Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 37 - 40)

Khác với nhiều tỉnh, Bình Dƣơng không thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tƣ, thay vào đó việc kêu gọi đầu tƣ đƣợc thực hiện thông qua hoạt động đối ngoại của tỉnh. Việc tỉnh chủ động đặt văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài cũng nhƣ việc chủ

32

động xây dựng mối quan hệ tốt với văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhiều quốc gia nhƣ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… nhằm tìm kiếm đối tác trong những lĩnh vực tỉnh cần thu hút đầu tƣ. Ông Phạm Hoàng Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dƣơng, chia sẻ: “Đã có nhiều trƣờng hợp đại diện lãnh đạo tỉnh cùng doanh nghiệp đi xúc tiến đầu tƣ, làm việc trực tiếp với đối tác để tạo niềm tin cho doanh nghiệp, đồng thời nắm đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của đối tác để kịp thời xử lý các vƣớng mắc, lo ngại khi đầu tƣ vào tỉnh”.

Tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN của tỉnh Bình Dương

Bình Dƣơng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Liên tục trong nhiều năm qua Bình Dƣơng là tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao với sự phát triển mạnh mẽ của các KCN cả về số lƣợng và chất lƣợng. Sự phát triển của các KCN và sức lan tỏa của nó đã tạo ra cho Bình Dƣơng một sức sống mới với tốc độ đô thị hóa nhanh, thu hút lao động lớn trong và ngoài tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại…

Trong những năm qua, Bình Dƣơng liên tục tạo những điều kiện thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài vào các Khu Công Nghiệp.

Cụ thể chỉ sau hơn 10 năm, Bình Dƣơng đã thu hút 1.951 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) với số vốn đăng ký đạt 13 tỷ 260 triệu USD, cùng với 9.605 doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc thành lập với tổng số vốn đăng ký 65.577 tỉ đồng. Toàn tỉnh Bình Dƣơng hiện có 28 khu công nghiệp với tổng diện tích 8.979 ha, trong đó 24 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Mục tiêu đến năm 2020, Bình Dƣơng sẽ thành lập mới 11 khu công nghiệp để nâng tổng số khu công nghiệp lên 39 với tổng diện tích khoảng gần 20 ngàn ha.

Một nét mới trong thu hút đầu tƣ phát triển của tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian gần đây chính là số dự án FDI có chiều hƣớng thiên về công nghệ cao, sản phẩm có khả năng cạnh tranh và lĩnh vực dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó, nổi bật có dự án sản xuất lốp ô tô của tập đoàn Kumho Asiana với tổng vốn 380 triệu USD, dự án khu đô thị sinh thái Mỹ Phƣớc đƣợc ký kết hợp tác giữa SP Setia Berhad (Malaysia) và Becamex corp với vốn đầu tƣ khoảng 600 triệu USD, dự án sản xuất bao bì cao cấp của tập đoàn SDG Sam cment với tổng vốn giai đoạn 1 là 140 triệu USD…

33

Thành tựu đạt được của KCN tỉnh Bình Dương.

Trong những năm qua kinh tế Bình Dƣơng tăng trƣởng rất nhanh, trở thành một trong những tỉnh, thành có nền công nghiệp (CN) phát triển mạnh nhất nƣớc. Thành công đó có đóng góp quan trọng của các khu công nghiệp (KCN) là đòn bẩy đƣa CN Bình Dƣơng đi lên.

Với tỷ trọng CN chiếm 63% trong cơ cấu kinh tế và giá trị sản xuất CN hàng năm trên 105.000 tỷ đồng, Bình Dƣơng đang trở thành một trong những tỉnh, thành CN có tốc độ tăng trƣởng cao nhất nƣớc. Theo phân tích của các nhà quản lý, yếu tố để làm nên thành công này chính là tầm nhìn của lãnh đạo tỉnh trong xây dựng các KCN tập trung làm đòn bẩy, đƣa CN của tỉnh phát triển nhanh chóng.

Bình Dƣơng đã tận dụng đƣợc lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, cùng những kinh nghiệm rút ra từ những địa phƣơng khác nên các KCN luôn thỏa mãn và tạo ấn tƣợng với các nhà đầu tƣ. Các KCN đã tạo việc làm ổn định cho hơn 250.000 lao động trong và ngoài tỉnh.

Đánh giá từ UBND tỉnh, hoạt động của các KCN Bình Dƣơng đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng tăng dần tỷ trọng CN - dịch vụ. Bên cạnh đó, vai trò của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN rất quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ cho kinh tế Bình Dƣơng. Từ KCN, nhiều công nghệ mới đã đƣợc nhập vào tỉnh nhƣ: sản xuất lốp ô tô, linh kiện ô tô, linh kiện máy tính... Nhiều sản phẩm mới với chất lƣợng đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế đã ra đời và đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc trên thế giới.

Hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư vào KCN của tỉnh Bình Dương

- Việc đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp không theo một quy hoạch thống nhất, hầu nhƣ địa phƣơng nào cũng có các khu công nghiệp với chức năng tƣơng tự nhau nên không tận dụng đƣợc những lợi thế so sánh, dẫn tới tình trạng cạnh tranh nhau gay gắt, thậm chí có tình trạng chèn lấn để thu hút đầu tƣ.

- Thiếu sự phối hợp giữa các KCN, giữa các địa phƣơng trong các vùng. Các KCN thƣờng phát triển riêng rẽ, đầu tƣ tất cả các hạng mục công trình, kể cả xây dựng các cụm dân cƣ, đầu tƣ tốn kém, giảm hiệu quả hoạt động của các KCN.

34

- Các KCN không có sẵn đất để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ do thiếu quỹ đất, mặc dù khách hàng không nhiều, trong khi quỹ đất còn nhiều nhƣng lại không khai thác đƣợc do giá đền bù giải tỏa tăng mạnh, giá san lấp mặt bằng lớn. Mặt khác giá thuê đất trong KCN khá cao.

- Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN, KCX. Các dự án đầu tƣ thu hút vào các KCN ở các địa phƣơng có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý ngƣời Việt Nam giỏi, công nhân tay nghề cao, kỷ luật lao động tết, song đa số các nơi không đáp ứng đƣợc.

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)