Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnhVĩnh Phúc đến năm 2020

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 96 - 98)

Để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra những định hƣớng phát triển là:

Một là, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lƣợng

tăng trƣởng trên cơ sở quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lƣợng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó, lấy phát triển du lịch là mũi nhọn. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.

Hai là, tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng kinh doanh, thu hút

mạnh các nguồn lực bên trong và bên ngoài đầu tƣ cho phát triển. Làm tốt công tác quy hoạch, công tác đền bù giải phóng mặt bằng; thực hiện và quản lý quy hoạch, nâng cao chất lƣợng các dự án đầu tƣ, tăng cƣờng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản; chủ động quỹ đất để triển khai các dự án đầu tƣ, tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất, dịch vụ và đời sống nhân dân.

Ba là, phát triển nhanh, mạnh về công nghiệp, hƣớng tới trở thành một trung

tâm công nghiệp lớn, coi công nghiệp là nền tảng; ƣu tiên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao và thân thiện với môi trƣờng nhằm phát triển bền vững, lấy công nghiệp, sản phẩm công nghệ cao và công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy làm mũi nhọn. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhẹ, hoá chất, hàng tiêu dùng, dƣợc phẩm, bia và nƣớc giải khát,… Hình thành hệ thống các khu công nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và thực sự trở thành động lực cho sự phát triển, đến năm 2020 có khoảng 8.000 ha diện tích đất cho phát triển các khu công nghiệp.

91

Bốn là, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tƣ phát

triển dịch vụ, đƣa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu ngân sách và tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ. Mở rộng các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ có hàm lƣợng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, nâng cao chất lƣợng hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải. Đầu tƣ hình thành các khu du lịch, vui chơi, giải trí tầm cỡ quốc gia, quốc tế, đảm bảo hài hoà giữa phát triển du lịch với quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và văn hoá.

Năm là, trong phát triển nông nghiệp, quan tâm thực hiện các chƣơng trình

phát triển nông nghiệp, nhất là các chƣơng trình thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU về phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng hiệu quả và trình độ công nghệ thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá các ngành nghề, chuyển dịch một phần lớn lực lƣợng lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm nâng cao mức sống cho nông dân. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mô hình hợp tác xã trong nông nghiệp. Xây dựng nông thôn mới theo hƣớng hiện đại, văn minh, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân vùng nông thôn

Sáu là, phát triển đô thị, đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, xây dựng Vĩnh Phúc

thành đô thị trong tƣơng lai. Xây dựng một đô thị đối trọng với thành phố Hà Nội và là cầu nối phát triển giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu giao thông quốc gia và quốc tế, có sự kết nối hợp lý hạ tầng giao thông nội tỉnh với các đƣờng giao thông quốc gia và đƣờng vành đai theo quy hoạch vùng thủ đô.

Bảy là, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá, xã hội: Tạo điều kiện thuận

lợi để hỗ trợ các xã nghèo, khó khăn phát triển kinh tế-xã hội; Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn; tiếp tục phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng gia đình văn hoá, làng văn

92

hoá, đơn vị văn hoá; phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân... Thực hiện tốt các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách đối với thƣơng binh, gia đình chính sách, ngƣời có công. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc.

Tám là, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; giải quyết

dứt điểm các vụ việc phức tạp, hạn chế khiếu tố vƣợt cấp, ngăn chặn không để các điểm phức tạp trở thành điểm nóng. Đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị.

Một phần của tài liệu Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)