếm đƣợc vị trí quan trọng, trung tâm, dài ngày và độc lập trong các chƣơng trình du lịch Việt Nam của các hãng lữ hành quốc tế. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch biển của Quảng Ninh phần lớn chỉ đƣợc lập trình nhƣ một phần nhỏ, lồng ghép hoặc nối tour trong các chƣơng trình du lịch xuyên Việt. Trong đó, chủ yếu là các sản phẩm, dịch vụ du lịch quen thuộc, có giá rẻ và thời gian ngắn tại Hạ Long. Còn nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch khác, mặc dù có sức hấp dẫn, có tính mới lạ nhƣng vì có quy mô nhỏ, nên chƣa đƣợc các Công ty lữ hành quốc tế quan tâm khai thác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Du lịch nghỉ dưỡng - ẩm thực (lưu trú - ăn uống): Quảng Ninh có hệ
thống cơ sở lƣu trú khá tốt. Hệ thống khách sạn tập trung đậm đặc tại khu vực trung tâm Bãi Cháy trong đó phải kể đến những khách sạn nổi tiếng nhƣ Novotel, Plaza,Lotus ,… Về nghỉ dƣỡng, Quảng Ninh có nhiều nguồn nƣớc khoáng nóng có thể phát triển các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh. Điển hình là nguồn nƣớc khoáng nóng tại phƣờng Cẩm Thạch và phƣờng Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả).
Tuy nhiên, giá kinh doanh khách sạn tại Quảng Ninh thƣờng xuyên bị cạnh tranh và thiếu sự kiểm soát nên không tƣơng thích với chất lƣợng làm cho khách du lịch rất khó đánh giá, lựa chọn. Ngoài một số rất ít khách sạn lớn, giá kinh doanh của phần lớn các khách sạn khác đều bị tác động bởi cạnh tranh hoặc tùy tiện thay đổi theo các thời điểm khác nhau. Ngoài Hạ Long và Móng Cái, tại các vùng du lịch khác hầu nhƣ không có khách sạn chất lƣợng tốt.
Về ăn, uống, Quảng Ninh rất thiếu các cơ sở ăn uống quy mô lớn. Các nhà hàng có quy mô lớn nhất cũng chỉ có năng lực phục vụ 1000 - 1200 thực khách và thƣờng nằm trong các khách sạn. Một số ít nhà hàng tƣ nhân có quy mô lớn chỉ chuyên doanh phục vụ các đám cƣới theo phong tục Việt Nam. Tính chuyên nghiệp và thƣơng hiệu đặc trƣng của hệ thống nhà hàng tại Quảng Ninh dƣờng nhƣ chƣa đƣợc định hƣớng phát triển một cách rõ ràng. Lực lƣợng lao động tại các nhà hàng phần lớn chƣa có năng lực chuyên nghiệp và thƣờng xuyên thay đổi. Một số nhà hàng nổi ven bờ Vịnh Hạ Long đang là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đối với môi trƣờng biển của Di sản thiên nhiên thế giới.
Du lịch Văn hóa - Tâm linh: Sản phẩm điển hình nhất của du lịch
Quảng Ninh là quần thể di tích danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí) với hệ thống cáp treo và khá nhiều dịch vụ kèm theo. Đây là một sản phẩm du lịch đƣợc tổ chức, điều hành tập trung, thống nhất, có chất lƣợng và tƣơng đối đồng bộ. Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn có các điểm du lịch tâm linh nhƣ Đền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn), chùa Long Tiên, đền thờ Trần Quốc Nghiễn (thành phố Hạ Long), chùa Ba Vàng (thành phố Uông Bí), chùa Quỳnh Lâm (huyện Đông Triều), đền thờ Trần Hƣng Đạo, miếu Vua Bà (thị xã Quảng Yên)…là các điểm du lịch nổi bật, thể hiện sức hấp dẫn của loại hình du lịch văn hóa - tâm linh.
Tuy nhiên, sự thành công của Yên Tử chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tâm linh của cộng đồng ngƣời Việt Nam là chính. Mặc dù Yên Tử có rất nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và sinh thái nhƣng đối tƣợng khách du lịch đến với Yên Tử vì các mục đích này chƣa nhiều, đặc biệt là khách quốc tế. Phần lớn các dòng khách đến đây thƣờng mang tính tự phát do các nhóm gia đình, ngƣời thân hoặc bạn bè tổ chức nhân dịp lễ hội mùa Xuân hàng năm. Các công ty du lịch chƣa khai thác đƣợc nhiều trong loại hình này.
Du lịch sinh thái: Quảng Ninh có rất nhiều tài nguyên để phát triển loại
hình du lịch sinh thái tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long, quần thể danh thắng Yên Tử, thác Lựng Xanh (thành phố Uông Bí), thác Mơ, đầm Nhà Mạc (thị xã Quảng Yên), vùng núi Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng (huyện Hoành Bồ), rừng - hồ Yên Lập, núi Chùa Lôi (thành phố Hạ Long), rừng ngập mặn (huyện Tiên Yên), thác Khe Vằn, bãi đá thần núi Cao Ba Lanh (huyện Bình Liêu) hồ Yên Trung (thành phố Uông Bí), hồ Khe Chè, hồ Bến Châu (huyện Đông Triều), hồ Tràng Vinh, hồ Quất Đông, hồ Phềnh Hồ, hồ Mán Thí (thành phố Móng Cái), hồ - núi Chúc Bài Sơn (huyện Hải Hà), các làng quê ở Đông Triều, Quảng Yên, các bản làng ở Hoành Bồ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà… Hiện nay, loại hình du lịch này đã đƣợc Công ty cổ phần du thuyền Đông Dƣơng thể nghiệm tại làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long và làng quê Yên Đức (huyện Đông Triều). Quy mô bƣớc đầu còn nhỏ nhƣng có tính chuyên nghiệp và có sức hấp dẫn tốt đối với khách du lịch.
Du lịch biên giới - thương mại: Quảng Ninh có 3 cửa khẩu thông
thƣơng với Trung Quốc là Móng Cái (thành phố Móng Cái), Hoành Mô (huyện Bình Liêu) và Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà). Hoạt động du lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tham quan, mua sắm phát triển khá sôi động qua cửa khẩu Hoạt động du lịch tham quan, mua sắm phát triển khá sôi động qua cửa khẩu Móng Cái thu hút nhiều khách du lịch Trung Quốc và nội địa. Loại hình du lịch này thu hút hàng chục hãng lữ hành của Việt Nam và Trung Quốc tham gia. Năm cao điểm thu hút đƣợc hơn 500.000 lƣợt khách du lịch Trung Quốc. Tuy nhiên, công tác tổ chức, quản lý còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, kèm theo nhiều hành vi tiêu cực của cả 2 bên. Hiệu quả kinh tế - xã hội không cao.