Bài học kinh nghiệm về hoàn thiện môi trƣờng thu hút FDI

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44 - 47)

Nói chung để thu hút FDI một cách hiệu quả nhất, Vĩnh Phúc cần học tập những kinh nghiệm thành công cũng nhƣ không thành công của những địa phƣơng khác, cụ thể là vận dụng và phát huy những thành công, đồng thời hạn chế và khắc phục những thất bại của các địa phƣơng khác phù hợp với điều kiện của tỉnh nhà. Qua phân tích kinh nghiệm của tỉnh lân cận với Vĩnh Phúc là Đà Nẵng, Bình Dƣơng , Bắc Ninh có thể rút ra đƣợc những bài học quý báu về thu hút nƣớc ngoài.

Thứ nhất, nhanh chóng xây dựng danh mục kêu gọi đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài với chất lƣợng cao, từng dự án cần đƣợc mô tả khái quát về nội dung, sản phẩm địa điểm, khả năng thị trƣờng, dự kiến vốn đầu tƣ, thời gian triển khai dự án, đối tác trong nƣớc để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nghiên cứu các thông tin này có thể ra quyết định đầu tƣ.

Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu

tƣ, đặc biệt là việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Ủy ban nhân dân tỉnh nên ban hành quy chế về trình tự, thủ tục cấp phép cho đầu tƣ và các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tƣ sau cấp phép.

Thứ ba, gắn công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ với chƣơng trình dự án đối

tác, địa bàn cụ thể. Tỉnh cần tổ chức tốt các hoạt động kêu gọi nhà đầu tƣ nhƣ hội chợ thƣơng mại, triển lãm…để tiếp thị hình ảnh và tiềm năng của tỉnh mình. Tìm kiếm những nhà đầu tƣ tốt và phải chú trọng đến năng lực thực chất của các nhà đầu

39

tƣ, không tham nhũng dự án phi kinh tế. Tỉnh cần chủ động trong việc cử cán bộ ngoại giao đi kêu gọi đầu tƣ ở các nƣớc và nên kết hợp với các cơ quan chức năng ở nƣớc đó để có những thông tin cụ thể về các nhà đầu tƣ ở lĩnh vực mà tỉnh cần. Sở, ngành, ủy ban nhân dân phải có trách nhiệm hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triển khai. Không thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài bằng mọi giá, đối với những dự án có thể gây tác động với môi trƣờng cần xem xét kỹ khi cấp phép và nếu nhận thấy dự án không tốt thì địa phƣơng nên từ chối tiếp nhận đầu tƣ.

Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản thủ tục mở văn phòng đại diện,

mở chi nhánh của các công ty nƣớc ngoài hoạt động ở nƣớc ngoài. Thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị để nắm bắt những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp FDI, từ đó tìm ra hƣớng giải quyết.

Thứ năm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, vì nguồn nhân lực kém chất

lƣợng đặc biệt trong những ngành cần trình độ kỹ thuật cao thì sẽ trở thành điểm yếu của tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tƣ cũng nhƣ việc phân tích đánh giá hiệu quả của dự án.

Một bài học nữa đƣợc rút ra trong quá trình học tập kinh nghiệm từ các tỉnh có thành tích tốt trong việc nâng cao chỉ số PCI đó là việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, công khai hoá các thủ tục hành chính trên cổng điện tử của tỉnh, tại trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính để tổ chức, doanh nghiệp và công dân dễ dàng tìm hiểu, thực hiện và giám sát thực hiện. Chế độ “Một cửa”, “Một cửa liên thông” đƣợc áp dụng, bảo đảm thuận lợi. Qua đó, thực hiện cải cách mạnh mẽ, thủ tục hành chính, đổi mới, cải tiến lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức khi giao tiếp, giải quyết công việc cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân tại “Bộ tiếp nhận và trả kết quả”.

Ngoài những bài học rút ra từ sự thành công của các tỉnh thì một số bài học rút ra đƣợc từ sự thất bại của các tỉnh. Đó là tiến trình cải cách phải đƣợc duy trì, cải cách với chất lƣợng cao hơn, đặc biệt tăng cƣờng hơn nữa tính minh bạch và khả năng sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tƣ lớn. Đây là một kinh nghiệm xƣơng máu rút ra từ sự tụt hạng của một số tỉnh. Từ đó Vĩnh Phúc cần tránh lập lại sai lầm giống nhƣ tỉnh bạn

40

Tóm tắt chƣơng 1

Chƣơng 1 của Luận văn đã hệ thống hóa toàn bộ những vấn đề lý luận về Môi trƣờng đầu tƣ nói chung và môi trƣờng FDI nói riêng cung nhƣ làm rõ những nhân tố tác động đến môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài . Đặc biệt là mô tả, đánh giá trọng số của chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc cải thiện môi trƣờng thu hút nguồn vốn đầu tƣ FDI và nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ - tạo lập một môi trƣờng thu hút đầu tƣ tốt sẽ thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ FDI góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng .

Luận văn cũng nhấn mạnh rằng: Nguồn FDI giữ vai trò vô cùng quan trọng và đã có những tác động tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. FDI bổ sung vốn nguồn quan trọng cho đầu tƣ phát triển, góp phần phát triển lực lƣợng sản xuất và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra sự khởi sắc về kinh tế đối ngoại. FDI tham gia phát triển nguồn nhân lực, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, trên cơ sở nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ đối với các địa phƣơng trong cả nƣớc, tác giả tổng hợp, phân tích kinh nghiệm về hoàn thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ của các địa phƣơng: Bình Dƣơng, Bắc Ninh, Đà Nẵng, ngoài những bài học rút ra từ sự thành công của các tỉnh thì một số bài học rút ra đƣợc từ sự thất bại của các tỉnh, đó là tiến trình cải cách phải đƣợc duy trì, cải cách với chất lƣợng cao hơn, đặc biệt tăng cƣờng hơn nữa tính minh bạch và khả năng sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tƣ lớn. Đây là một kinh nghiệm xƣơng máu rút ra từ sự tụt hạng của một số tỉnh. Từ đó Vĩnh Phúc cần tránh lập lại sai lầm giống nhƣ tỉnh bạn để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tƣ FDI vào địa bàn tỉnh trong giai đoạn mà cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia cũng nhƣ giữa các tỉnh thành trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đang diễn ra gay gắt nhƣ hiện nay.

41

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)